Kỳ 2: Hậu quả khôn lường
Chọn giới tính trong bụng mẹ | |
Hệ luỵ mất cân bằng giới tính khi sinh |
"Thừa nam thiếu nữ " trong độ tuổi kết hôn
Ở Việt Nam, so với các nước khác, MCBGTKS xuất hiện muộn hơn, vào giữa thập kỷ trước. Tuy nhiên, mất cân bằng giới tính ở Việt Nam tăng rất nhanh và đã ở mức cao nghiêm trọng. Theo PGS. Lưu Bích Ngọc, Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, hiện nay, Việt Nam đã bước đầu phải gánh chịu những hệ lụy của việc mất cân bằng tỷ số giới tính.
Theo các lý thuyết nhân khẩu học, khi mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh xảy ra, hệ lụy sẽ diễn ra trong 20 năm kế tiếp. Tại thời điểm hiện nay Việt Nam cũng đã xuất hiện những hệ lụy.
Ảnh minh họa |
“Khi mà lựa chọn sinh con trai, có nghĩa là các cặp vợ chồng đã tước đi quyền sống của những bé gái.Trong khi đó, một trong những quyền con người cơ bản – quyền được sống của những thai nhi là gái đã không được đảm bảo” - PGS.Lưu Bích Ngọc nói. Đặc biệt, càng lựa chọn giới tính thai nhi là nam thì có nghĩa là vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam còn rất nặng nề.
Bất bình đẳng giới nó sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề như: Người phụ nữ không có được vị thế, người phụ nữ không có được tiếng nói, người phụ nữ không phát huy được vai trò của mình trong sự phát triển của xã hội nói chung. Trong khi hiện nay, trên thế giới đã có nhiều chị em phụ nữ giữ nhiều vai trò quan trọng, giữ vị trí lãnh đạo cả đất nước.Chính ở Việt Nam, nữ giới cũng đã giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước, góp trí tuệ cho sự phát triển chung của đất nước.
“Tình trạng mất cân bằng giới tính còn dẫn đến sự méo mó về tâm lý, về tình dục từ đó dẫn đến nạn mại dâm hoặc hiếp dâm ngày càng gia tăng. Tình trạng bạo hành giới, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em ngày càng nhiều…” – Bác sĩ Hoàng Thị Hường - Chuyên viên Vụ Cơ cấu và Chất lượng Dân số - Tổng Cục Dân số, Kế hoạch hóa Gia đình cho biết. |
MCBGTKS thuộc loại mất cân bằng vật chất - nền tảng của sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội, do vậy phát sinh nhiều hệ lụy. Trước hết, với chế độ hôn nhân "một vợ, một chồng", nhưng nam nhiều hơn nữ thì đương nhiên, hàng triệu nam giới sẽ phải sống độc thân; cấu trúc gia đình vợ - chồng, cha mẹ - con cái bị phá vỡ. Do nam giới không thể kết hôn hoặc kết hôn muộn, tình trạng quan hệ tình dục ngoài hôn nhân sẽ tăng lên, nguy cơ lan rộng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục trong đó có HIV/AIDS,…
Đặc biệt, tính chung trong dân số, nếu số trẻ em trai mà nhiều hơn trẻ em gái, khi bước vào độ tuổi 20 – độ tuổi kết hôn, cơ cấu hôn nhân và gia đình sẽ rất bất hợp lý. Các cụ vẫn nói: “Nồi tròn úp vung tròn, nồi méo úp vung méo” với điều kiện số nam và nữ phải tương đương nhau.
Nhưng hiện nay, theo dự báo vào những năm tới, với tình trạng MCBGTKS trong những năm vừa qua, sẽ dẫn tới tình trạng khoảng 60 ngàn nam thanh niên Việt Nam sẽ bị lệch so với số lượng nữ thanh niên”, PGS. Lưu Bích Ngọc cho biết.
Đáng lo ngại, hệ lụy MCBGTKS đã xảy ra tại Trung Quốc, khi vài chục triệu nam thanh niên ở đất nước này không lấy được vợ vì không tìm kiếm được cô dâu.Các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan… đã phải “nhập khẩu” cô dâu và phần lớn trong số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đã trở thành cô dâu ở các nước và vùng lãnh thổ nói trên.
Đây cũng là cảnh báo cho Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên có thể nhận thấy rõ ràng, đến khi Việt Nam phải đối mặt với sự thiếu hụt phụ nữ thì chúng ta khó có thể “nhập khẩu” được cô dâu từ nước láng giềng và sẽ đối mặt với vấn đề này khó khăn hơn nhiều so với các nước khác.
