--> -->
Câu chuyện phố cổ Hà Nội:

Kỳ cuối: Để người dân phố cổ vun đắp cho di sản trường tồn

Để phát huy giá trị di sản của phố cổ, rất nhiều ý kiến đã được đưa ra, chẳng hạn: Khai thác hiệu quả giá trị kiến trúc như là một sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao; tổ chức trình diễn nghề thủ công đặc trưng tại các phố “Hàng”; số hóa các di sản và sử dụng công nghệ để gia tăng trải nghiệm cho các du khách… Trong đó, các chuyên gia thừa nhận, việc đề cao giá trị văn hóa, con người phố cổ là một trong những yếu tố cốt lõi.
Kỳ 3: Giảm thiểu tác động để bảo tồn Kỳ 2: Phố cổ trong "cơn bão" dịch Câu chuyện phố cổ Hà Nội
Kỳ cuối: Để người dân phố cổ vun đắp cho di sản
Phố cổ Hà Nội vẫn giữ được nhiều nét đặc trung vốn có từ xa xưa

Tạo bước chuyển biến mới

Trước thách thức của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và hội nhập, với bản sắc riêng vốn có của mình, khu phố cổ Hà Nội luôn thích nghi để tồn tại và phát triển. Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg, Thủ đô Hà Nội sẽ được phát triển trên nguyên tắc xuyên suốt là hài hòa, cân bằng giữa nhu cầu bảo tồn và phát triển, với các giải pháp quy hoạch theo định hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử vốn có, đưa di sản trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, tạo lập sức hấp dẫn cho Thủ đô.

Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, với quan điểm bảo tồn và phát huy những giá trị của phố cổ, vừa bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại theo dạng thức vốn có của nó, những năm qua, thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã triển khai nhiều dự án nhằm phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch trong khu phố cổ như: Triển khai tuyến phố đi bộ Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Đồng Xuân và các tuyến phố đi bộ mở rộng trong khu vực bảo tồn cấp I - khu phố cổ Hà Nội gồm Hàng Buồm, Mã Mây, Đào Duy Từ, Hàng Giầy, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện…

Điều này thật sự có ý nghĩa khi Hà Nội đang rất thiếu công viên, quảng trường, khu vui chơi công cộng, nhất là chỗ vui chơi cho trẻ em. Đối với hoạt động du lịch, tác động của phố đi bộ là hết sức rõ ràng. Tháng 9/2016, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã cho tiến hành thí điểm việc tổ chức đi bộ xung quanh khu vực Hồ Gươm và phụ cận. Số liệu thống kê từ năm 2016 cho thấy, số khách quốc tế lưu trú trên địa bàn quận Hoàn Kiếm tăng 40% so với năm 2015. Năm 2019, lượng khách quốc tế lưu trú trên địa bàn quận đạt 2,35 triệu lượt, tăng 18,5%/năm; tỷ trọng ngành dịch vụ, thương mại, du lịch chiếm 98% cơ cấu kinh tế của quận Hoàn Kiếm.

Kỳ cuối:  Để người dân phố cổ vun đắp cho di sản trường tồn
Sau hơn 4 năm thực hiện đề án tổ chức đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, không gian đi bộ đã góp phần quảng bá hình ảnh của Thủ đô

Cũng theo Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, sau hơn 4 năm thực hiện đề án tổ chức đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, không gian đi bộ đã phát huy hiệu quả các giá trị di sản văn hóa, cảnh quan mặt nước, cây xanh, Di tích Quốc gia đặc biệt hồ Gươm, góp phần quảng bá hình ảnh của Thủ đô Hà Nội - Thành phố vì hòa bình - Thành phố sáng tạo, kích cầu phát triển dịch vụ, du lịch Thành phố. Năm 2017, đề án đã được tặng Giải thưởng “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội”. Năm 2019, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đã trao giải Vàng cho đề án trên trong khuôn khổ Giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ nhất.

Để xây dựng khu phố cổ gắn kết với hồ Gươm thành một điểm nhấn không gian, điểm du lịch độc đáo, góp phần hoàn chỉnh không gian công cộng, trong năm 2020, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã tổ chức thành công cuộc thi thiết kế công trình cột mốc Km0 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng, cải tạo chỉnh trang khu vực xung quanh hồ Gươm. “Đây là một trong những hạng mục quan trọng, vì vậy, tôi cho rằng thành phố Hà Nội, quận Hoàn Kiếm cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện phương án được lựa chọn xứng đáng với quy mô, tầm vóc, giá trị của khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, góp phần tạo dấu ấn, hoàn chỉnh không gian công cộng khu vực hồ Gươm, phục vụ tốt nhất cho du khách trong nước và quốc tế”, ông Trần Ngọc Chính cho biết.

