-->

Ký ức khó quên của một cựu tù chính trị Hỏa Lò

Hằng năm, cứ đến tháng 8 mùa thu, trong tâm trí những người đã trải qua 2 cuộc kháng chiến của dân tộc lại trào dâng biết bao kỷ niệm. Với ông Dương Tự Minh - cựu tù chính trị Hỏa Lò, một người đã sinh ra và lớn lên ở giữa lòng Thủ đô yêu dấu - thì hình ảnh những ngày tháng hào hùng càng không thể phai mờ.
tin nhap 20160901101042 Trung tướng Nguyễn Quốc Thước và những hồi ức về Tết Độc lập

Tự hào về truyền thống gia đình cách mạng

Trong căn nhà nhỏ ở gác 2 trên phố Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm - Hà Nội), mặc dù đã ngoài tuổi 80, ông Dương Tự Minh vẫn nhớ như in những ký ức tự hào về truyền thống gia đình.

Cha ông Minh là giáo sư, liệt sĩ Dương Quảng Hàm, nhà nghiên cứu văn học, từng làm Hiệu trưởng Trường Bưởi - Chu Văn An. Chị gái ông, bà Dương Thị Thoa (tức GS Lê Thi) - đại diện Phụ nữ cứu quốc Thủ đô được vinh dự kéo lá cờ đỏ sao vàng trong Lễ Tuyên ngôn Độc lập ngày 2.9.1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử. Anh cả ông Minh là bác sĩ Dương Bá Bành, đi Nam tiến và có nhiều đóng góp cho cách mạng. Các anh, chị của ông đều tham gia các cơ quan, đoàn thể của Việt Minh. Ông Minh là con út, cũng tham gia Nhi đồng cứu quốc, cùng các bạn đồng trang lứa mặc đồng phục, đeo súng gỗ, kéo ra quanh hồ Hoàn Kiếm vui Tết Trung thu độc lập đầu tiên có Bác Hồ cùng tham dự.

tin nhap 20160901101042
Ông Dương Tự Minh (bên trái ảnh) trong Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tập thể chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày tại nhà lao Hỏa Lò.

Nhưng rồi, thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Toàn quốc kháng chiến, Hà Nội lại chìm trong khói lửa. Giáo sư Dương Quảng Hàm bị địch bắn chết. Các anh, chị của ông Minh đều công tác ở vùng kháng chiến. Mẹ ông Minh đưa ông và chị gái Dương Thị Cương về Hà Nội với nhiệm vụ làm cơ sở nuôi dưỡng cán bộ kháng chiến nội thành. Lúc Trường Chu Văn An mở lại, ông Minh vào học lớp đệ nhất (tương đương lớp 6 bây giờ).

Ông Minh tâm sự: “Vào trường, tôi mới nghiệm thấy, hầu như bạn bè trong lớp ai cũng nhớ đến những tháng ngày sôi nổi sau Cách mạng tháng Tám, ai cũng hướng về vùng kháng chiến dưới sự lãnh đạo của vị Cha già dân tộc Hồ Chí Minh. Với 2 chị em chúng tôi, lúc đó, kháng chiến là điều vô cùng cao cả, chúng tôi coi cuộc sống trong vùng địch tạm chiếm chỉ là “sống tạm”, để khi trưởng thành, sẽ sát cánh cùng các anh, chị trong gia đình tham gia kháng chiến”.

Ông Minh vẫn còn nhớ những lúc chị em ông ghé sát tai vào chiếc radio (thường bị địch phá sóng) để nghe tin tức. Mặc dù rất khó nghe, nhưng hai chị em vẫn nhận ra giọng của chị cả Dương Thị Ngân - phát thanh viên của Đài Tiếng nói Việt Nam trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Cũng từ cái nôi gia đình cách mạng, hai chị em ông Minh đã tham gia tổ chức học sinh kháng chiến do Thành đoàn thanh niên cứu quốc Hà Nội lãnh đạo. Công việc chính là tổ chức Hiệu đoàn học sinh kháng chiến các trường ra báo bí mật, rải truyền đơn, treo cờ, tuyên truyền cho kháng chiến…

