Kỳ cuối: Đồng bộ nhiều giải pháp
Tổng kết lớp "Phổ cập bơi phòng chống tai nạn sông nước cho trẻ em" | |
Kỳ 1: Hiểm họa rình rập |
Cứu người đúng cách
Ðể hạn chế các vụ đuối nước thương tâm xảy ra, theo anh Lê Văn Hữu – giáo viên dạy bơi tại Nhà văn hóa quận Ba Đình, tại các lớp dạy bơi, bên cạnh việc dạy bơi cần phải tăng cường hướng dẫn phương pháp, những vấn đề cần lưu ý để không dẫn đến đuối nước, cả việc thoát hiểm khi bị nạn nhân ôm, bám, cách sơ, cấp cứu ban đầu, khi đưa nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm.
“Đuối nước là tai nạn cần cấp cứu tại chỗ hơn là trong bệnh viện, nếu làm đúng, nhanh và kịp thời ngay tại chỗ xảy ra tai nạn, khả năng sống sót là 100%. Nhưng nếu sơ cứu không kịp thời mà chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện chuyên khoa, sẽ gây hệ quả đáng tiếc”, anh Hữu nói.
BS,TS. Nguyễn Thu Hương – Bệnh viên Nhi TƯ cho biết, khi thấy trẻ bị đuối nước, cần nhanh chóng thực hiện theo những bước sơ cứu sau: Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng mọi cách, đặt nạn nhân ở nơi thoáng khí và được giữ ấm. Tiếp theo lay gọi trẻ, nếu trẻ không đáp ứng hoặc quan sát lồng ngực thấy không di động thì có nghĩa là trẻ đã ngừng thở.
Lúc này, cần nhanh chóng hô hấp nhân tạo cho trẻ. Cách hô hấp nhân tạo thực hiện như sau: Đặt trẻ nằm ưỡn cổ, nghiêng mình sang bên trái, dùng gạc hoặc khăn vải lau sạch dãi, chất thải hoặc dị vật ở mũi, miệng. Tiếp đó, người cấp cứu thực hiện hà hơi, thổi ngạt.
Thực hiện ép tim ngoài lồng ngực trong trường hợp nếu sau 5 lần hà hơi, thổi ngạt mà tim trẻ vẫn ngừng đập. Ép tim, thổi ngạt nên làm 5-10 phút. Thổi ngạt liên tiếp 2 lần, mỗi lần 3 giây. Sau khi tỉnh, trẻ sẽ nôn ra nhiều nước, lúc này cần đặt trẻ ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối 2 bên vai, nới rộng quần áo để tránh ngạt thở. Chuyển đến cơ sở y tế để thăm khám lại ngay cả khi trẻ có vẻ hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu. Trong quá trình vận chuyển cần tiếp tục các biện pháp sơ cứu nếu cần và đảm bảo sưởi ấm hoặc ủ ấm cho trẻ.
Đồng bộ nhiều giải pháp
Nhằm góp phần giảm thiểu tỉ lệ trẻ tử vong do đuối nước, mới đây, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã phối hợp cùng Quỹ từ thiện Bloomberg, Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Vận động y tế toàn cầu triển khai chương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam.
Cụ thể, chương tình sẽ hỗ trợ các biện pháp đảm bảo trông trẻ an toàn, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi tại gia đình, công cộng và dạy bơi, kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em từ 6-15 tuổi.Chương trình cũng quan tâm đến việc nâng cao nhận thức về nguy cơ và các biện pháp đảm bảo an toàn chống đuối nước trẻ em, viện trợ tăng cường năng lực quản lý, điều phối, phối hợp triển khai công tác phòng chống đuối nước trẻ em tại Việt Nam.
