--> -->
''Nỗi lo" sạt lở ở Hà Tĩnh:

Kỳ 1: Khi sạt lở nguy cơ ngày càng tăng

Để ứng phó tình trạng sạt lở đất ven sông, ven biển, thời gian qua tại tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều công trình được xây dựng để gia cố hệ thống đê và phi công trình được áp dụng nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Theo các chuyên gia, để giải quyết tình trạng này, tỉnh Hà Tĩnh cần khảo sát, điều tra, đánh giá một cách tổng thể, khoa học về nguyên nhân sạt lở nhằm có những giải pháp mang tính đồng bộ hơn.
Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở núi, ách tắc giao thông trên Quốc lộ 8A Hà Nội chủ động phòng, chống thiên tai và sạt lở đê điều TP.HCM di dời người dân khỏi vùng có nguy cơ sạt lở

Sạt lở bủa vây

Qua tìm hiểu thực tế, CTV báo Lao động Thủ đô ghi nhận tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh tình trạng hồ đập xuống cấp đang tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sạt lở, lún sụt thân hoặc nền đập, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho vùng hạ du khi mưa bão ập đến ở mức đáng báo động.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hương Khê, tính đến năm 2022, địa bàn có trên 26 công trình hồ, đập có nguy cơ mất an toàn cần được sửa chữa, nâng cấp. Tuy nhiên, theo tính toán tổng kinh phí vượt quá khả năng của địa phương nên chưa thể triển khai đồng bộ các công trình phòng chống sạt lở được .

Tại huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), tình trạng sạt lở bờ sông Ngàn Trươi, đoạn qua Thị Trần Vũ Quang tại tổ dân 4 ảnh hưởng đến diện tích vườn hộ và các công trình phụ trợ, công trình chăn nuôi của hộ dân. Đoạn qua xã Quang Thọ tại điểm cầu Chợ Quánh, sạt lở nghiêm trọng khoảng 200m, ảnh hưởng đến đường giao thông và mố cầu Treo.

Kỳ 1: Khi sạt lở nguy cơ ngày càng tăng
Sạt lở nghiêm trọng khoảng 100m sát đường sắt Bắc - Nam tại thôn Liên Hòa, xã Đức Liên, huyện Vũ Quang

Sạt lở bờ sông Ngàn Sâu: Đoạn qua xã Đức Liên, huyện Vũ Quang (sạt lở nghiêm trọng khoảng 100m sát đường sắt Bắc - Nam tại thôn Liên Hòa). Đoạn qua xã Đức Bồng (Sạt lở tại thôn 1,2 xã Đức Bồng, ảnh hưởng đến đất sản xuất, nhà ở và công trình phụ, nhà ở của hộ dân). Đoạn quan xã Đức Giang (nghiêm trọng đoạn qua thôn 2 Văn Giang - Đức Giang dài khoảng 500m ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến giao thông ngõ xóm và nhà ở, công trình phụ và đất vườn của 8 hộ dân).

Ngoài ra, tình trạng sạt lở đất đồi tại địa phương này đang là nỗi lo cho hàng chục hộ dân. Cụ thể, sạt lở đất đang xảy ra tại 2 địa phương. Tại xã Quang Thọ, huyện Vũ Quang sạt lở nghiêm trọng ở điểm 54 khu dân cư thôn Kim Quang ảnh hưởng trực tiếp đến nhà ở, công trình phụ và diện tích vườn của 11 hộ dân. Tại thị trấn Vũ Quang nguy cơ sạt lở đất cao tại tổ dân phố 3 dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh (liên quan 8 hộ dân).

Còn tại huyện Đức Thọ, gần 1km bờ sông Ngàn Sâu (đoạn qua thôn Đông Xá, xã Hòa Lạc), cũng bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều diện tích đất nông nghiệp của người dân đang bị “ăn mòn” hàng năm, tương tự, tại làng Soi xã Tùng Ảnh sông La đang ăn lấn dần vào nhà dân và đất nông nghiệp. Ngoài ra, tại địa bàn huyện Hương Sơn và Kỳ Anh… cũng xảy ra tình trạng sạt lở đất do các trận mưa lũ vừa qua gây ra, đến nay việc khắc phục sửa chữa còn gặp nhiều khó khăn.

Tại huyện Cẩm Xuyên, hệ thống kè biển chắn sóng, ngăn nước mặn xâm thực vào đất liền ở xã Cẩm Nhượng được xây dựng từ năm 2003 với tổng chiều dài hơn 1km. Sau gần 20 năm đưa vào sử dụng, thời gian gần đây, tuyến kè biển bắt đầu xuất hiện những điểm sạt lở, sụt lún, tiềm ẩn nhiều rủi ro đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của người dân, nhất là vào mùa mưa bão sắp đến.

Điều đáng nói, tuyến kè biển này có vai trò đặc biệt quan trọng, là thành lũy chắn sóng vững chắc bảo vệ cho hơn 1.000 hộ dân các thôn Phúc Hải, Xuân Bắc, Xuân Nam, Hải Bắc, Hải Nam và thôn Chùa. Tuy nhiên, sau nhiều năm chịu áp lực của triều cường, tuyến kè này đã xuống cấp và hư hỏng nhiều, chính quyền và người dân đã nhiều lần sửa chữa nhưng không thể khắc phục dứt điểm.

Kỳ 1: Khi sạt lở nguy cơ ngày càng tăng
Sông lấn làng Soi, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh)

Bên cạnh đó, tình trạng sạt lở tại bờ sông Rác (khu vực xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên), hàng năm cướp đi nhiều diện tích đất nông nghiệp, hiện vẫn chưa có giải pháp khắc phục khiến người dân địa phương lo lắng trước thực trạng đất sản xuất bị thu hẹp.

