-->

Chương trình khuyến công: “Bà đỡ” cho các cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển

Nhờ sự vào cuộc sát sao của của các sở, ngành thành phố Hà Nội, thời gian qua, các chương trình, chính sách khuyến công đã giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn có hướng đầu tư đúng, nâng cao năng lực quản lý, mở rộng sản xuất - kinh doanh hiệu quả và rõ nét hơn. Qua đó, nhiều mô hình công nghiệp nông thôn ở các địa phương được hình thành và đang sản xuất - kinh doanh hiệu quả với sự hỗ trợ lớn từ các đề án khuyến công.
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2022 Infographic: Năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,8% Tháng 2, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2022

Ngày 21/5/2012, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 về khuyến công có hiệu lực, thành phố Hà Nội đã nhanh chóng bắt tay vào công tác hỗ trợ, tìm giải pháp để đẩy mạnh hỗ trợ hoạt động khuyến công. Theo đó, nhiều chính sách, giải pháp, đề án khuyến công đã được Hà Nội ban hành và nhanh chóng tạo “cú hích” cho các cơ sở công nghiệp trên địa bàn Thành phố phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Chương trình khuyến công: “Bà đỡ” cho các cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển
Chương trình khuyến công được xem như là “bà đỡ” cho các cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển

Theo số liệu từ ngành Công Thương Hà Nội, trong giai đoạn 2012 - 2019, Thành phố đã tổ chức 625 lớp truyền nghề, nâng cao tay nghề cho gần 22.000 lao động nông thôn; hỗ trợ 110 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư đổi mới thiết bị, ứng dụng máy móc tiên tiến, hiện đại vào sản xuất; tổ chức 18 hội chợ, 4 triển lãm ngành hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội.

Riêng trong năm 2022, các chương trình khuyến công của Hà Nội hỗ trợ 10 cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất; hỗ trợ hơn 450 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ triển lãm hàng lưu niệm, quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ 35 cơ sở công nghiệp nông thôn thiết kế mẫu mã, bao bì và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.

Nhờ quan tâm phát triển các cơ sở công nghiệp nông thôn, năm 2022, Hà Nội đã đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ hồi phục và tăng 7%/năm, tạo ra 500 - 700 mẫu thiết kế mới phục vụ thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, có khoảng 2.000 học viên là lãnh đạo, quản lý của cơ sở công nghiệp nông thôn được đào tạo, tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý; hàng trăm lượt doanh nghiệp, cơ sở làng nghề, hợp tác xã được tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế, được hỗ trợ đầu tư thiết bị mới tiên tiến hiện đại vào sản xuất…

Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, thời gian qua, các chương trình, chính sách khuyến công đã giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn có hướng đầu tư đúng, nâng cao năng lực quản lý, mở rộng sản xuất - kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Nhằm hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, Thành phố đã tổ chức Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội hằng năm. Ngoài ra, Thành phố thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị giao thương, các tour du lịch làng nghề, tuần lễ trưng bày theo chủ đề, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, quảng bá sản phẩm… cho các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô.

Đồng hành với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở công nghiệp nông thôn trong giai đoạn 2021 - 2025, ngành Công thương Hà Nội đặt mục tiêu hỗ trợ trên 10.000 lượt doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn từ Chương trình khuyến công, mục tiêu tạo việc làm cho khoảng 60.000 - 70.000 lao động nông thôn. Đồng thời, tạo ra trên 3.500 mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ có thiết kế mới phục vụ thị trường trong và ngoài nước.

Chương trình khuyến công: “Bà đỡ” cho các cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển
Các sản phẩm hủ công mỹ nghệ của Thành phố ngày càng nhận được sự tin dùng của người dân trong và ngoài nước

Là một trong những đơn vị nhận được sự hỗ trợ của thành phố Hà Nội khi tham gia các chương trình kết nối giao thương, bà Nguyễn Thị Thiết - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Yên Bài (Ba Vì, Hà Nội) cho biết, các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn huyện Ba Vì không chỉ nhận được sự hỗ trợ của ngành Công Thương Hà Nội trong ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số để quảng bá, giới thiệu sản phẩm; mà còn nhận được sự hỗ trợ rất lớn trong việc kết nối giao thương, hỗ trợ giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng, cũng như quảng bá, giới thiệu sản phẩm chất lượng của huyện Ba Vì đi các địa phương khác trong cả nước.

