Kỳ cuối: Xây dựng văn hoá trong Đảng từ những đảng viên văn hoá
Người đảng viên là tấm gương thực hành văn hoá
Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, cùng với sự đổi mới trong tư duy kinh tế và chính trị, Đảng ta cũng đã có những đổi mới quan trọng trong tư duy lý luận về vai trò của văn hóa trong chính trị và kinh tế. Khẳng định vai trò của văn hóa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI xác định: "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội".
Đây là đổi mới nhận thức sâu sắc của Đảng về mối quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong chính trị và kinh tế. Từ chỗ nhấn mạnh xây dựng văn hóa trong cộng đồng, Đảng ta nhấn mạnh đến phát huy vai trò của văn hóa với nhiệm vụ phát triển kinh tế và công tác xây dựng Đảng, đặc biệt chú trọng nâng cao văn hóa trong lãnh đạo, đảng viên. Đây là những thành tựu lý luận có ý nghĩa to lớn trong chỉ đạo thực tiễn của Đảng ta thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước.
TS Nguyễn Viết Chức – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục Quốc hội, Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hoá Thăng Long. (Ảnh: Phương Bùi) |
Trước những đổi thay về văn hoá, kinh tế, chính trị xã hội của Thủ đô và đất nước, việc ban hành Chương trình 04-CTr/TU về "Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016-2020" của Đảng bộ Thành phố Hà Nội là một chủ trương đúng. Đây là 1 trong 8 chương trình lớn của Thủ đô nhiệm kỳ XVI Đảng bộ Thành phố, là chương trình có diện bao quát rộng, không chỉ liên quan đến kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa Thăng Long - Hà Nội mà còn có ý nghĩa cơ bản, lâu dài, là nhiệm vụ cấp bách trong phát triển tiềm lực Thủ đô.
TS Nguyễn Viết Chức – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục Quốc hội, Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hoá Thăng Long nhận định, văn hóa người Hà Nội từ lâu đã trở thành yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội của Thủ đô, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là sự tiên phong đi đầu của cán bộ, đảng viên và sự đồng tình ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.
Bởi đội ngũ cán bộ, đảng viên Thủ đô phải tự biết gắn cho mình trách nhiệm là con người đại diện cho nhân dân, cho Thủ đô, đất nước Việt Nam, giữ vững được truyền thống tốt đẹp và tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới, của thời đại. Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải là những con người có nhân cách, có lối sống văn minh, thanh lịch của người Hà Nội điển hình mới có sức thuyết phục và lãnh đạo quần chúng nhân dân. Mỗi đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy phải là một tấm gương thực hành văn hóa, luôn nêu cao tính tiền phong trong rèn luyện lối sống lành mạnh, thực hành tiết kiệm, chủ động, sáng tạo trong công tác, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Những đảng viên có lối sống văn hoá, thể hiện cốt cách người Hà Nội thanh lịch, văn minh sẽ tạo nên một tổ chức Đảng có văn hoá, kỷ luật và trình độ cao, đủ năng lực và phẩm chất dẫn dắt nhân dân theo đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Thực tiễn và kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy, nếu không chú trọng xây dựng Đảng về đạo đức và văn hóa thì một bộ phận không nhỏ đảng viên có nguy cơ tha hoá về đạo đức, bị vật chất và quyền lực cám dỗ, quan liêu, tham nhũng...
Lúc này ý nghĩa của việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh sẽ nâng lên một tầm cao mới, thông qua qua việc xây dựng văn hoá trong Đảng từ việc xây dựng văn hoá cho đảng viên. Bên cạnh phát huy văn hoá Thủ đô, văn hoá của Việt Nam, văn hoá trong Đảng thể hiện sự khác biệt về chất khi bao hàm cả nhận thức về cách mạng, đạo đức cách mạng.
Với tinh thần như thế, việc nâng tầm lãnh đạo của Đảng thông qua việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh có ý nghĩa rất to lớn, có tính lâu dài, có tính chiến lược, là "rường cột" của sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước.
Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh có ý nghĩa rất to lớn, có tính lâu dài, có tính chiến lược, đóng góp vào sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước. |
Trong Chương trình 04-CTr/TU, TS Nguyễn Viết Chức đánh giá cao việc ban hành "Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội" và "Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội". "Tôi cho đây là một cố gắng rất lớn của ngành văn hoá Thủ đô nói riêng và toàn ban ngành của thành phố Hà Nội nói chung. Bộ quy tắc ứng xử không phải là luật, nhưng nó khuyên mọi người nên ứng xử như thế nào trong những tình huống khác nhau để hài hoà với nhau. Nếu có ai nói tại sao Thủ đô lại khắt khe khi xây dựng bộ quy tắc như thế, tôi cho rằng sự khắt khe ấy là cần thiết để giữ gìn văn hoá truyền thống Thủ đô ngàn năm văn hiến"- TS Nguyễn Viết Chức cho hay.
Theo TS Nguyễn Viết Chức, thời gian tới, các cấp uỷ Đảng và cơ quan chức năng cần phải tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân về văn hoá ứng xử, trong đó nêu cao trách nhiệm người đứng đầu. Với bộ quy tắc rất dài, rất nhiều các tình huống cụ thể để có thể áp dụng thành thói quen cần có sự luyện tập, rèn luyện thường xuyên, không thể một sớm một chiều. Muốn vậy các cấp uỷ Đảng, cơ quan chức năng cần kiểm tra sát sao, thậm chí là đi thực tế thường xuyên, tại các bến xe, các công viên, hay ngay trong ngày lễ, Tết... để kiểm tra, đánh giá, thậm chí nhắc nhở công khai tại chỗ.
Khi bộ quy tắc được đội ngũ cán bộ, đảng viên quyết tâm thực hiện, trở thành chuẩn mực ứng xử trong xã hội, thì bản thân người dân làm điều gì đó sai sẽ trở nên bất bình thường, mỗi hành vi xấu sẽ bị cả cộng đồng lên án, khi đó bộ quy tắc mới thực sự đi vào cuộc sống.
Tiếp tục kiên trì thực hiện mục tiêu phát triển văn hoá
Đánh giá hiệu quả triển khai Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVI, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU cho biết, Ban Chỉ đạo từ Thành phố đến cơ sở hoạt động tích cực, kịp thời ban hành hệ thống văn bản, cụ thể hóa chương trình thành những mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp phù hợp để thực hiện hiệu quả chương trình. Định kỳ họp kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện của từng lĩnh vực, rút kinh nghiệm từng phần việc chưa tốt điều chỉnh các hoạt động đi đúng hướng, hiệu quả.
Các địa phương, đơn vị bám sát tinh thần chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố khắc phục khó khăn để triển khai thực hiện đồng bộ chương trình, công tác tổ chức thực hiện có sự sáng tạo ở từng ngành, từng lĩnh vực.
Các chỉ tiêu của Chương trình đều đạt so với kế hoạch đề ra, cao hơn so với cùng kỳ của nhiệm kỳ trước (giai đoạn 2011-2015). Có 04/19 chỉ tiêu của Chương trình đã về đích là: chỉ tiêu về tỷ lệ xã có điểm luyện tập thể dục thể thao theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo cuối kỳ; tỷ lệ trẻ em 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân < 8,5% (năm 2016 là 9,2%, 2015 là 9,4%); tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế theo chuẩn mới.
Theo đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, trong thời gian tới, nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, Thành phố tiếp tục kiên trì mục tiêu phát triển toàn diện, hình thành hệ giá trị văn hóa mới phù hợp với xu thế thời đại trên nền tảng những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội.
Trong đó, tập trung huy động sự tham gia của các cấp uỷ đảng, hệ thống chính trị từ thành phố tới cơ sở, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện nếp sống văn hóa. Đồng thời tăng cường giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh, thiếu niên.
Cùng với đó là phát huy vai trò của gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và vai trò của văn học, nghệ thuật trong xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và nhân văn; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Thành phố tiếp tục tranh thủ ý kiến chuyên gia và cộng đồng để có thêm sáng kiến, giải pháp phát triển văn hóa - con người Hà Nội thực sự tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc, xứng đáng với vị thế, tầm vóc của Thủ đô, tình cảm, mong đợi của nhân dân cả nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Sự kiện 24/01/2025 10:16
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Thời sự 23/01/2025 18:59
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57