Gia tăng các vụ bạo hành giới
Theo các chuyên gia dân số phân tích, khi kết hôn với người nước ngoài mà không có tình yêu, không có sự tìm hiểu nhau kỹ càng thì hôn nhân sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức.
Cụ thể, như sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo, thói quen sinh hoạt, quan niệm,… Những điều đó sẽ dẫn đến sự xung đột và đe doạ đến hạnh phúc gia đình, làm gia tăng các vụ bạo hành giới (thể chất, tinh thần, tình dục) mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ; tăng cao nguy cơ số vụ ly hôn.
Hậu quả của bạo lực giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ (thể chất, tinh thần) của người phụ nữ, đặc biệt là sức khoẻ sinh sản; ảnh hưởng đến đời sống kinh tế gia đình và cả những dư chấn tâm lý tác động đến con cái. Thực tiễn về các vụ cô dâu Việt Nam bị bạo hành ở nước ngoài làm đau lòng xã hội đã phần nào chứng minh điều đó.
Thực tế này còn dẫn đến hệ lụy buôn bán phụ nữ, trẻ em nữ.Các vấn nạn trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bình đẳng giới, đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và đặc biệt là trẻ em. Cũng cần nhấn mạnh một điều rằng, các nguy cơ, tệ nạn xã hội nói trên không hoàn toàn phát sinh từ việc MCBGTKS nhưng rõ ràng rằng MCBGTKS là một trong các nguyên nhân và khi chỉ số này tăng sẽ làm gia tăng các nguy cơ, tệ nạn nói trên.
Nếu nói về kinh tế, khi mất cân bằng về tỷ số giới tính đều kéo theo những hệ lụy kinh tế và xã hội khác. Đã có những nghiên cứu chứng minh được rằng, khi mà lệch lạc về tỷ số cơ cấu giới tính trong dân số nói chung, thì môi trường làm việc cũng dẫn đến năng xuất lao động không tăng được.
MCBGTKS tại Việt Nam sẽ có những tác động tiêu cực đến các chỉ số nhân khẩu học của dân số, đến hôn nhân và gia đình, đến trật tự trị an xã hội, ngay cả một số ngành nghề vốn thích hợp với phụ nữ sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu lao động như giáo viên mầm non, tiểu học, y tá, may mặc,… Vấn đề đặt ra hiện nay là Chính phủ, các tổ chức xã hội và mỗi cá nhân phải cùng nhau thực hiện các giải pháp nhằm khống chế mức tăng của tỷ số giới tính khi sinh.
Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ cũng có Đề án 468 về can thiệp giảm thiểu MCBGTKS tập trung vào các biện pháp tuyên truyền vận động và thúc đẩy chương trình về bình đẳng giới; tăng cường thanh tra, kiểm tra để phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở tuyên truyền, quảng cáo, cung cấp các dịch vụ về chẩn đoán sớm giới tính thai nhi cũng như can thiệp lựa chọn giới tính khi sinh.
Với việc thực hiện đồng bộ, tích cực các biện pháp nêu trên, tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh thời gian qua đã chậm lại (0,4% trong giai đoạn 2011-2015 so với 0,6% giai đoạn 2006-2010).
Nếu nói về kinh tế, khi mất cân bằng về tỷ số giới tính đều kéo theo những hệ lụy kinh tế và xã hội khác. Đã có những nghiên cứu chứng minh được rằng, khi mà lệch lạc về tỷ số cơ cấu giới tính trong dân số nói chung, thì môi trường làm việc cũng dẫn đến năng xuất lao động không tăng được. MCBGTKS tại Việt Nam sẽ có những tác động tiêu cực đến các chỉ số nhân khẩu học của dân số, đến hôn nhân và gia đình, đến trật tự trị an xã hội, ngay cả một số ngành nghề vốn thích hợp với phụ nữ sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu lao động như giáo viên mầm non, tiểu học, y tá, may mặc,… Vấn đề đặt ra hiện nay là Chính phủ, các tổ chức xã hội và mỗi cá nhân phải cùng nhau thực hiện các giải pháp nhằm khống chế mức tăng của tỷ số giới tính khi sinh. |
Minh khuê
Kỳ 3: Mất cân bằng giới tính khi sinh: Cần ứng xử như là một vấn đề văn hóa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47