Ngoài ra, theo ông Chính, trục Hàng Khay - Tràng Tiền - Nhà hát Lớn hiện đang là trung tâm đi bộ quan trọng, vì vậy cần kết hợp khai thác kiến trúc hai bên bằng các công trình đã có, cải tạo xây dựng mới các công trình thương mại, dịch vụ có giá trị kiến trúc thẩm mỹ cao để nâng tầm không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, hài hòa trong tổng thể. Vị thế, vai trò của khu phố cổ cần được nâng tầm để tiếp tục coi trọng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị. Công tác bảo tồn khu phố cổ đúng hướng sẽ kích hoạt hoạt động thương mại, du lịch, đưa phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có giá trị tăng trưởng cao của Hà Nội.

Cồng đồng là yếu tố then chốt

Nhằm nâng cao chất lượng thương mại - dịch vụ - du lịch gắn với bảo tồn và phát huy những giá trị của ngành nghề truyền thống khu phố cổ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Hàng Gai Nguyễn Mạnh Linh thông tin, Hàng Gai là 1 trong 10 phường thuộc phố cổ của quận Hoàn Kiếm. Tuyến phố Hàng Gai đã tạo nên một thương hiệu với sản phẩm du lịch đặc trưng là hàng tơ, lụa phục vụ du khách nội địa và quốc tế mỗi lần đến thăm Hà Nội.

Năm 2001, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã lựa chọn tuyến phố Hàng Gai - Hàng Bông làm điểm xây dựng tuyến phố Văn minh đô thị. Năm 2004, quận Hoàn Kiếm phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển thuộc Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội tiếp tục triển khai Đề án “Xây dựng tuyến phố chuyên doanh, phố nghề” và lựa chọn phường Hàng Gai thực hiện xây dựng “tuyến phố chuyên doanh hàng tơ lụa”. Theo đó, tuyến phố Hàng Gai dài 250m với 120 cửa hàng kinh doanh, trong đó 96 hộ kinh doanh hàng tơ lụa, lưu niệm.

Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân phường Hàng Gai đã tích cực phối hợp với Ban Quản lý phố cổ Hà Nội chỉnh trang lại hạ hầng cơ sở tuyến phố đảm bảo cảnh quan đô thị, cải tạo mặt đứng tuyến phố Hàng Gai, vận động các hộ kinh doanh trên tuyến phố chuyển đổi mặt hàng kinh doanh, thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng… “Đặc biệt, qua thời gian thực hiện đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức, được nhân dân đồng tình ủng hộ và xây dựng được nhiều thương hiệu cửa hàng kinh doanh tơ lụa, lưu niệm; nhiều tour du lịch đã gắn kết các đoàn khách nước ngoài đến thăm quan…”, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Hàng Gai cho biết.

Kỳ cuối:  Để người dân phố cổ vun đắp cho di sản trường tồn
Mỗi người dân phố cổ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý di sản văn hóa

Đứng trên quan điểm di sản, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đặng Văn Bài, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, cho rằng cần cân nhắc việc quản lý di tích và xếp hạng di tích trong khu phố cổ. “Dư luận xã hội có xu hướng phản ứng không tích cực về vấn đề nâng cấp xếp hạng di tích và không thực sự đồng tình với cái gọi là hội chứng chạy theo danh hiệu hay thương hiệu di tích. Chúng ta cần hiểu đúng nội hàm của danh hiệu di sản”, ông nói.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đặng Văn Bài cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của cộng đồng cư dân địa phương trong việc quản lý di sản văn hóa. Việc huy động nguồn lực từ cộng đồng trong lĩnh vực quản lý di sản văn hóa là một trong những giải pháp không thể thiếu nếu muốn bảo tồn một cách bền vững và lâu dài. Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản khu phố cổ Hà Nội trong bất cứ thời điểm, giai đoạn nào thì con người vẫn là yếu tố quyết định chính. Bởi, chỉ khi người dân, nhất là những người sinh sống trong khu phố cổ được gắn liền quyền lợi họ sẽ tự có ý thức bảo vệ những di sản quý mà chính người ta đang được hưởng lợi.

