-->
Bảo tồn, kế thừa, phát huy giá trị của đàn bầu

Kỳ 2: Cần bảo tồn nghệ thuật biểu diễn đàn bầu

(LĐTĐ) Là một cây đàn được coi là “hồn cốt” của dân tộc, được nhiều người trong nước và quốc tế yêu thích, nghiên cứu nhưng cho đến nay đàn bầu vẫn chưa được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia.
ky 2 can bao ton nghe thuat bieu dien dan bau Kỳ 1: Nhạc cụ thuần Việt độc đáo

“Lắng tai nghe đàn bầu, thánh thót trong đêm thâu, tiếng đàn bầu của ta, cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha...”, những thanh âm trầm bổng của cây đàn một dây này đã đi vào tâm thức của biết bao thế hệ người dân Việt Nam.

ky 2 can bao ton nghe thuat bieu dien dan bau
Nghệ sĩ ưu tú Hồ Hoài Anh trình diễn đàn bầu trong Festival Âm nhạc mới Á. (Ảnh cắt từ clip)

Ðàn bầu là một trong những nhạc cụ tiêu biểu nhất của kho tàng nhạc cụ dân tộc Việt Nam, có xuất xứ lâu đời từ dân gian, được nhiều thế hệ nghệ sĩ dày công cải tiến. Ðến nay, đàn bầu không chỉ độc tấu mà có thể hòa tấu cùng nhiều nhạc cụ khác, trình diễn trên sân khấu lớn; tiếp tục lan tỏa giá trị trong đời sống văn hóa nước nhà, được nhiều bạn bè quốc tế biết đến và hâm mộ.

Trong số các nhạc cụ dân tộc ở Việt Nam, đàn bầu là nhạc cụ thu hút sự chú ý, quan tâm của nhiều nhạc sĩ sáng tác và những người nghiên cứu, cải tiến nhạc cụ. Trong các chương trình biểu diễn âm nhạc truyền thống Việt Nam phục vụ du khách quốc tế, khách ngoại giao hoặc các sự kiện lớn trong nước cũng như chương trình của các nhóm, đoàn đi biểu diễn ở nước ngoài, luôn có tiết mục đàn bầu. Tiếng đàn bầu đã gợi lên tình cảm sâu thẳm trong tâm hồn con người bằng những âm thanh thánh thót, dạt dào, sâu lắng. Khi xa quê, nghe một tiếng đàn bầu, chúng ta như được về với quê hương; với bờ tre, gốc lúa, dòng sông, bến nước, con đò,…

Nghệ sĩ ưu tú Hồ Hoài Anh cho rằng: Nghệ thuật biểu diễn đàn bầu hiện nay là sự kế thừa và phát triển vốn cổ với những ngón đàn độc đáo của các thế hệ nghệ nhân. Nghệ sĩ biểu diễn đàn bầu và sự kết hợp chặt chẽ về mặt kỹ thuật, nghệ thuật nhằm nâng cao khả năng tiềm tàng của cây đàn để tạo ra hiệu quả âm nhạc vừa dân tộc, vừa hiện đại, phục vụ tốt hơn cho cuộc sống mới và hội nhập với thế giới.

Bởi vậy, cần có các dự án về bảo tồn âm nhạc truyền thống bằng cách mời những kỹ sư âm thanh giỏi cùng với các nghệ nhân làm đàn, các nghệ sĩ am hiểu về đàn bầu nghiên cứu về các nguyên lý của âm thanh, cách phát âm đặc biệt của đàn bầu để từ đó tìm ra một cây đàn giữ được âm sắc của đàn bầu truyền thống với âm lượng đảm bảo phục vụ cho đông đảo quần chúng yêu nghệ thuật âm nhạc dân tộc.

Ngoài ra, phải có biện pháp khuyến khích người sáng tác các tác phẩm dành cho đàn bầu. Đặc biệt là những tác phẩm ngẫu hứng và ngẫu hứng trên cơ sở hòa thanh nhằm khuyến khích khả năng sáng tạo của các nhạc sĩ, nghệ sĩ, cũng như tìm thêm được những kỹ thuật mới bổ sung cho khả năng diễn tấu của cây đàn thông qua các tác phẩm. Đây là một mảng hầu như còn để ngỏ.

Theo nghệ sĩ Hồ Hoài Anh, nên dạy song song hai cây đàn bầu mộc và đàn bầu điện trong hệ thống các trường âm nhạc, trước hết là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Khi chúng ta chưa có được một cây đàn bầu mới có âm sắc như đàn bầu cổ truyền thì nên đưa cả cây đàn bầu mộc vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp song song cùng cây đàn bầu điện bởi hai cách diễn tấu của hai cây đàn này có sự khác nhau.

