Kỳ vọng gì ở Chương trình giáo dục phổ thông mới?
Hà Nội: Tổ chức biên soạn và thực hiện nội dung giáo dục địa phương | |
Công bố giá sách giáo khoa lớp 1 trước ngày 15/2/2020 | |
Hà Nội lên kế hoạch tuyển bổ sung giáo viên |
Theo quan niệm của giáo dục truyền thống, việc truyền tải kiến thức được coi là trọng yếu và giáo viên là người đứng ở vị trí trung tâm của việc giảng dạy. (Ảnh: P.T) |
Bắt nhịp với xu hướng mới
Theo quan niệm của giáo dục truyền thống, việc truyền tải kiến thức được coi là trọng yếu. Giáo viên là người đứng ở vị trí trung tâm của việc giảng dạy. Giáo viên sẽ là người cung cấp, học sinh, sinh viên là những người thụ động hấp thu kiến thức. Cách làm ấy đã có hàng trăm năm nay mà chưa hề thay đổi. Tuy nhiên, giờ đây, giáo dục trong nước đang đứng trước một thách thức, đòi hỏi thay đổi toàn diện.
Cần phải khẳng định, mục đích đổi mới chương trình GDPT mới là hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Theo đó, học sinh cần tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập; được tìm tòi, khám phá; được làm việc độc lập, hợp tác, trao đổi theo nhóm hay lớp, trong đó các em được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.
Bên cạnh đó, học sinh được tạo cơ hội bộc lộ, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển. Dạy học hướng tới đáp ứng nhu cầu phát triển của từng cá nhân học sinh được chú trọng.
Chẳng hạn, theo chương trình GDPT mới, học sinh tiểu học sẽ học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút. Mục tiêu của hoạt động dạy học 2 buổi/ngày là tăng cường giáo dục toàn diện năng lực, phẩm chất, kĩ năng cho học sinh, đáp ứng yêu cầu quản lý và giáo dục học sinh của gia đình, xã hội. So với chương trình GDPT hiện hành, chương trình mới ít môn học hơn do thực hiện chủ trương tích hợp cao ở các lớp dưới, nhưng có thêm 2 môn là Ngoại ngữ, Tin học và Công nghệ.
Ngoài ra, trong chương trình GDPT mới, việc đánh giá học sinh dựa trên phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và chương trình môn học, hoạt động giáo dục, chứ không phụ thuộc vào nội dung kiến thức trong sách giáo khoa. Do vậy, kiến thức trong sách giáo khoa chỉ là tài liệu dạy học để hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh. Ví dụ, đánh giá học sinh lớp 1 khi kết thúc học kỳ 1 về môn Tiếng Việt thì giáo viên sẽ yêu cầu học sinh đọc được 30 tiếng/phút...
Bắt nhịp với xu hướng mới đã và đang là mục tiêu hướng đến của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Tuy nhiên, song hành với sự đổi mới hiện vẫn đang tồn tại những khó khăn nhất định. Chẳng hạn, thiếu phòng học cũng là thách thức đối với các thành phố lớn hoặc ở nơi tập trung quá nhiều khu công nghiệp. Ngoài ra, đến thời điểm này phần lớn giáo viên vẫn đang lúng túng vì thời gian triển khai đã cận kề nhưng chưa biết sẽ dạy bộ sách giáo khoa mới nào?
Trong khi đó, khi áp dụng chương trình GDPT mới, các môn như: Tin học (ở cấp tiểu học); Âm nhạc, Mỹ thuật (ở cấp Trung học phổ thông) sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm giáo viên. Lấy ví dụ, cấp Trung học phổ thông sẽ dạy Âm nhạc, Mỹ thuật, mỗi môn có 2 tiết/lớp nhưng hiện chưa có giáo viên dạy các môn học này. Trong khi cả nước có tới 2.834 trường Trung học phổ thông, nếu tính đơn giản mỗi trường cần 1 giáo viên/môn thì số lượng tuyển mới sẽ cần đến gần 6.000 giáo viên.
