Kỳ cuối: Đến lúc phải thiên về chất
Kỳ 1: Khi đầu tư mới chỉ thiên về lượng |
Việc trải thảm đỏ cũng như tạo ra những cơ chế ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài là để thực hiện 3 mục đích: Giúp kinh tế tăng trưởng; tạo việc làm cho người lao động và dần chuyển giao cộng nghệ để tạo tiền đề thúc đẩy nền công nghiệp, công nghệ mang thương hiệu Made in Vietnam phát triển. Hai mục tiêu đầu thực hiện khá thành công, song mục tiêu thứ 3 đã không thành dẫn đến những hệ quả về suy thoái môi trường. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta xem đầu tư FDI là xúc tác cho tăng trưởng bằng cách “gạn đục khơi trong”, để đất nước phát triển phải dựa trên đôi cánh của cộng đồng doanh nghiệp trong nước.
Phải chọn lọc làn sóng đầu tư
Bên cạnh việc Chính phủ cam kết tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng nhất cho các doanh nghiệp và tiếp tục thực thi những ưu đãi về chính sách thuế; đặc biệt đón đầu cơ hội khi Việt Nam là thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), theo các chuyên gia, sẽ có làn sóng đầu tư thứ ba vào Việt Nam với quy mô rất lớn cả về số lượng dự án và số vốn đăng ký đầu tư. Đón nhận tin vui đó, không ít chuyên gia vẫn đưa ra lời cảnh tình, nếu mở quá thoáng mà không có sự xem xét kỹ thì lại dẫm lên vết xe đổ ở 2 thập kỷ trước đó, nhà đầu tư cũng chỉ đổ tiền vào cho những dự án lắp ráp, gia công để hưởng lợi từ ưu đãi về thuế do TPP mang lại. Việc làm này sẽ dẫn đến việc nền kinh tế vẫn phụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp FDI và chưa thể đi lên từ đôi chân của mình.
Sông Thị Vải từng bị ô nhiễm nghiêm trọng vì chất thải công nghiệp. |
Một số chuyên gia cho hay, mục tiêu đưa Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp đã không thành bắt nguồn từ 2 nguyên nhân chính: Nội lực của nền kinh tế nói chung và cộng đồng doanh nghiệp trong nước yếu; trong khi các doanh nghiệp đầu tư FDI chỉ đến để kiếm lời mà không chịu chuyển giao công nghệ. Do đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nêu quan điểm, thay vì trải thảm đó đầu tư như trước, giờ đến lúc phải siết chặt đầu tư dựa trên 3 tiêu chí: Trình độ công nghệ, khả năng xử lý môi trường và có tính lan tỏa cao về chuyển giao công nghệ. Cương quyết không thu hút những dự án sản xuất công nghiệp nặng, công nghiệp sản xuất thép, xi măng, khai khoáng hay gia công những sản phẩm có sử dụng các hóa chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường bởi cái giá phải trả là rất đắt. Vấn nạn ô nhiễm môi trường hiện nay đang chứng minh cho điều đó.
Cùng chung quan điểm này, Trưởng ban Pháp chế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) Đậu Anh Tuấn cho rằng, gần 30 năm sau khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực, kết nối kinh doanh giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn còn mờ nhạt. Kết quả đến nay vẫn chưa thấy rõ hiệu ứng lan tỏa về công nghệ và năng suất lao động từ các đối tác nước ngoài đến các doanh nghiệp trong nước.
Giảm bớt ưu đãi, thực thi chuyển giao công nghệ
Nói về thu hút đầu tư nước ngoài, văn kiện Đại hội XII của Đảng nêu rõ: “Rà soát, sửa đổi chính sách pháp luật để thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, nhất là các dự án có công nghệ cao, thân thiện môi trường, sản phẩm có giá trị gia tăng và tỷ lệ nội địa hóa cao, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế”.
