Kỳ 2: Đổi mới công nghệ sản xuất để giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Độc đáo Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2023 Hành trình giữ nghề nơi "xứ mây" Nữ nghệ nhân tâm huyết “giữ lửa” nghề truyền thống sơn mài |
Từ thay đổi từ nhận thức của người dân...
Trở lại làng nghề lược sừng Thụy Ứng, xã Hòa Bình, huyện Thường Tín (Hà Nội), những ngày này, không khó để chúng tôi cảm nhận được sự thay đổi rõ nét của làng nghề lược sừng, nơi cách đây hơn 10 năm về trước đã từng là một trong những điểm nóng của Thủ đô về ô nhiễm làng nghề. Dọc 2 bên đường chính của làng, nhiều ngôi nhà cao tầng mọc san sát nhau, đường làng, ngõ xóm thông suốt, rộng rãi, sạch sẽ. Điều đáng nói, mặc dù hiện nay làng Thụy Ứng có đến hơn 200 cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ nằm xen trong khu dân cư, trong các hộ gia đình, thế nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường tại đây đã được cải thiện rõ nét.
Nhờ thay đổi tư duy trong sản xuất, sản phẩm lược sừng Thụy Ứng đã và đang khẳng định được thương hiệu làng nghề trong và ngoài nước |
Ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Bình cho biết, để xóa đi điểm nóng về ô nhiễm môi trường, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã tích cực vào cuộc tuyên truyền, hỗ trợ người dân xử lý các vấn đề ô nhiễm. Cùng với đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững và nhu cầu ngày càng cao của thị trường, các cơ sở sản xuất ở đây đã xác định, muốn sản xuất bền vững thì phải gắn với việc bảo vệ môi trường. Do đó, các cơ sở sản xuất đã bắt tay vào đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại từ phục vụ chế tác, đến các thiết bị công nghệ giảm ô nhiễm môi trường, như: Đầu tư làm hầm hút bụi ngay trong nhà xưởng, các cơ sở sơ chế da và sừng trâu, bò cũng thực hiện xây bể lọc nước thải ngay từ đầu nguồn và ngay tại các gia đình; điều này đã giúp giảm bớt ô nhiễm nước thải sau khi thải ra hệ thống cống rãnh chung.
Cũng như làng nghề lược sừng Thụy Ứng, tại làng nghề Dương Xá, huyện Gia Lâm (Hà Nội), ký ức một thời về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, mùi hành phi hòa lẫn mùi nước thải bay khắp làng… đã lùi xa. Hiện bộ mặt làng Dương Xá đã “thay da đổi thịt”, đường làng, ngõ xóm được trải bê tông sạch sẽ, rộng thênh thang, hai bên đường hoa mát dịu và quan trọng nhất, tại các cơ sở sản xuất hành phi giờ chỉ còn lại những mùi thơm nức, cuốn hút.
Bà Trần Thị Lan Hương, chủ cơ sở sản xuất Hợp Hương (thôn Thuận Quang, Dương Xá) cho biết, nếu như trước đây người dân làng nghề thường sử dụng bếp than tổ ong, bếp củi để chiên hành, thì nay người dân đã chuyển sang sử dụng lò điện để sản xuất. Cùng với đó, hiện các hộ sản xuất hành phi tại làng nghề đã đầu tư các máy móc hiện đại như máy thái, máy trộn, máy vắt khô, máy chiên hành… Nhờ việc đầu tư và thay đổi này, các cơ sở sản xuất không chỉ tiết kiệm được chi phí về nhân công, sản lượng sản xuất tăng lên, mà còn giúp khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng nghề. Vì vậy, môi trường làng nghề ngày một trong sạch hơn, bà con trong làng ai nếu đều vui mừng phấn khởi.
Việc xử dụng lò than, bếp củi để nung gốm tại làng nghề gốm Bát Tràng đã được người dân thay thế băng lò gas để bảo vệ môi trường làng nghề (ảnh V. Nga) |
Làng nghề gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), một trong những làng nghề nổi tiếng và khá thành công trong việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất và sự dịch chuyển mô hình sản xuất từ việc sử dụng lò than để nung gốm, nay đã có hơn 90% các hộ sản xuất gốm sứ đã áp dụng lò gas để sản xuất. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư công nghệ sản xuất, giá thành sản phẩm nhờ đó cũng rẻ hơn, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của đông đảo người tiêu dùng.
Đặc biệt, nhờ việc nâng cao ý thức người dân , gắn sản xuất với công tác bảo vệ môi trường phần nào đã giúp các hộ sản xuất, doanh nghiệp lợi nhuận ngày một gia tăng. Tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề nhờ đó cũng giảm sút rõ rệt, điều này góp phần quan trọng vào việc xây dựng Bát Tràng trở thành điểm tham quan, du lịch làng nghề hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm. Qua đó, đưa thương hiệu sản phẩm gốm Bát Tràng ngày một vươn xa.