Chuẩn hóa đội ngũ
Quanh chương trình GDPT mới, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ từng chia sẻ: Giáo viên là người trực tiếp tạo ra sản phẩm giáo dục nên nếu tinh thần đổi mới chỉ đi từ Bộ GD&ĐT đến các Sở/Phòng GD&ĐT, các hiệu trưởng trường phổ thông mà không tới được các giáo viên thì sự đổi mới sẽ không thể thành công. Nếu giáo viên không triển khai đổi mới thì tất cả ý tưởng và giải pháp mà Bộ, Sở/Phòng đề ra cho một nền giáo dục mới theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học sẽ không hiệu quả…
Có thể khẳng định, để đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT, giáo viên phải có những vai trò chủ yếu. Trong đó, giáo viên phải thể hiện được ở vai trò là nhà giáo dục. Bởi giáo viên gánh vác việc trang bị cho học sinh kiến thức, cách học để học sinh không ngừng phát triển nhận thức, trí tuệ, có thế giới quan khoa học. Đồng thời, tạo ra những cơ hội hoạt động và giao lưu trong đời sống lớp học, nhà trường và trong cộng đồng để xây dựng sức khỏe thể chất và tinh thần, những xúc cảm và kỹ năng cần thiết, cơ bản cho nhân sinh quan và thế giới quan.
Ngoài ra, giáo viên cũng chính là người nghiên cứu và giải quyết những vấn đề của thực tiễn giáo dục. Nói cách khác, giáo viên là người lao động sáng tạo, xây dựng những kiến thức mới về nghề trên cơ sở quan sát, phân tích, suy ngẫm và tổng kết những kinh nghiệm từ thực tiễn giáo dục và hoạt động nghề nghiệp của bản thân và tập thể sư phạm của nhà trường…
Giữ vai trò quan trọng song theo TS Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội), số đông nhà giáo chưa thể hiện được đặc trưng nghề nghiệp. Chưa kể nhiều thầy cô còn mắc bệnh nghề nghiệp như chạy theo lý thuyết kinh điển, bám vào trí thức có sẵn trong sách giáo khoa, không gắn với thực tiễn đời sống.
Rõ ràng, những băn khoăn của Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội hoàn toàn có cơ sở bởi trong môi trường giáo dục mới, vai trò truyền thụ kiến thức một cách thụ động của người thầy sẽ giảm đi. Người thầy sẽ phải làm tốt hơn vai trò của một người hướng dẫn các quá trình tìm kiếm tri thức, gợi mở những con đường phát hiện tri thức, qua đó trau dồi khả năng độc lập tư duy và sáng tạo cho người học.
Đặc biệt, giáo viên không chỉ đóng vai trò truyền đạt tri thức mà còn phải phát triển cảm xúc, thái độ, hành vi, bảo đảm cho người học làm chủ tri thức, biết vận dụng tri thức vào cuộc sống
Đổi mới đào tạo giáo viên đáp ứng chương trình GDPT mới là vấn đề cần triển khai ngay trong thời điểm hiện nay. Cuối tháng 10 vừa qua, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức đợt 1 khoá bồi dưỡng chương trình GDPT mới cho 1.870 giáo viên cốt cán của 10 tỉnh thành phía Bắc. Đây là một trong nhiều lớp đã được 8 trường đại học sư phạm trọng điểm triển khai trên cả nước với mục tiêu tập huấn cho 28.000 giáo viên cốt cán các trường phổ thông. Nội dung của khoá bồi dưỡng, ngoài giới thiệu chương trình tổng thể, chương trình các môn học của chương trình GDPT mới, giáo viên cốt cán còn được tập trung tìm hiểu, hướng dẫn những phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Tham dự khoá bồi dưỡng này, các giáo viên cốt cán ngoài tích luỹ các bài học và kinh nghiệm cho bản thân còn có nhiệm vụ trở về địa phương để hướng dẫn giáo viên đại trà cùng triển khai tốt chương trình GDPT mới. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Tin khác
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08
Hà Nội chính thức có thêm 2 trường THPT chuyên
Giáo dục 15/01/2025 14:58