Khuyến khích thu hút FDI, nhưng không thu hút FDI bằng mọi giá. Phải sàng lọc kỹ càng và nghiêm ngặt nguồn vốn FDI ngay từ bây giờ. Nói “không” với các doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm, công nghệ thấp, không có tác động tích cực cho việc thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế. |
Với tư cách Phó Tổng thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam - ông Nguyễn Quang Thái cho rằng, trong nền kinh tế có nhiều loại hình doanh nghiệp thì các doanh nghiệp đều bình đẳng và đều đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước, bất kể tỉ trọng của khu vực doanh nghiệp đó là bao nhiêu. Thời gian qua, các doanh nghiệp FDI tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng cao trong công nghiệp và xuất khẩu, nhưng nhìn tổng thể, khu vực FDI vẫn chỉ đóng góp khoảng 20% GDP. Bởi thế, theo ông Thái, đã đến lúc phải tính đến bài toán bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế tham gia làm ăn. Dẫn chứng cho điều này, một số chuyên gia cho rằng, nếu ta tạo ra cơ chế ưu đãi đối với một số doanh nghiệp Việt Nam như với các nhà đầu tư nước ngoài thì 10 năm sau sẽ có vài chục tập đoàn, công ty tầm cỡ như Viettel, FPT, Vinamilk bây giờ, còn những tập đoàn này đã lớn mạnh tầm cỡ khu vực và quốc tế.
Còn trên bình diện chính sách, các chuyên gia ở Bộ Khoa học - Công nghệ (KHCN) nhận định, bất cập về chuyển giao công nghệ thời gian qua nằm ở chỗ, các công nghệ được chuyển giao theo các dự án FDI thường là các công nghệ được đưa vào theo lợi ích của nhà đầu tư, mà thường không phải theo nhu cầu đổi mới công nghệ do phía Việt Nam chủ động đưa ra. Trong khi đó, nhà đầu tư thường chú trọng, quan tâm hàng đầu đến lợi ích đầu tư, đầu tư để sinh lợi, nhưng quy định pháp luật lại cho phép nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về nội dung công nghệ.
Thực tế qua thẩm định các dự án FDI cho thấy, nội dung giải trình công nghệ thường rất sơ sài, nhiều trường hợp không có giải trình công nghệ. Để lựa chọn công nghệ phù hợp với mục tiêu của dự án, thường phải đưa ra các phương án công nghệ để so sánh, lựa chọn phương án tối ưu, xem xét quy trình công nghệ, trình độ công nghệ, nguồn gốc xuất xứ máy móc, thiết bị, tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất... Nhưng với xu thế đơn giản hóa thủ tục hành chính, hồ sơ dự án đầu tư ngày càng đơn giản, nên cơ quan thẩm định công nghệ không có đủ cơ sở để xem xét, đánh giá. Mặt khác, khi phân cấp đầu tư, hầu hết các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lại không gửi hồ sơ dự án hỏi ý kiến các Sở KHCN theo quy định. Do đó, trong trường hợp nhà đầu tư đưa vào máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng, nguyên liệu, gây ô nhiễm môi trường,... thì không có cơ chế để ngăn chặn ngay từ đầu, mà phải đợi đến khi hậu kiểm, thì không có cơ quan nào chịu trách nhiệm giải quyết hậu quả.
Vì thế, theo Bộ KH CN, điều cần làm là phải sửa đổi Luật Chuyển giao Công nghệ theo hướng bắt buộc đăng ký Hợp đồng Chuyển giao công nghệ để có thể kiểm tra, giám sát được nội dung công nghệ sẽ chuyển giao, tránh việc lập hợp đồng chỉ để hưởng ưu đãi và được tính chi phí chuyển giao công nghệ vào chi phí sản xuất hợp lý, nhưng nội dung lại không phải là chuyển giao các đối tượng công nghệ.
Hương Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Thị trường 24/01/2025 07:08
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tài chính 24/01/2025 07:06
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Thị trường 24/01/2025 06:59
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 23/01/2025 07:41
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt
Thị trường 23/01/2025 06:56
Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 23/01/2025 06:49
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít
Thị trường 22/01/2025 14:04
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thị trường 22/01/2025 07:34