...Đến tiếp tục chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất
Có thể thấy, việc làng nghề Bát Tràng, Thụy Ứng, Dương Xá hay làng nghề mây tre đan Phú Vinh… nỗ lực đầu tư công nghệ, máy móc và chuyển đổi sang mô hình sản xuất xanh, sạch, tiết kiệm năng lượng phần nào đã giúp thương hiệu sản phẩm làng nghề nhận được sự tin yêu, tin dùng của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Tuy nhiên nhìn nhận thực tế cho thấy, không chỉ riêng ở Thủ đô Hà Nội mà tại các làng nghề truyền thống trên cả nước, thì việc người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại phục vụ sản xuất vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân của thực trạng này chủ yếu là do nguồn lực tài chính, trình độ nhận thức và sự đầu tư, quy hoạch thiếu đồng bộ của các cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương.
Người dân làng nghề gốm Bát Tràng áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, nung gốm giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đưa làng nghề phát triển bền vững (ảnh V. Nga) |
Thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, trên địa bàn Thành phố hiện có tới 70% máy móc, trang thiết bị sản xuất ở các làng nghề còn thô sơ và thủ công. Trong đó, nhiều làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm như Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai (Hoài Đức), Cự Đà (Thanh Oai), Phùng Xá, Chàng Sơn (Thạch Thất), Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa)… thường bị ô nhiễm do đốt nhiên liệu, sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ có trong nước thải, chất thải rắn, như: CO2, Amoniac (NH3), Metan (CH4). Hoặc ô nhiễm không khí tại các làng nghề làm nón, tăm, hương… do khâu sấy chống mốc dùng diêm sinh, gây phát sinh một lượng lớn khí Sunfurơ (SO2).
Được biết, để hỗ trợ các làng nghề hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm thiểu tiêu thụ điện năng, thời gian qua, Thành phố đã hỗ trợ 64 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư đổi mới thiết bị, ứng dụng máy móc tiên tiến, hiện đại vào sản xuất. Sở Công Thương Hà Nội cũng đã phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, từng bước loại bỏ trang thiết bị hiệu suất thấp thông qua kiểm toán năng lượng tại 58 cơ sở…
Nhờ đổi mới công nghệ, các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đã khẳng định thương hiệu trên thị trường và được người tiêu dùng ưu chuộng (ảnh V. Nga) |
Đề cập đến vấn đề đầu tư máy móc, công nghệ kỹ thuật vào sản xuất tại các làng nghề nhằm giúp giảm lượng tiêu thụ điện năng, giảm lượng phát khí thải, ô nhiễm môi trường nước, theo ông Trịnh Quốc Đạt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, việc đầu tư máy móc thiết bị chính là một trong những cách để giảm chi phí sản xuất, giảm lượng nguyên, nhiên liệu tiêu thụ tại các làng nghề. Bởi, các dây chuyền công nghệ lạc hậu thường sử dụng rất nhiều nhiên liệu và hiệu quả sản xuất không cao. Thế nhưng, không có nhiều hộ gia đình có điều kiện để mua sắm thiết bị công nghệ hiện đại. Do đó, để khoa học, kỹ thuật, công nghệ được áp dụng vào sản xuất, rất cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ về vốn cũng như giá năng lượng sạch đối với các làng nghề.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội Hà Thị Vinh cũng chia sẻ, với làng nghề Bát Tràng, Thành phố có thể khuyến khích người dân áp dụng điện mặt trời cho việc sấy và hòa lưới điện để phục vụ những lò điện đốt có nhiệt độ dưới 1.200 độ. Đây cũng là điều kiện tốt để thay thế năng lượng khí gas hóa lỏng, góp phần giảm chi phí sản xuất và cải thiện môi trường làng nghề. Và cũng là “đòn bẩy” hữu hiệu cho các doanh nghiệp, cơ sở làng nghề tiết kiệm năng lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm…
Kỳ cuối: Cần những giải pháp quy hoạch đồng bộ để làng nghề phát triển bền vững
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/01/2025 06:10
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét
Môi trường 21/01/2025 06:02
Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025
Môi trường 20/01/2025 06:31
Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng
Môi trường 20/01/2025 06:31
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng
Môi trường 19/01/2025 06:53
Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung
Môi trường 18/01/2025 17:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng
Môi trường 18/01/2025 06:11
Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch
Môi trường 17/01/2025 13:54
Tết Nguyên đán Ất Tỵ, miền Bắc có rét không?
Môi trường 17/01/2025 06:41