Kỳ 2: Ai kiểm soát nguồn gốc nông sản?
Tận mắt khám phá hành trình nông sản từ nông trường tới mâm cơm gia đình | |
Phát triển nông sản bền vững: Bài học từ vải thiều Lục Ngạn |
Còn nhiều lo ngại
Theo Sở Công Thương Hà Nội, hiện nay, trên địa bàn thành phố hiện có 22 chợ thương mại, 133 siêu thị, 454 chợ gồm cả đầu mối và chợ dân sinh cùng khoảng 1.000 cửa hàng tiện lợi, tiện ích kinh doanh, chưa kể bán hàng qua mạng. Hiện 2 chợ đầu mối chính gồm Hoàng Mai ở phía Nam (có diện tích hơn 23.000 m2 với 168 hộ kinh doanh, hàng ngày có 200 - 400 tấn hàng hóa là nông sản luân chuyển qua chợ) và Minh Khai ở Bắc Từ Liêm (diện tích hơn 36.000 m2, có 1.000 hộ kinh doanh và 350 tấn hàng hóa nông sản luân chuyển hàng ngày).
Ngoài ra còn có 5 chợ tập trung mang hơi hướng đầu mối là chợ Long Biên (có diện tích hơn 27.000 m2 với 650 hộ kinh doanh, 150 - 200 tấn hàng hóa qua chợ /ngày), chợ cá Yên Sở (có diện tích trên 7.000 m2, gồm 70 hộ kinh doanh khoảng 150 tấn cá, lương thực/ngày), chợ gia cầm Hà Mỹ (diện tích hơn 7.000 m2, khoảng 200 hộ kinh doanh với 50 tấn gia cầm thủy cầm qua chợ/ngày) và chợ Quảng An (diện tích trên 600 m2 với 300 hộ kinh doanh hoa).
Các thực phẩm buôn bán tại chợ dân sinh phần lớn đều không rõ nguồn gốc nhưng người dân vẫn “chuộng” bởi giá rẻ và tiện lợi khi mua bán. |
Cũng theo đánh giá của Sở Công Thương, nhìn chung hoạt động của các chợ này chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nông sản thực phẩm của thành phố; nguồn hàng chưa được kiểm soát chặt chẽ về an toàn thực phẩm, chưa có chức năng chế biến và xuất khẩu ra nước ngoài. Quy mô phân phối còn nhỏ, nên các chợ đầu mối này chưa có khả năng điều tiết giá cả thị trường, một số hàng hóa tại các chợ đầu mối này chưa truy xuất được nguồn gốc khi cần thiết.
Trong khi đó, Hà Nội có khoảng 10 triệu người đang sinh sống, học tập làm việc trên địa bàn và khoảng 21 triệu lượt khách đến thăm quan hàng năm, nên nhu cầu các thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh rất lớn. “Mỗi tháng Hà Nội cần khoảng 80.000 tấn gạo; trên 20.000 tấn thịt lợn hơi, trên 5.000 tấn thịt gà, thịt bò cũng trên 5.000 tấn, hải sản khoảng 5.000 tấn và thực phẩm chế biến trên 5.000 tấn và rau củ khoảng 85.000 tấn, hơn 90 triệu quả trứng gà vịt.
Tuy nhiên, khả năng cung ứng một số mặt hàng của thành phố là chưa đủ. Ngoài thịt gà, thịt lợn cơ bản đáp ứng được dù có những thời điểm phải đưa từ các nơi khác về, còn lại gạo mới đáp ứng được 35% nhu cầu; thịt bò mới đáp ứng được 17%; thủy hải sản mới đáp ứng được 5% nhu cầu; thực phẩm chế biến là 25% nhu cầu; rau củ quả đáp ứng được 60% nhu cầu và trứng gà, vịt mới đáp ứng được 17% nhu cầu”, lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội cho hay.
Theo khảo sát thực tế của phóng viên, việc chấp hành đúng các quy định về kinh doanh hàng hóa bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm chỉ được thực hiện tốt ở các chợ lớn tại các quận nội thành; khó kiểm soát về nguồn gốc, chất lượng hàng hóa tại các chợ dân sinh, chợ tạm.
Những chuyến hàng này được kiểm tra chất lượng ra sao? |
Tại một số chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn quận Hà Đông, Nam Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy... Nhiều mặt hàng thực phẩm nông sản tươi sống không có bao bì, tem nhãn được bày bán trong thời gian khá dài, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người tiêu dùng và làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Đáng ngại, tại các chợ tạm này, thực phẩm tươi sống bày bán lẫn lộn với thức ăn chín, không được che đậy, vệ sinh môi trường không bảo đảm; hàng hóa chưa được kiểm soát tốt về nguồn gốc, thậm chí nhiều loại hải sản được bày trên nền đất... Chưa kể, tại đây, tình trạng nước thải ở các gian hàng đen ngòm và bốc mùi đổ trực tiếp xuống nền đường. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường cũng như cuộc sống của người dân xung quanh.