Những ngày tháng khó quên trong nhà tù Hỏa Lò

Năm 1950, đoàn học sinh kháng chiến Hà Nội rầm rộ tổ chức bãi khóa phản đối địch bắt anh Phạm Hướng và 2 học sinh trường Chu Văn An. Tiếp đó là các cuộc diễu hành kéo đến Nhà thờ Lớn và chùa Quán Sứ làm lễ cầu siêu cho học sinh Trần Văn Ơn bị địch sát hại ở Sài Gòn. Phong trào thu hút tất cả học sinh các trường tham gia, trong đó có cả con em công chức cao cấp và tướng tá ngụy, kể cả con của Thị trưởng Hà Nội, nên đã khiến cho kẻ địch không dám đàn áp thẳng tay.

tin nhap 20160901101042
Di tích Hỏa Lò hiện nay.

Hè 1950, địch tiếp tục bắt bớ nhiều học sinh, trong đó có chị em ông Minh. Sau khi được thả, họ tiếp tục hoạt động kháng chiến. Cuối năm 1952, ông Minh bị địch bắt lần thứ 2. Lần này, những ký ức của một học sinh kháng chiến bị giam ở nhà tù Hỏa Lò mới thực sự trở thành kỷ niệm không bao giờ quên với ông.

Ông Minh hồi nhớ: “Tối đầu tiên trong trại giam, tôi rất ngạc nhiên khi thấy cảnh sinh hoạt ở đây. Trại giam có rất đông tù nhân. Tôi ở trong một buồng lớn dài dằng dặc, 2 bên có bệ xi măng cho tù nhân nằm. Các tù nhân chia thành từng nhóm ngồi chuyện trò. Bỗng một người ngâm thơ rất to: “Ai đem ta đến chốn này/Bên kia xiềng xích, bên này xà lim”. Tôi không biết câu thơ đó xuất xứ từ đâu, nhưng lúc đó nghe thật hay. Những câu thơ hàm ý chửi bọn thực dân xâm lược”.

Đêm giao thừa Tết Quý Tỵ 1953, trong trại giam, các tù nhân bày bàn thờ Tổ quốc, có hoa đào giấy, có cờ đỏ sao vàng và chân dung Hồ Chủ Tịch do tù nhân tự họa - đã được bí mật chuẩn bị, cất giấu trước đó. Sáng mùng 1 Tết, lãnh đạo các trại tổ chức thi kéo co, đấu cờ tướng, biểu diễn văn nghệ… Quần áo diễn viên đóng vai Táo quân và Ngọc Hoàng rất đẹp, màu sắc rực rỡ, dù chỉ làm bằng giấy báo bôi màu xanh đỏ. Cánh giám thị tây, ta đều đứng xem. Bọn chúng hầu như không hiểu, hoặc có hiểu cũng không thể bắt bẻ những câu nói ẩn ý của anh em tù kháng chiến về mong ước độc lập, tự do và những câu chửi khéo bọn thực dân. Ông Minh thích thú được hòa mình trong các cuộc đấu tranh sôi động đó và quên cả buồn khổ vì phải ăn Tết trong tù.

Nhóm ông Minh không phải là những học sinh Hà Nội đầu tiên bị giam ở nhà tù Hỏa Lò. Ông Minh cho biết, vào năm 1947, các anh Đỗ Tràng Trọng, Đỗ Quang Trung (mới 12 tuổi) đã bị bắt giam vào Hỏa Lò khi tham gia Đội thiếu niên Bát Sắt. Ở lứa tuổi trưởng thành, nhiều học sinh Hà Nội đã hy sinh oanh liệt. Liệt sĩ Phạm Hướng (bí danh Tư Koóng, người có công xây dựng phong trào học sinh kháng chiến từ những năm đầu 1948) bị địch bắt giam ở Sở Mật thám và Hỏa Lò. Trong các trại giam đó, mặc dù bị tra tấn cực kỳ dã man, anh vẫn luôn lạc quan yêu đời. Anh bị chúng đánh đến mức phải nằm liệt mà vẫn tổ chức các lớp giảng về lịch sử dân tộc và chính trị cho các bạn tù. Sau này, anh Hướng bị đầy ra Côn Đảo và đã hy sinh khi vượt biển trốn về đất liền…