Không thể phủ nhận, trong tiến trình phát triển qua hơn 10 thế kỷ của Hà Nội, khu vực phố cổ như một thực thể sống mạnh mẽ, là nơi chứa đựng nhiều giá trị di sản đặc sắc. Trước thách thức của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và hội nhập, với bản sắc riêng có của mình, khu phố cổ Hà Nội luôn thích nghi để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, để giải quyết được những tồn tại, thách thức trong việc bảo tồn di sản phố cổ Hà Nội, để xứng đáng với danh hiệu là Di tích Quốc gia trong giai đoạn tới cần có sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, của Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội, của cộng đồng, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức quốc tế.

Đặc biệt, để các câu chuyện phố cổ được viết tiếp thì việc bảo tồn giá trị di sản, giá trị văn hóa là vô cùng cần thiết. Trong đó, quan trọng là phát huy vai trò to lớn của cộng đồng dân cư phố cổ trong ý thức bảo vệ di sản. Phải phát huy được giá trị vốn có, đồng thời quan tâm giữ gìn lối sống, phong cách sống người Tràng An, lấy đó là điểm mạnh thu hút khách du lịch, nhân lên phong cách sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội, nhất là ứng xử nơi công cộng.

Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trúc Anh cho rằng: Muốn bảo vệ kiến trúc phố cổ một cách tốt nhất thì vai trò của người dân sống trong khu phố cổ là hết sức quan trọng. Việc tuyên truyền bảo vệ các giá trị văn hóa phố cổ, đặc biệt là kiến trúc của khu phố cổ cho người dân là rất cần thiết. Để người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống thì không gì tốt bằng việc gắn quyền lợi về kinh tế và quyền lợi xã hội của chính họ với công việc bảo vệ.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với tầm nhìn chiến lược về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với tầm nhìn chiến lược về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam

Hôm nay kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025) - một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và cách mạng Việt Nam. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết "Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với tầm nhìn chiến lược về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam" của đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Từ 1/7, quy định cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua Hệ thống eCoSys chính thức có hiệu lực

Từ 1/7, quy định cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua Hệ thống eCoSys chính thức có hiệu lực

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 40/2025/TT-BCT quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. Thông tư được ban hành theo khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 của Chính phủ, nhằm cụ thể hóa chủ trương phân quyền, phân cấp và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
Nghệ An: Lý giải việc chặt 200 cây cau vua trên Đại lộ Lê Nin

Nghệ An: Lý giải việc chặt 200 cây cau vua trên Đại lộ Lê Nin

Những ngày qua, trên mạng xã hội chia sẻ các thông tin về việc chặt hạ hàng cây cau vua tại Đại lộ Lê Nin, nhiều cư dân thành phố cho rằng lãng phí và bày tỏ sự tiếc nuối hình ảnh các cây cau vua cao lớn, gắn bó nhiều năm trên tuyến đường này.
Hà Nội công bố danh sách 126 điểm phục vụ hành chính công xã, phường và thông tin đường dây nóng

Hà Nội công bố danh sách 126 điểm phục vụ hành chính công xã, phường và thông tin đường dây nóng

Từ ngày 1/7/2025, các chi nhánh Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội sẽ thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo địa bàn và phạm vi mới, cụ thể tại 126 xã, phường sau sắp xếp.
Hệ thống Kho bạc Nhà nước sẵn sàng vận hành phục vụ chính quyền địa phương 2 cấp

Hệ thống Kho bạc Nhà nước sẵn sàng vận hành phục vụ chính quyền địa phương 2 cấp

Từ ngày 1/7/2025, hệ thống Kho bạc Nhà nước chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn.
Ông Trần Thanh Lâm giữ chức phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương

Ông Trần Thanh Lâm giữ chức phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương

Ngày 30/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương về công tác cán bộ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự và phát biểu tại Hội nghị.
“Dịu dàng màu nắng” tập 21: Tuyết gây rối, Phong vạch mặt Thành trước toàn công ty

“Dịu dàng màu nắng” tập 21: Tuyết gây rối, Phong vạch mặt Thành trước toàn công ty

Trong tập 21 của “Dịu dàng màu nắng” lên sóng lúc 21h tối 1/7 trên VTV1, hàng loạt xung đột căng thẳng tiếp tục nổ ra, đẩy mâu thuẫn nội bộ đến đỉnh điểm giữa các nhân vật.

