Kỳ cuối: Không thể để thế mãi
Kỳ 1: Ẩn họa từ những “vựa ve chai” |
Còn nhiều lỗ hổng
Từ lâu, nghề thu mua, tái chế phế liệu được xem là “cần câu cơm” góp phần thay đổi đời sống kinh tế của nhiều người. Nghề phát triển, nhiều ngôi làng như Triều Khúc (xã Tân Triều), Hoàng Cầu (quận Đống Đa), Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa)… còn được biết đến như “vựa ve chai” lớn của Thủ đô. Ước tính mỗi ngày, lượng phế liệu được nhập về các khu vực này lên tới cả trăm tấn. Sau khi phân loại, chúng sẽ được đưa vào các xưởng tái chế. Và cũng từ những “thủ phủ” này, mỗi ngày cũng có vài chục tấn nguyên liệu nhựa, sắt sau tái chế được phân phối đi khắp nơi.
Ngoài gây ô nhiễm môi trường, các điểm thu gom, tái chế phế liệu còn tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn cao |
Khách quan nhìn nhận, đây là hình thức kinh doanh, sản xuất mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù nên những hộ làm nghề phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí như: Giấy phép kinh doanh, cam kết bảo vệ môi trường, hệ thống phòng, chống cháy, nổ đúng quy định... Quy định là vậy, song nhiều cơ sở trên địa bàn Hà Nội vẫn hoạt động một cách tự phát, phớt lờ việc đảm bảo các quy chuẩn trên.
Những cơ sở thu mua phế liệu trên đường Cương Kiên (quận Nam Từ Liêm) là một ví dụ. Tại trục đường và ven khu vực này có không dưới 5 cơ sở kinh doanh, thu mua phế liệu. Tại đây, cứ đến thời điểm cuối giờ chiều, người thu mua phế liệu rong lại chở xe máy hoặc xe đạp từng tải vật liệu mà họ gom được trong ngày. Những chiếc quạt cũ, có khi là máy tính cũ, mẩu sắt thép… đều được cân ngay tại chỗ.
Theo thống kê của Bộ Công an, tính đến hết năm 2017, cả nước đã xảy ra trên 3.000 vụ cháy, nổ, làm chết hơn 75 người và trên 150 bị thương. Trong đó có nhiều vụ cháy, nổ có nguyên nhân từ vũ khí, bom mìn, súng đạn còn sót lại sau chiến tranh, cùng với đó là sự chủ quan, thiếu hiểu biết, hoặc cố tình vi phạm các quy định về việc quản lý, sử dụng vật liệu cháy nổ của không ít cá nhân. |
Do là điểm tập kết tạm, quy mô nhỏ hẹp nên các bao tải phế liệu thường bị vứt bừa bãi, tràn cả ra vỉa hè, lòng đường gây cản trở giao thông và ô nhiễm môi trường. Đáng nói, khi được hỏi, một số chủ cơ sở cho biết, họ chỉ đơn thuần thuê lại nhà dân hoặc bãi đất trống để tập kết phế liệu nên không có giấy tờ cam kết bảo vệ môi trường, đăng ký kinh doanh… Tương tự, dọc phố Mai Lĩnh (phường Đồng Mai), nhiều cửa hàng thu mua sắt phế liệu với đủ chủng loại từ máy cẩu, thùng phuy xen lẫn các điểm tập kết phế liệu khiến cảnh quan khu vực cuối đường, đoạn giáp cầu Mai Lĩnh, rất nhếch nhác.
Có một điểm đáng lo ngại tại các điểm kinh doanh phế liệu là hầu hết đều tạm bợ, việc đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ gần như bị bỏ ngỏ. Minh chứng dễ thấy nhất là bên trong các bãi phế liệu, hệ thống đường dây điện cũ kỹ, giăng mắc chằng chịt, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Bên cạnh đó, do nhận thức còn hạn chế, lại thêm tâm lý chủ quan trước những nguy cơ về mất an toàn phòng, chống cháy nổ, cho nên phần lớn người kinh doanh phế liệu cứ thấy vật gì bằng sắt vụn là sẵn sàng thu mua. Họ không có nhận thức cơ bản về phế liệu là vũ khí, vật liệu nổ, lại càng không có kiến thức trong việc xử lý, sử dụng những vật liệu này nên gia tăng nguy hiểm cho bản thân và cộng đồng.
Cần siết chặt quản lý
Có thể nói, nghề thu mua phế liệu hiện nay là một hình thức kinh doanh góp phần làm sạch môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên. Tuy nhiên, ngành nghề này không được quản lý chặt chẽ sẽ vô tình đem lại những nguy cơ đáng tiếc xảy ra. Tại các cấp quản lý địa phương nơi tập trung đông các cơ sở thu gom và tái chế phế liệu, mặc dù đã đẩy mạnh kiểm tra, giám sát nhưng những hệ lụy phát sinh gây ảnh hưởng môi trường vẫn diễn ra phức tạp.