Sau gần một năm bị giam giữ, nhóm của ông Minh được “tại ngoại hậu cứu” (tạm tha chờ ngày xét xử, nhưng hằng tháng phải trình diện cơ quan kiểm soát của địch). Quá bất ngờ, ông Minh chỉ kịp nói vài lời tạm biệt với các bạn tù ở lại. Ra khỏi tù, cả nhóm vẫn thấy ngỡ ngàng.

Trong căn nhà nhỏ ở gác 2 trên phố Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm - Hà Nội), mặc dù đã ngoài tuổi 80, ông Dương Tự Minh vẫn nhớ như in những ký ức tự hào về truyền thống gia đình.

Nhưng đúng với tính chất “tiểu tư sản học sinh”, bỏ qua nguyên tắc bí mật, nhóm được tại ngoại rủ nhau đi chụp ảnh kỷ niệm ngày ra tù. Sau bức ảnh có đề một bài thơ của một bạn tù sáng tác: “Cánh cửa đề lao khép lại rồi/Nắng chiều cuốn lấy bước chân vui/Ba mươi sáu phố e còn hẹp/Ta thấy lòng ta vẫn ngậm ngùi”. Đúng là chỉ quanh quẩn với 36 phố phường Hà Nội thì hẹp thật. Chỉ thời gian ngắn sau đó, ông Minh liên lạc lại với tổ chức Đoàn và trốn ra vùng tự do.

Nhiều năm đã trôi qua. Trước khi phần lớn khu vực Hỏa Lò bị phá dỡ để nhường chỗ cho một tòa cao ốc, ông Minh được Ban Liên lạc nhà tù Hỏa Lò tổ chức đi thăm lại nơi từng giam giữ mình. Đứng trước cái bể tròn giữa sân và những cây bàng lá rụng khẳng khiu, ông Minh dội nhớ về những người bạn tù ngày xưa nhiều người nay đã mất và nhiều người không biết phiêu bạt nơi nào…

“Đây là nơi mà bọn thực dân xây dựng để giam cầm những chiến sĩ cách mạng, nên tôi vô cùng luyến tiếc những cảnh tượng cũ gắn liền với những kỷ niệm hoạt động cách mạng thời trai trẻ. Chỉ đến khi nhà bảo tàng được thành lập trên khu đất còn lại, tôi mới rất mừng vì những chiến công đầy xương máu của các đồng đội đã hy sinh oanh liệt tại đây, nay đã được ghi lại cho thế hệ mai sau” - ông Minh tâm sự.

Hoàng Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2

Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2

Các địa phương hoàn thiện sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, cấp huyện đồng bộ với sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ (công bố các quyết định liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy trong thời gian từ 18 - 20/2).
Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Chiều nay (23/1), Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh

(LĐTĐ) Sáng 23/1, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch nước và trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII. Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và trao Huân chương Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 23/1, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Ngày 23/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã dâng hương tưởng niệm các vị tiền bối cách mạng và các Anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội).
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

(LĐTĐ) Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết

“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết

(LĐTĐ) “Đến hẹn lại lên”, cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày 23/1/2025 (tức 24 tháng Chạp) người dân và phương tiện lần lượt rời Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) để về quê đón Tết, khiến khu vực cửa ngõ thành phố kẹt cứng. Hàng nghìn người và phương tiện chen chân, mệt mỏi, xếp thành hàng dài trên các quốc lộ, cao tốc, đường dẫn lên cao tốc. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô trong sáng ngày 23/1.
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình

(LĐTĐ) Ngày 22/1, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Xem thêm
Phiên bản di động