Hiện nay, chỉ chú trọng cây đàn bầu điện mà chưa chú ý đến đàn bầu mộc, trong khi đàn bầu mộc mới là gốc rễ và độc đáo, là cây đàn thuần Việt nhất. Người học được học cả hai cây đàn sẽ hiểu về đàn bầu hơn, yêu đàn bầu hơn, đưa cây đàn đi xa hơn trong quá trình hòa nhập với thế giới.

Ở góc độ khác, Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Kim Anh cho biết, các nhà quản lý văn hóa, các cơ quan, đơn vị nghệ thuật nên tổ chức nhiều cuộc liên hoan dành riêng cho đàn bầu, tạo nhiều điều kiện để những nghệ sĩ đàn bầu có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi và đặc biệt, đông đảo khán giả có dịp được thưởng thức đàn bầu, để đàn bầu trường tồn với thời gian, xứng đáng là một món ăn tinh thần quý giá trong đời sống của người dân đất Việt.

Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Thị Thanh Tâm cho rằng: Đàn bầu là một nhạc cụ thuần Việt nhất trong các loại nhạc cụ truyền thống được các thế hệ người Việt Nam trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong tâm thức người Việt, đàn bầu chính là tâm hồn của dân tộc, nó tấu lên buồn vui, sướng khổ trong mỗi con người. Vì thế, việc bảo tồn, kế thừa, phát huy giá trị của đàn bầu không chỉ là tình cảm mà còn là trách nhiệm, đặc biệt đối với những người nghiên cứu, giảng dạy, biểu diễn, học tập đàn bầu.

Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Thị Thanh Tâm cho rằng: Đàn bầu là một nhạc cụ thuần Việt nhất trong các loại nhạc cụ truyền thống được các thế hệ người Việt Nam trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong tâm thức người Việt, đàn bầu chính là tâm hồn của dân tộc, nó tấu lên buồn vui, sướng khổ trong mỗi con người. Vì thế, việc bảo tồn, kế thừa, phát huy giá trị của đàn bầu không chỉ là tình cảm mà còn là trách nhiệm, đặc biệt đối với những người nghiên cứu, giảng dạy, biểu diễn, học tập đàn bầu.

Theo nghệ sĩ ưu tú Bùi Lệ Chi, Trưởng Bộ môn đàn bầu, Khoa Âm nhạc truyền thống, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, để đàn bầu trường tồn, bên cạnh việc công nhận đàn bầu xứng tầm di sản, cũng cần phải chú trọng vào công tác đào tạo. Bởi thực tế hiện nay, nhiều dòng nhạc du nhập vào Việt Nam và được giới trẻ yêu thích, chính vì vậy mà đòi hỏi chúng ta phải nhìn lại những vấn đề liên quan đến ngành nghề của mình như thực trạng đào tạo, biểu diễn…

Việc bảo tồn nhạc cụ truyền thống nói chung, trong đó có đàn bầu là một vấn đề mang tính cấp thiết, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, âm nhạc truyền thống của dân tộc.

Cùng với đó, để đàn bầu có thể hội nhập vào xu thế phát triển chung của xã hội, Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân cho rằng, cần phải tập chung vào công tác sáng tác để đàn bầu có thêm nhiều tác phẩm mới. So với thời kỳ trước, hiện nay các nhạc sĩ ít viết cho cây đàn bầu, ngoại trừ một số nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú vẫn tiếp tục say mê truyền bá và biểu diễn đàn bầu... “Giờ đây ngay các nhạc sĩ quốc tế cũng bắt đầu quan tâm tìm hiểu và viết cho cây đàn bầu. Hy vọng trong tương lai các nhạc sĩ Việt Nam sẽ chú ý dành tâm huyết nhiều hơn nữa với cây đàn bầu”.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, đàn bầu được coi là “hồn cốt” của dân tộc, được nhiều người trong nước và quốc tế yêu thích, nghiên cứu, nhưng cho đến nay đàn bầu vẫn chưa được công nhận là Di sản văn hoá cấp Quốc gia. Nhận thấy đây là vấn đề cấp bách nhằm khẳng định vị thế của cây đàn bầu trong nền văn hóa Việt Nam và thế giới, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam dự kiến sẽ đẩy nhanh xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị công nhận đàn bầu là di sản văn hóa quốc gia, và tiến tới đề nghị UNESCO xem xét, công nhận là di sản thế giới. Trong những bước đi đầu tiên của kế hoạch xây dựng hồ sơ, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã giao Viện Âm nhạc triển khai công tác chuẩn bị cơ sở dữ liệu cho bộ hồ sơ.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động