Càng đi sâu vào trong chợ tạm, chợ cóc tình trạng mất an toàn thực phẩm càng đáng lo ngại, thực phẩm tươi sống được bày bán ngay cạnh bãi rác, bãi phế liệu được lưu lại từ nhiều ngày là thường. Tuy vậy, người tiêu dùng vẫn không mấy quan tâm, bởi chợ cóc, chợ tạm thuận tiện cho việc mua bán. Khi được hỏi tại sao nhìn thấy mất an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường không bảo đảm mà những bà nội trợ vẫn mua và cho rằng mua thực phẩm ở những khu chợ tạm, chợ cóc này tất nhiên không bảo đảm bằng chợ trung tâm, nhưng phải chấp nhận vì chợ tạm chợ cóc thường sát khu dân cư.
Ông Florian de Saint Vincent – Giám đốc các dự án quốc tế Công ty Rungis International đã từng chỉ ra thách thức lớn đối với chợ đầu mối ở Việt Nam là việc sử dụng các đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, nhập khẩu bất hợp pháp hoặc quản ký kém, thiếu khả năng truy nguyên và nhiễm chéo cũng là những yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm nhưng thách thức lớn nhất là thay đổi việc sản xuất của một số lượng lớn các nhà sản xuất nhỏ. An toàn thực phẩm là mối quan tâm lớn đối với công chúng, với mức độ lo lắng cao mỗi lần có một sự cố an toàn thực phẩm cao. |
Về các mặt hàng trái cây, qua khảo sát thực tế, tại các chợ dân sinh của các quận, huyện có hoạt động kinh doanh trái cây đều là bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng. Hầu hết cửa hàng này được bố trí ở phía ngoài cổng chợ hoặc mặt ngoài chợ tiếp giáp với đường đi, nhằm tạo thuận lợi cho việc mua trái cây của người tiêu dùng. Quy mô của các cửa hàng kinh doanh trái cây đều nhỏ lẻ, thiết bị, dụng cụ bán thô sơ.
Bên cạnh nguồn cung cấp từ các chợ đầu mối, trái cây tiêu thụ tại các chợ dân sinh còn do chủ hàng kinh doanh quầy hàng thu mua của người trực tiếp trồng trọt, thu hoạch, nên gây khó khăn cho công tác kiểm soát, truy xuất nguồn gốc trái cây tiêu thụ tại chợ. Người bán trái cây chưa có đầy đủ kiến thức bảo đảm ATTP trong kinh doanh cũng như bảo quản trái cây theo đúng quy định.
Đâu là giải pháp?
Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội, khi kiểm tra ở các điểm bán hàng trái cây ở chợ dân sinh, chợ đầu mối cho thấy, chủ hàng bày bán trái cây trên những thùng xốp, giấy, gỗ sơ sài. Điều này làm giảm giá trị mặt hàng trái cây, tăng nguy cơ lây nhiễm, gây mất vệ sinh ATTP. Không những vậy, các loại hoa quả này đều không có tem nhận diện mã sản phẩm, truy xuất nguồn gốc xuất xứ...
Còn về các mặt hàng rau, củ tại chợ đầu mối và chợ dân sinh thì việc kiểm soát nguồn gốc xuất xứ gần như bỏ ngỏ. Rau an toàn đang bị đánh đồng với sản phẩm không an toàn khiến việc tiêu thụ và truy xuất nguồn gốc sản phẩm càng trở nên khó khăn. Các cơ quan ban ngành chưa phát huy vai trò của mình trong công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ đầu mối.
Chia sẻ về vấn đề liên quan, ông Florian de Saint Vincent – Giám đốc các dự án quốc tế Công ty Rungis International đã từng chỉ ra thách thức lớn đối với chợ đầu mối ở Việt Nam là việc sử dụng các đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, nhập khẩu bất hợp pháp hoặc quản ký kém, thiếu khả năng truy nguyên và nhiễm chéo cũng là những yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm nhưng thách thức lớn nhất là thay đổi việc sản xuất của một số lượng lớn các nhà sản xuất nhỏ. An toàn thực phẩm là mối quan tâm lớn đối với công chúng, với mức độ lo lắng cao mỗi lần có một sự cố an toàn thực phẩm cao.
Để giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm chợ đầu mối, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho rằng cần tăng cường phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết người sản xuất với các chuỗi bán lẻ lớn, đảm bảo cân đối cung cầu, có thể truy xuất nguồn gốc, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm theo chuỗi; đồng thời tăng cường quản lý thị trường, kiểm soát giá thành và giá bán các sản phẩm nông sản, giảm chi phí trung gian.
Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, ngoài biện pháp tuyên truyền, phải tăng cường phổ biến quyền lợi của người tiêu dùng, nghĩa vụ của người sản xuất, kinh doanh trong việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Các sở, ngành chức năng cần tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát, thanh tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm ra vào chợ, chú trọng các thực phẩm có nguy cơ cao như nhóm hàng nông sản tươi sống. Đồng thời, giao UBND quận, huyện, thị xã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức thường xuyên kiểm tra, lấy mẫu giám định các mặt hàng thực phẩm kinh doanh tại các chợ.
Hà Phong – Luyện Đinh (Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47