-->

Ký ức hào hùng về ngày tiếp quản Thủ đô

Cách đây 65 năm, vào ngày 10/10/1954, từ năm cửa ô, bộ đội Việt Nam đã tiến về để giải phóng và tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Hơn sáu thập kỷ đã qua, nhưng trong trí nhớ của nghệ sĩ ưu tú Đức Lưu, ký ức hào hùng của những ngày tháng Mười lịch sử ấy vẫn còn vang vọng mãi. Đó là hình ảnh từng đoàn quân “trùng trùng điệp điệp” tiến về Hà Nội, khắp nơi tràn ngập hoa và cờ đỏ sao vàng, quang cảnh như chỉ có trong giấc mơ...
ky uc hao hung ve ngay tiep quan thu do 65 năm vang vọng Lời kêu gọi của Bác Hồ kính yêu
ky uc hao hung ve ngay tiep quan thu do Ra quân chỉnh trang các tuyến phố chào mừng 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
ky uc hao hung ve ngay tiep quan thu do Sống lại không khí hào hùng ngày tiếp quản Thủ đô năm 1954

Những ký ức không quên

Phải khó khăn lắm chúng tôi mới có thể sắp xếp được cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với nghệ sĩ Đức Lưu, bởi trong những ngày tháng 10 này, bà đang tất bật với những cuộc gặp gỡ, hội họp cùng đồng đội, ôn luyện về những kí ức về Ngày giải phóng Thủ đô.

ky uc hao hung ve ngay tiep quan thu do
Nghệ sĩ ưu tú Đức Lưu

Nghệ sĩ Đức Lưu quê ở Ba Vì (Hà Nội), ngay từ khi còn ít tuổi, bà đã thoát ly gia đình vào bộ đội. May mắn có mặt trong đoàn quân tiếp quản Thủ đô, cô gái 15 tuổi khi ấy nay đã ở tuổi 80, thế nhưng mỗi khi nhắc đến kí ức về ngày giải phóng Thủ đô, bà vẫn không giấu nổi niềm xúc động nghẹn ngào.

Xuất thân trong một gia đình trí thức cách mạng, nghệ sĩ Đức Lưu được thừa hưởng tinh thần yêu nước từ truyền thống gia đình. Ngay từ khi còn là cô gái 14, 15 tuổi, bà đã xung phong vào bộ đội, phục vụ thương bệnh binh trong Trung đoàn 151, Bộ Tư lệnh Công binh, đóng quân ở trạm tiền tiêu, ngay sát chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nghệ sĩ ưu tú Đức Lưu tên thật là Nguyễn Thị Đức Lưu. Bà là một diễn viên thuộc thế hệ đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Trong cuộc đời diễn xuất, nghệ sĩ Đức Lưu chỉ dừng ở hai vai diễn cách nhau 22 năm. Đó là vai Mận trong phim “Cô gái công trường”- bộ phim thứ 3 của lịch sử điện ảnh Việt Nam và vai Thị Nở trong phim “Làng Vũ Đại ngày ấy” của đạo diễn Phạm Văn Khoa.

Có thể nói, vai diễn Thị Nở đã khiến tên tuổi của nghệ sĩ ưu tú Đức Lưu ghi dấu ấn đậm nét trong lòng khán giả Việt Nam. Mỗi khi nhắc đến Thị Nở, người ta đều nhớ ngay đến hình ảnh mà bà thủ vai trong bộ phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”.

Những ngày đầu phục vụ các chiến sĩ từ chuyện băng bó vết thương, chăm sóc bệnh binh cho đến nấu ăn phục vụ các chiến sĩ, bà cũng đều rất tận tâm. Nghệ sĩ Đức Lưu chia sẻ, trong cuộc đời “chiến sĩ” của mình, bà nhớ nhất là thời điểm quân và dân ta chiến thắng Điện Biên Phủ và lần hành quân về tiếp quản Thủ đô.

“Tôi may mắn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào những sự kiện lịch sử của dân tộc. Đối với tôi, những thời khắc ấy sẽ không bao giờ quên”- nghệ sĩ chia sẻ.

Ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tình hình kháng chiến ngày càng sôi sục, tinh thần quyết chiến của bộ đội ta ngày càng dâng cao. Tháng 10/1954, nhận được lệnh về Hà Nội tiếp quản Thủ đô, quân và dân ta vô cùng vui mừng, ai nấy đều tràn đầy khí thế.