Chia sẻ vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Vỵ (Chủ tịch UBND xã Tân Triều) cho biết: “Vấn đề ô nhiễm môi trường từ những cơ sở thu mua phế liệu thực sự là nỗi nhức nhối, trăn trở của địa phương hiện nay. UBND xã đã nhiều lần tổ chức họp bàn nhằm tìm cách giải quyết triệt để tình trạng này, tăng cường công tác tổng vệ sinh hàng tháng, hàng tuần”.
Những ngày gần đây, dư luận đang hết sức quan tâm đến vụ nổ kinh hoàng tại thôn Quan Độ (xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) làm 2 người chết, nhiều người bị thương và hàng loạt căn nhà bị san phẳng. Trước đó, cũng có không ít các vụ cháy, nổ khác xảy ra ở nhiều địa phương khác do bom, đạn, chất nổ gây ra. Điều này khiến không ít người giật mình lo sợ về sự an toàn tại những điểm kinh doanh sắt vụn, phế liệu ngay tại KDC. Đồng thời cho thấy việc quản lý vật liệu nổ, vũ khí hiện nay còn tồn tại nhiều “lỗ hổng” chết người. |
Cũng theo ông Vỵ, để ngăn chặn những hệ lụy có thể xảy ra từ các cơ sở phế liệu trên địa bàn, ngoài việc đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát hiện UBND xã cũng có nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện giúp người dân tiếp cận được với các nguồn vốn ưu đãi, giới thiệu và đào tạo nghề mới để khuyến khích người dân chuyển đổi nghề.
Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, theo luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn luật sư TP Hà Nội, Trưởng văn phòng luật sư Bùi Đình Ứng), trước những mối nguy hiểm cháy nổ tiềm ẩn từ các khu thu gom và tái chế phế liệu, các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp cần triển khai đồng bộ các giải pháp để hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả có thể xảy ra.
Tuy nhiên, về lâu dài, để đảm bảo an toàn khu dân cư, khu đô thị, các địa phương cần nghiên cứu di dời, quy hoạch các điểm thu mua, kinh doanh phế liệu theo hướng tập trung, kiên quyết không để những điểm thu mua, kinh doanh phế liệu xen lẫn trong khu dân cư, khu đô thị như hiện nay vừa mất mỹ quan, không đảm bảo an toàn… Trước mắt, cần đình chỉ ngay cơ sở thu mua, kinh doanh phế liệu không có giấy phép kinh doanh và cơ sở có giấy phép kinh doanh nhưng không đảm bảo theo quy định.
Bên lề câu chuyện cháy nổ liên quan đến các cơ sở kinh doanh, tập kết phế liệu, luật sư Bùi Đình Ứng cho rằng, để xảy ra cháy nổ như thời gian vừa qua xuất phát từ 2 nguyên nhân chính. Nguyên nhân thứ nhất, xuất phát từ sự buông lỏng của cơ quan quản lý. Nếu người dân không biết luật, không nắm được đâu là vật liệu nổ thì chính quyền địa phương phải nắm được và tư vấn, nhắc nhở.
Còn nguyên nhân thứ hai xuất phát từ chính bản thân người có trách nhiệm, những người hiểu biết pháp luật ở địa phương cũng không hiểu luật, không phân biệt được đâu là phế liệu, đâu là vật liệu nổ. “Những vụ việc gần đây cho thấy, chính quyền địa phương, cả các cán bộ, người hiểu biết pháp luật đều không hiểu luật và không biết đâu là vật liệu nổ. Vậy rõ ràng, để xảy ra hậu quả này, trước khi trách người dân thì hãy trách các cấp chính quyền địa phương, nhất là cấp cơ sở” – luật sư Bùi Đình Ứng chia sẻ.
Rõ ràng, trong công tác quản lý các cơ sở kinh doanh sắt vụn, phế liệu đang tồn tại nhiều bất cập. Thiết nghĩ, trong thời gian tới các cơ quan chức năng cần tiến hành rà soát tổng thể các điểm kinh doanh phế liệu, để từ đó phát hiện những vật liệu gây nổ tiềm ẩn trong các cơ sở này. Đặc biệt, hơn lúc nào hết, các ban ngành thành phố cần tăng cường tuyên truyền kiến thức phòng, chống cháy nổ, phát động người dân có ý thức cùng các cơ sở kinh doanh kịp thời phát hiện, giao nộp cho các cơ quan chức năng vật liệu gây nổ.
Đinh Luyện – Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Môi trường 24/01/2025 07:02
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14