Kỳ 2: Phạt ai, ai phạt?
Từ bạ đâu “xả đấy” |
Trò chuyện với PV ông Nguyễn Văn Tân – Trưởng Ban công tác mặt trận khu dân cư số 5, phường Phương Liên, quận Đống Đa không khỏi bức xúc: Từ ngày có quy định mới về việc đổ rác đúng giờ giấc, đúng nơi quy định, tình trạng người dân vô ý đổ rác bừa bãi khắp nơi đã có phần suy giảm. Tuy nhiên, người qua đường, người dân ở các phường lân cận… cho đến những người đi nhặt rác vẫn hàng ngày vứt rác không đúng quy định mặc cho những thùng thu chứa rác còn trống đặt nhiều nơi.
Hình ảnh người dân dắt chó không rọ mõm ra đường vẫn diễn ra hàng ngày. |
Bên cạnh đó, người dân đi tập thể dục khi đi qua hồ Ba Mẫu sang Công viên Thống Nhất thường dắt cho theo, vừa khiến người dân lo sợ, những chú chó còn phóng uế bừa bãi làm môi trường càng ô nhiễm. “Tôi đã nhiều lần nhắc nhở những người không phải dân địa phương vứt rác thải không đúng quy định. Nhưng khổ nỗi họ cũng chẳng phản ứng còn chúng tôi không biết họ là ai nên cũng không thể thông báo lại với chính quyền để có biện pháp răn đe, xử lý”- ông Tân cho biết.
Không chỉ ở phường Phương Liên, nhiều khu vực khác, tình trạng người lạ đi qua vứt rác, đi vệ sinh bừa bãi, chó thả rông… cũng đang là vấn đề gây bức xúc với người dân cũng như chính quyền địa phương. Cứ nhắc đến chuyện này, ông tổ trưởng khu E5 Trung Tự, phường Trung Tự, quận Đống Đa vẫn ngao ngán: Phạt ai bây giờ khi mà những người vi phạm không phải là công dân địa phương. Ví dụ, người trong làng Trung Tự (thuộc phường Phương Liên) thường xuyên dắt chó chạy qua địa bàn phường Trung Tự, người dân bên phường Nam Đồng đi vệ sinh ở Công viên Con Voi (phường Trung Tự)… Chẳng biết họ là ai thì ai dám nhắc nhở.
Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Minh Chính, Phó Chủ tịch UBND phường Trung Tự, cho biết: “Việc phát hiện và xử phạt những hành vi như xả thải, đi vệ sinh không đúng quy định, chó thả rông… là rất khó khăn. Giả sử, phát hiện trường hợp người vi phạm đang sinh sống ở phường khác thì chúng tôi lại phải xác minh nhân thân, sau đó lập biên bản có sự chứng kiến của người làm chứng, đại diện chính quyền, người vi phạm, người xử phạt. Sau đó, Chủ tịch UBND phường mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm…
Để xử lý được một cá nhân vi phạm như vậy là cả một quá trình. Chưa kể, nếu người vi phạm chống đối không hợp tác thì cũng không thể cưỡng chế được”. Được biết kể từ tháng 2/2017, khi Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực, UBND phường Trung Tự mới xử phạt duy nhất một trường hợp với một người lái xe máy chở khách quê ở Hà Nam về hành vi đi tiểu tiện không đúng nơi quy định với số tiền 1 triệu đồng.
Đối với những hành vi dắt chó không rọ mõm, chó thả rông phóng uế bừa bãi… theo ý kiến của nhiều lãnh đạo phường, thực tế không thể xử lý được. Một lãnh đạo phường chia sẻ: Với những người già, trẻ nhỏ khi dắt những chú chó cảnh ra sân chơi, công viên chẳng lẽ lực lượng chức năng lại bắt quả tang, lập biên bản xử lý và xử phạt số tiền lên tới 800.000 đồng theo quy định thì rõ ràng không hợp tình, hợp lý...
Tìm và xử phạt người vi phạm đã là chuyện khó nhưng vấn đề khó hơn cả là ai là người đứng ra xử phạt. Qua tìm hiểu, việc xử phạt những hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương là đặt biệt quan trọng. Tuy nhiên, nhiều phường chỉ có một cán bộ thực hiện công việc này thì lại đang đảm nhiệm nhiều việc khác như đô thị, địa chính, tiếp công dân… nên không thể có thời gian để hàng ngày theo dõi, phát hiện, xử lý vi phạm.
Liên quan đến việc triển khai thực hiện Nghị định 90/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y và một số lĩnh vực khác có hiệu lực từ ngày 15/9/2017, hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không buộc xích mà đưa ra nơi công cộng, chủ con vật sẽ bị phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng, ông Nguyễn Ngọc Phương, Phó Chủ tịch UBND phường Trung Tự, chia sẻ: Từ ngày Nghị định 90 có hiệu lực, chúng tôi cũng mới chỉ thực hiện công tác tuyên truyền tới từng cán bộ cơ sở, tới từng hộ gia đình để người dân biết những hành vi bị cấm, bị xử phạt. UBND phường cũng nghiêm cấm việc nuôi gia súc, gia cầm, thả rông vật nuôi và đưa vào quy định quản lý và sử dụng sân chơi. Do không có lực lượng chuyên trách nên tới giờ, chúng tôi vẫn chỉ tập trung vào tuyên truyền, nhắc nhở người dân…
H.Duy
Kỳ 3: Khó mấy cũng phải làm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Môi trường 24/01/2025 07:02
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14