Nghệ sĩ Đức Lưu nhớ lại, thời điểm ấy trong lòng bà dâng lên một niềm xúc động không tên, vừa hồi hộp, vừa mong chờ. Cô thiếu nữ 15 tuổi khi ấy đã kịp nhận thức được tình cảm thiêng liêng đối với Tổ quốc và niềm vinh dự, tự hào khi được đứng trong đội quân tiếp quản Thủ đô.

Mặc dù năm nay đã 80 tuổi, khi nhắc về những ký ức xưa cũ, nghệ sĩ Đức Lưu thi thoảng chau mày hình dung lại, rồi kể vanh vách: “Tôi nhớ khi ấy là đầu tháng 10, tôi đi theo đoàn quân xuất phát từ Điện Biên Phủ trở về Hà Nội. Để tránh sự chống phá của địch, cứ ban ngày chúng tôi vào nhà dân nghỉ, ban đêm lại tiếp tục hành quân. Tôi nhớ lắm, bởi bộ đội đi đến đâu cũng nhận được sự chào đón, ủng hộ của của nhân dân”.

Cuộc hành quân về Hà Nội kéo dài hàng tuần nhưng chỉ cần nghĩ đến việc chạm chân vào mảnh đất Thủ đô, các chiến sĩ bộ đội ta đều quên hết mệt nhọc. “Trước ngày mùng 10, đoàn quân chúng tôi đã về đến Hà Nội và đóng quân tại Xuân La, ngay hồ Tây. Tại đây, chúng tôi được chủ nhà tiếp đón vô cùng nhiệt tình. Tôi nhớ nhất là kỷ niệm, bà chủ nhà có duy nhất con gà, bà mang làm thịt tiếp đón bộ đội. Vì ít quá, nên thịt gà được băm thật nhỏ, rang thật mặn, chia thật đều cho tất cả chiến sĩ. Chúng tôi vừa ăn vừa rớt nước mắt, chỉ thế thôi là đủ hiểu, nhân dân ta đồng lòng, chung sức đến nhường nào”.

Nhớ về ngày giải phóng

Nghệ sĩ Đức Lưu nói rằng, bà đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, nên trí nhớ có thể lúc nhớ lúc quên, nhưng bà vẫn còn nhớ đúng ngày 10/10/1954, đoàn quân của bà tiến vào tiếp quản Thủ đô theo cửa Ô Thanh Bảo (quen gọi là Ô Cầu Giấy) ở chỗ phố Kim Mã giao với phố Sơn Tây.

Đoàn đi qua các đường Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang… đến 9 giờ 45 phút thì vào đóng trong “Thành cổ Hà Nội” bằng Cửa Đông. Bà chia sẻ: “Chúng tôi đi đến đâu, người dân mang hoa, mang cờ ra chào đón. Thậm chí, có người khi nhìn thấy những cô gái nhỏ nhắn, tóc dài chạm mông, khoác trên mình bộ quân phục cũng phải thốt lên: Bộ đội đàn bà, rồi reo hò cổ vũ”

Đặc biệt, bà nhớ nhất là Lễ chào Cờ lịch sử diễn ra cùng ngày tại sân vận động Cột Cờ. Hôm đấy, trời thu Hà Nội xanh ngắt, lá Cờ chiến thắng của Tổ quốc tung bay trên đỉnh Cột Cờ, các đơn vị tham dự lễ chào cờ tập hợp thành khối vuông nghiêm chỉnh. Hàng đầu là đội hình bộ binh, đứng sau là đội hình cơ giới và pháo binh xếp hàng ngang thẳng tắp, xe pháo nghiêm chỉnh, pháo thủ và bộ binh cơ giới đứng nghiêm trên xe.

Xung quanh sân vận động, nhân dân các khu phố kéo đến đông nghịt đứng vòng trong vòng ngoài chật ních cả đường Hoàng Diệu và đường Cột Cờ (nay là đường Điện Biên Phủ). Khi còi Nhà hát Lớn nổi lên một hồi dài, người dân hướng về Cột Cờ.

Chủ thể lễ chào cờ hôm ấy là Tướng Vương Thừa Vũ - Tư lệnh Đại đoàn 308, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Thành phố và bác sĩ Trần Duy Hưng - Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính. Mọi người kính cẩn nhìn lên lá Quốc Kỳ đang tung bay trên đỉnh Cột Cờ cao ngất, ai nấy đều dung dung xúc động. Tiếng nhạc vừa dứt, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chủ tịch Ủy ban Quận chính thành phố Hà Nội bước ra trước máy phóng thanh trân trọng đọc “Lời kêu gọi” của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô.