“Các sản phẩm của Hợp tác xã nông nghiệp Yên Bài đều được sản xuất theo quy hữu cơ, VietGAP và đã được Thành phố đánh giá và công nhận OCOP 3 sao từ năm 2020. Tuy nhiên, sản phẩm chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến. Do đó, việc được tham gia các chương trình kết nối cung cầu, giới thiệu và quảng bá sản phẩm do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức, sẽ là một trong những cơ hội giúp sản phẩm của chúng tôi có thể đến được gần hơn với người trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung với mức giá cả hợp lý nhất”, bà Nguyễn Thị Thiết cho biết.

Chia sẻ những lợi ích mang lại từ các chương trình khuyến công của Thành phố, ông Nguyễn Văn Chung, Chủ tịch Hội doanh nghiệp mây tre Phú Vinh (Hà Nội) cho biết, chương trình khuyến công của Thành phố có ý nghĩa rất lớn khi tạo ra việc làm và nâng cao tay nghề cho một bộ phận người lao động tại các vùng nông thôn. Bên cạnh đó, tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã nông thôn tham gia các hội chợ, hội nghị kết nối giao thương, qua đó đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho sản xuất và tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm.

Với sự vào cuộc sát sao của các sở, ban, ngành Thành phố, có thể thấy, chương trình khuyến công của Hà Nội đã và đang được coi là “bà đỡ" của các cơ sở công nghiệp nông thôn. Qua chương trình khuyến công, nhiều mô hình công nghiệp nông thôn ở các địa phương được hình thành và đang sản xuất kinh doanh hiệu quả với sự hỗ trợ từ các đề án hỗ trợ của Thành phố.

Theo Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan, tiếp nối những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, năm 2023, theo định hướng trong chương trình khuyến công, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn thuộc các ngành có tiềm năng, có khả năng cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước nhằm giúp các đơn vị này thuận tiện trong đầu tư, ứng dụng công nghệ, phát triển theo hướng bền vững. Theo đó, các cơ sở công nghiệp nông thôn thuộc các nhóm ngành nghề thủ công mỹ nghệ của Thành phố sẽ được hỗ trợ ứng dụng công nghệ chuyển đổi số để quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm trên môi trường mạng…

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

Ngày 18/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024; trao chứng nhận “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023 - 2024.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Nhằm thiết thực chăm lo và nâng cao sức khỏe cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhân dịp Tháng Công nhân, sáng 19/4/2025, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho CNVCLĐ.
Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Hiện nay việc đặt phòng đi du lịch trên mạng đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Nắm bắt nhu cầu đó, các đối tượng lừa đảo đã lập các trang facebook giả mạo hoặc trang web của khách sạn để lừa nạn nhân chuyển tiền đặt cọc.
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Theo Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất, đầu tư hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các trung tâm công nghiệp văn hóa.

Tin khác

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước và cũng là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay. Đặc biệt, có đến 59/63 tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2025 tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Tháng 3/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,03% so với tháng trước, nhưng lại tăng 1,3% so với tháng 12/2024, và tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2025, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3,01%.
Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đây được coi là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực thi hiệu quả khung pháp lý này, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin là một trong những trọng tâm cơ bản.
Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

"Về mặt thực tế thì giao dịch thương mại điện tử càng nhiều, vi phạm càng nhiều. Làm sao để có thể phát hiện ra những vi phạm đó, từ phát hiện mới ra được phương án để giải quyết vi phạm. Chúng tôi rất trông đợi vào biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban Cạnh tranh quốc gia với Vương quốc Anh để có thể tìm ra một phương án nào đó...", bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia chia sẻ.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Ghi nhận vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung, quan tâm chỉ đạo, ban hành các định hướng, chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong xã hội.
Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Theo thông tin từ Công ty Vận hành Hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), sau 1 giờ tắt đèn sự kiện Giờ Trái đất năm 2025 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 22/3/2025), cả nước đã tiết kiệm lượng điện năng là 448.000 kWh, tương đương khoảng 942,2 triệu đồng.
Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 2 năm 2024.
Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Ngày 18/3, iPOS.vn và Nestlé Professional công bố báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2024, đây là dự án nghiên cứu chuyên sâu thường niên.
Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Chiều 14/3, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm”.
Xem thêm
Phiên bản di động