Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh hoạ sĩ Nguyễn Văn Tỵ
![]() | Bức graffiti đẹp nhất Hà Nội |
![]() | “Cuộc chơi” của tình bạn đầy thi vị |
![]() | Triển lãm "60 năm minh họa Văn nghệ Quân đội": Cuộc “duyệt binh” hùng hậu |
![]() |
Tác phẩm "Nhà tranh gốc mít" (sơn mài, sáng tác năm 1958) của họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ. |
Năm 1936, ông Nguyễn Văn Tỵ thi đỗ, học khoá 11 (1936 - 1941) Trường Mỹ thuật Đông Dương cùng với các hoạ sĩ Hoàng Tích Chù, Nguyễn Tiến Chung, Bùi Trang Chước, Trần Văn Lắm... Ngay trong thời gian học tập, ông đã có nhiều tác phẩm dự các triển lãm lớn ở trong nước và quốc tế. Năm 1941, ông tốt nghiệp hạng ưu với 3 tác phẩm: “Vịnh Hạ Long” (sơn mài), “Hội đền Chèm” (sơn mài), “Trăng lên” (khắc gỗ).
Tháng 11/1942, họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ triển lãm riêng lần đầu tại trụ sở của nhóm FARTA và tiếp đó, tham gia triển lãm ở Nhật Bản, dự triển lãm nhóm FARTA, rồi về làm trang trí sân khấu với Đoàn kịch Thế Lữ ở Hà Nội. Năm 1945, ông làm Uỷ viên BCH Hội Văn hoá Cứu quốc. Cuối năm 1946, ông tham gia tổ chức và giảng dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam rồi đi vẽ ở mặt trận Nam tiến. Sau Ngày Toàn quốc kháng chiến năm 1947, ông được cử làm Uỷ viên chấp hành Văn hoá kháng chiến Thanh Hoá và Liên khu 4; tham gia viết báo, biên tập tập san, vẽ tranh cổ động, trang trí sân khấu - hoá trang cho đoàn kịch kháng chiến; tổ chức Xưởng hoạ Liên khu 4, giảng dạy tại phân trường Mỹ thuật Liên khu 4, đi thực tế sáng tác ở nhiều nơi.
![]() |
Tranh sơn mài "Bắc Nam một nhà" được họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ sáng tác năm 1961. |
Hoà bình lập lại 1954, ông về Hà Nội, tham gia BTC triển lãm mừng Thủ đô giải phóng do Hội Văn nghệ Việt Nam tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội, rồi sau đó, về công tác tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, tham gia hoạt động ở Hội Văn nghệ Việt Nam và Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, ông đã có nhiều chuyến đi thực tế sáng tác tại nhiều vùng miền của đất nước và qua đó, nhiều tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ đã góp mặt tại các triển lãm ở trong nước và quốc tế, được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lưu trữ
Bên cạnh đó, họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ còn tham gia đào tạo nhiều thế hệ hoạ sĩ - từ viết giáo trình tới giảng dạy trực tiếp. Thời gian 1956 - 1970, ông là giảng viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, tham gia giảng dạy từ khoá đầu tiên mang tên Tô Ngọc Vân, đến các khoá đại học mỹ thuật sau này, tham gia nhiều tổ chức văn hoá.
Trong sự nghiệp nghệ thuật, hoạ sĩ Nguyễn Văn Tỵ đã nhận được nhiều giải thưởng lớn như: Huy chương Vàng Triển lãm SEDEAI năm 1937, Huy chương ngoại hạng Triển lãm SEDEAI năm 1939, Huy chương Bạc Triển lãm quốc tế đồ hoạ Leipzig 1965, Huy chương Đồng Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1995. Ông đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 2) cho các tác phẩm: “Nhà tranh gốc mít” (sơn mài - 1958), “Du kích Bắc Sơn” (sơn mài - 1958), “Buồm Cửa Hàn, lưới Cửa Hội” (sơn mài - 1960), “Bắc Nam thống nhất” (sơn mài - 1961), “Phong cảnh” (sơn mài - 1991).
Cuộc sống của họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ rất bình dị. Ông mất ngày 19/1/1992 tại Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Ford Việt Nam chính thức ra mắt Ford Everest Sport phiên bản đặc biệt

Đề xuất tăng mức hình phạt tù liên quan đến tội phạm ma túy

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao
Tin khác

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm
Văn hóa 22/04/2025 06:44

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng
Văn hóa 21/04/2025 18:37

Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần
Văn hóa 21/04/2025 17:42

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại
Văn hóa 18/04/2025 22:58

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Văn hóa 18/04/2025 22:35

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số
Văn hóa 18/04/2025 22:20

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa 18/04/2025 19:00

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa
Văn hóa 18/04/2025 18:46

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai
Văn hóa 17/04/2025 11:41

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành
Văn hóa 16/04/2025 19:13