Nghệ sĩ nói rằng, cho đến nay trong trí nhớ của bà vẫn tồn tại như một miền ký ức không quên, đó chính là lời kêu gọi của Bác Hồ gửi đến người dân Thủ đô. Mở đầu lời kêu gọi, Bác viết: “8 năm qua, Chính phủ đã phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhưng lòng Chính phủ luôn gần cạnh đồng bào. Ngày nay do nhân dân ta đoàn kết nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, hòa bình đã thắng lợi, Chính phủ ta lại trở về Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng khôn xiết”.

Bác hỏi thăm thân mật đồng bào rồi căn dặn: “Sau cuộc biến đổi lớn, việc khôi phục lại đời sống bình thường sẽ phức tạp, khó khăn. Nhưng Chính phủ cố gắng quyết tâm, toàn thể đồng bào Hà Nội đồng tâm nhất trí góp sức với Chính phủ thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua mọi khó khăn và đạt được mục đích chung làm cho Hà Nội thành một Thủ đô yên ổn, vui tươi và phồn thịnh”.

Bà nhớ nhớ lại: “Nghe lời dặn dò của Bác khi ấy, tôi lặng lẽ khóc, những giọt nước mắt vừa vui mừng, vừa xúc động. Hà Nội thân yêu, Hà Nội trái tim của cả nước nay đã được giải phóng. Thật tự hào biết bao.

Cũng chính trong giây phút đó, một ý nghĩ thoáng qua trong đầu tôi, tôi phải làm gì đó để lưu lại khoảng khắc đáng nhớ này. Sau khi kết thúc buổi lễ, tôi cùng một số đồng chí đã dắt nhau lên Hồ Gươm, chọn một hiệu ảnh thật to để chụp ảnh. Bức ảnh về cô thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp với bộ quân phục và chiếc mũ lưới cho đến nay vẫn được tôi lưu giữ và xem như báu vật”.

Năm tháng đã qua đi, Hà Nội ngày nay đã thay đổi rất nhiều, thế nhưng trong con mắt của nghệ sĩ Đức Lưu, Hà Nội vẫn trẻ trung, vẫn tươi đẹp và đặc biệt vẫn nhiều dấu ấn khó phai mờ. “Nhìn lại quá trình phát triển của Thành phố từ mốc son rực rỡ này, càng thấy rõ điểm tựa để Hà Nội phát triển như hôm nay chính là tinh thần đoàn kết, là ý chí quật cường không bao giờ lùi bước trước khó khăn của các thế hệ cán bộ, nhân dân Thủ đô Hà Nội”- bà chia sẻ.

Kim Tiến

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Tham gia thi đấu tại Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, các cầu thủ đánh giá đây là một sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân.
Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Huyện Ba Vì thông tin, nhằm phục vụ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 - Giai đoạn 1 (đoạn qua thị trấn Tây Đằng), đơn vị sẽ tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông. Đáng chú ý, nhiều phương tiện lưu thông qua Quốc lộ 32 sẽ phải thay đổi lộ trình.
Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/9/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tiêu chí đầu tiên để bố trí cán bộ là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác. Trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn - tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.

Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

Nhằm phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND thành phố Hà Nội là quyết định nghiên cứu quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực xung quanh hồ theo hướng tăng cường không gian mở, phục vụ cộng đồng, vấn đề này đang nhận được những ý kiến tán đồng cao của các chuyên gia đô thị, cũng như người dân.
HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

Sáng 28/2, HĐND huyện Hoài Đức khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, Kỳ họp chuyên đề để xem xét và quyết nghị một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Hoài Đức.
Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội được biết tới là một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên nét truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những mái đình, cổng làng, cây đa, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét.
Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Dưới bàn tay thoăn thoắt khéo léo của người nghệ nhân, những cục bột màu sắc dần hiện lên thành những con giống với hình thù xinh xắn, đa dạng: đây Tôn Ngộ Không, đây Siêu nhân Gao, có cả những nhân vật rất “bắt trend” như chuột lang nước Capybara, công chúa Disney,... Những đứa trẻ tò mò, thán phục vây xung quanh ngắm nhìn người nghệ nhân tạo những nhân vật chúng yêu thích. Nhìn khung cảnh vui vẻ, nhộn nhịp ấy, đâu ai nghĩ rằng đã một khoảng thời gian nghề tò he truyền thống tưởng như đứt đoạn.
Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, mới đây, huyện Ứng Hòa đã tổ chức gặp mặt, động viên, tặng quà tân binh chuẩn bị nhập ngũ năm 2025 và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu.
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Xem thêm
Phiên bản di động