Tin khác

Hà Nội thành lập thêm 30 Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực

Hà Nội thành lập thêm 30 Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực

Chiều 30/6, Công an Hà Nội công bố quyết định thành lập thêm 30 Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) khu vực, nâng tổng số đơn vị trực thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH lên 41 Đội. Đây được đánh giá là bước đi chiến lược, thể hiện quyết tâm của Công an Thành phố trong việc đổi mới toàn diện công tác PCCC và CNCH, hướng đến mục tiêu “Gần dân hơn - nhanh hơn - hiệu quả hơn” nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân Thủ đô.
Quận Đống Đa bàn giao công tác, sẵn sàng vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Quận Đống Đa bàn giao công tác, sẵn sàng vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Chiều 29/6, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa tiến hành bàn giao công tác giữa Chủ tịch UBND quận Đống Đa và Chủ tịch UBND 5 phường mới.
Thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Người dân, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn

Thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Người dân, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn

Từ ngày 1/7/2025, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức được vận hành tại Hà Nội. Không chỉ là một bước cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, sự kiện này còn mở ra kỳ vọng về một chính quyền thực sự gần dân, sát dân, vì dân và phục vụ tốt hơn. Trong dòng chảy chuyển mình ấy, người dân và doanh nghiệp - những đối tượng thụ hưởng trực tiếp đã thẳng thắn chia sẻ niềm tin, mong mỏi và cả những yêu cầu rõ ràng đối với đội ngũ cán bộ ở cơ sở.
Sẵn sàng cho ngày vận hành chính thức chính quyền địa phương 2 cấp

Sẵn sàng cho ngày vận hành chính thức chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 1/7/2025 - ngày đánh dấu một mốc quan trọng khi cả nước vận hành chính thức chính quyền địa phương 2 cấp. Tại Hà Nội, tâm thế sẵn sàng cho ngày 1/7 lan toả tại 126 xã, phường tạo nên bước đột phá lớn trong cải cách hành chính, xây dựng chính quyền gần dân, sát dân hơn, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.
Công an thành phố Hà Nội: Không để ngắt quãng công việc khi chuyển giao bộ máy mới

Công an thành phố Hà Nội: Không để ngắt quãng công việc khi chuyển giao bộ máy mới

Cùng với toàn hệ thống chính trị, Công an Thủ đô đã và đang khẩn trương tổ chức, sắp xếp lại Công an cấp xã, bảo đảm từ ngày 1/7/2025, bộ máy mới đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực và đặc biệt không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân.
Thành lập Tổ công tác thường trực giải quyết vướng mắc phát sinh trong vận hành chính quyền địa 2 cấp

Thành lập Tổ công tác thường trực giải quyết vướng mắc phát sinh trong vận hành chính quyền địa 2 cấp

Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa thành lập Tổ công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, kịp thời giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy và thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa 2 cấp.
BHXH Khu vực I phân công quản lý 126 phường/xã theo chính quyền địa phương hai cấp

BHXH Khu vực I phân công quản lý 126 phường/xã theo chính quyền địa phương hai cấp

Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản gửi BHXH các quận, huyện, liên huyện về việc phân công quản lý 126 phường/xã theo chính quyền địa phương hai cấp.
Công an Hà Nội có tân Phó Giám đốc

Công an Hà Nội có tân Phó Giám đốc

Công an thành phố Hà Nội vừa tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Theo đó, Đại tá Lê Văn Tuân - Phó Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc, được điều động và bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội.
Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Xây dựng Hà Nội lần thứ I

Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Xây dựng Hà Nội lần thứ I

Ngày 28/6, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Xây dựng Hà Nội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đồng chí Dương Đức Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội dự Đại hội.
Các xã, phường và tổ chức chính trị xã hội bắt nhịp nhanh với mô hình chính quyền mới

Các xã, phường và tổ chức chính trị xã hội bắt nhịp nhanh với mô hình chính quyền mới

Thời điểm này, các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhất là tại các khu vực ngoại thành, đang tích cực chuẩn bị cho việc thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Các xã, phường và tổ chức chính trị - xã hội đã chủ động xây dựng kế hoạch, kiện toàn bộ máy, rà soát nhân sự và cơ sở vật chất, sẵn sàng bắt nhịp với mô hình chính quyền mới.
Xem thêm
Phiên bản di động