Những kỹ năng cơ bản khi cứu người bị đuối nước Theo ông Nguyễn Ðức Hạnh, Hiệp hội Thể thao dưới nước, cứu người theo bản năng là tốt, rất hoan nghênh và khâm phục hành động dũng cảm của những người trực tiếp trong cuộc. Họ là những anh hùng luôn quên thân mình xả thân vì việc nghĩa nhưng cứu người cần phải có kiến thức và kinh nghiệm sẽ an toàn hơn rất nhiều. Vì vậy, khi gặp trường hợp bị đuối nước, người cứu nên bình tĩnh quan sát dòng nước nhanh chóng tìm sự cứu trợ của người xung quanh hơn là việc cứ lao theo người bị đuối nước. Đặc biệt, khi tham gia cứu người bị đuối nước, không ôm sát để người đuối nước tóm tay vào người mình vì như thế sẽ rất nguy hiểm. Bởi, khi bị đuối nước nạn nhân thường có biểu hiện hoảng loạn mất kiểm soát, sẽ nắm, bám chặt bất cứ thứ gì có thể, chính vì thế người cứu phải có khoảng cách an toàn với nạn nhân, tìm cách lật ngửa nạn nhân sau đó túm vào tóc của người đuối nước và kéo vào bờ hoặc người cứu có thể lặn xuống bên dưới túm vào chân nạn nhân để lôi vào bờ. |
Cũng nhằm chủ động đề phòng, hạn chế các vụ tai nạn đuối nước, đảm bảo an toàn tính mạng đối với học sinh, sinh viên trong dịp hè năm 2018, từ đầu tháng 4, Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi các Sở GD&ĐT, các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm về việc tăng cường phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh, sinh viên.
Đồng thời, yêu cầu các Sở GD&ĐT, các trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên trong việc tuân thủ các quy định về phòng chống tai nạn đuối nước, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhà giáo, nhân viên trong việc tổ chức hướng dẫn kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh, sinh viên.
Cũng trong nỗ lực giảm thiểu tử vong do đuối nước đối với học sinh, sinh viên, vào đầu tháng 5, Bộ GD&ĐT và Tổng cục TDTT đã phối hợp tổ chức Chương trình bơi an toàn, phòng, chống đuối nước trẻ em năm 2018. Thông qua sự kiện này, vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn xã hội được nâng lên góp phần thúc đẩy phòng trào trẻ em học bơi an toàn phòng, chống đuối nước và giúp trẻ em phát triển toàn diện.
Lễ phát động tại các đơn vị, địa phương được tổ chức gắn với khai mạc các hoạt động hè của thiếu niên, nhi đồng và được đầy mạnh trong dịp trẻ em, học sinh được nghỉ hè. Dự kiến, trong tháng 7 này, Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với Hội Đồng đội trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan hướng dẫn các địa phương tổ chức giải bơi, hội thi bơi thiếu nhi toàn quốc “Đường đua xanh” năm 2018 và Hội thi bơi, lặn, cứu đuối toàn quốc năm 2018.
Riêng trên địa bàn TP Hà Nội, cuối tháng 4 vừa qua, UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 1735/UBND-KGVX yêu cầu sở, ngành liên quan, UBND quận, huyện, thị xã thực hiện kế hoạch triển khai Chương trình bơi an toàn, phòng, chống đuối nước trẻ em năm 2018.Trong đó đề nghị, tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phát động phong trào trẻ em học bơi phòng, chống tai nạn đuối nước, tổ chức dạy bơi cho trẻ em.
Được biết, trong thời gian gần đây các quận như Cầu Giấy, Thanh Xuân đã tổ chức triển khai các lớp phổ cập bơi miễn phí cho học sinh tiểu học bằng ngân sách của quận. Những trường học khi xây mới đều xây dựng bể bơi đạt chuẩn. Những trường không có bể bơi, học sinh được học bơi tại nhà văn hóa quận. Các đơn vị quận, huyện khác cũng tích cực huy động mọi nguồn lực về con người, cơ sở vật chất để thực hiện chiến lược nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ em, giúp các em có tuổi thơ an toàn.
Hà Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết
Giao thông 22/01/2025 14:06