Tại huyện Nghi Xuân, bờ sông Lam đoạn qua xã Xuân Lam, mỗi năm bị sạt lở thêm 5 - 7m với chiều dài sạt lở khoảng 1,5km làm mất nhiều ha đất canh tác của hàng chục hộ dân nơi đây. Tình trạng sạt lở vẫn tiếp tục hiện hữu mỗi ngày vì nơi đây chưa có bờ kè chống sạt lở.

Theo ông Trần Đức Liên, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Lam: “Tình trạng sạt lở dọc sông Lam qua địa bàn diễn ra nhiều năm nay, bình quân mỗi năm sạt lở sâu vào thêm khoảng 5 - 7m, nhất là những năm có lũ lụt lớn đã thu hẹp đất sản xuất hoa màu của khoảng 50 - 60 hộ dân. Khoảng 5 năm trở lại đây, đất màu của người dân ở khu vực này đã bị sạt lở, sông lấn vào khoảng 3 đến 4 ha”.

Loay hoay kinh phí khắc phục sạt lở đến bao giờ?

Để chủ động ứng phó với những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập các đoàn kiểm tra, chỉ đạo các sở ban ngành liên quan phối hợp với các địa phương chủ động triển khai các phương án, tổ chức kiểm tra, đánh giá thực trạng của các hồ, đập và một số điểm sạt lở nghiêm trọng trên địa bàn. Nhưng đến nay, các giải pháp khắc phục hậu quả do bão lụt gây ra tại địa bàn Hà Tĩnh còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về nguồn kinh phí để đầu tư, nâng cấp, tu bổ các công trình đã xuống cấp hư hỏng nặng.

Tại huyện Cẩm Xuyên, hai bên bờ sông Rác đoạn chảy qua xã Cẩm Lạc, đang xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng. Đặc biệt, là hồ chứa nước Sông Rác điều tiết nước để xả lũ khiến hai bên bờ sông Rác bị sạt lở nhiều hơn. Tình trạng sạt lở đã đe dọa nhiều diện tích đất nông nghiệp tại thôn Lạc Thọ và đất ở của người dân thôn Hà Văn (xã Cẩm Lạc).

Trước sự mất an toàn do sạt lở bờ sông Rác ở thôn Hà Văn, xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên. Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hà Tĩnh đã giao cho UBND huyện Cẩm Xuyên triển khai dự án xây dựng bờ kè dài hơn 500m với chi phí hơn 13,8 tỷ đồng, nhằm bảo vệ đất sản xuất, đất vườn, nhà ở cho các hộ dân thôn này. Riêng tình trạng sạt lở ảnh hưởng đến đất nông nghiệp tại cánh đồng Tùng thuộc thôn Lạc Thọ, xã Cẩm Lạc hiện vẫn chưa có giải pháp khắc phục.

Kỳ 1: Khi sạt lở nguy cơ ngày càng tăng
Để khắc phục sạt lở phải tốn hàng trăm tỷ đồng để xây dựng bờ kè kiên cố

Ông Hưng, người dân thôn Lạc Thọ cho biết: "Hàng năm, cây cối và nhiều khối đất lớn dọc bờ sông bị cuốn trôi xuống lòng sông Rác. Dù chính quyền địa phương đặt biển cảnh báo người dân, nhưng tình trạng này không được xử lý dứt điểm, khiến người dân không khỏi lo lắng".

Ông Võ Kim Diệp, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Lạc cho biết: “Cánh đồng Tùng (thôn Lạc Thọ) có khoảng 20ha đất sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa lũ năm 2021 tình trạng sạt lở trở nên nghiêm trọng hơn với 3 điểm, mỗi điểm dài khoảng 100m, sâu 25 - 30m. Do nền đất khá yếu nên khi nước sông chảy mạnh, cuốn trôi phần đất cát dẫn tới việc sạt lở, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu quả thì nguy cơ bờ sông Rác “nuốt” đất sản xuất luôn hiện hữu và trở thành nỗi bất an cho người dân, nhất là khi mùa mưa lũ năm nay đang đến gần".

"Để khắc phục tình trạng sạt lở như hiện nay cần nguồn kinh phí rất lớn, ước tính lên tới hàng chục tỷ đồng trong khi nguồn ngân sách của địa phương hạn hẹp. Hiện địa phương đã kiến nghị lên cấp trên để sớm có phương án xử lý", ông Diệp thông tin thêm.

Ông Lê Ngọc Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên cho biết: "Trước mắt huyện đang lên phương án di dời 5 hộ dân bị ảnh hưởng bởi tình trạng sạt lở tại xã Cẩm Lạc. Còn khắc phục tình trạng sạt lở ảnh hưởng đến đất sản xuất, huyện sẽ tiếp tục bàn phương án…".

Được biết, tỉnh Hà Tĩnh đã lập kế hoạch thực hiện đề án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 với kinh phí dự kiến 715 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh cũng đã đề nghị Chính phủ có chương trình hỗ trợ ngân sách chống sạt lở bờ sông, bờ biển để hỗ trợ thêm để xử lý các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm với kinh phí ước tính 250 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay kế hoạch này chưa được thực hiện.

Theo tìm hiểu, từ năm 2020 - 2022, Hà Tĩnh đã trích 27,5 tỷ đồng từ nguồn quỹ phòng chống thiên tai (PCTT) hỗ trợ các địa phương sửa chữa, nâng cấp các công trình PCTT. Bên cạnh đó, năm 2020 và năm 2021, Hà Tĩnh đã được Trung ương hỗ trợ 300 tỷ đồng để khôi phục hạ tầng bị thiệt hại sau mưa lũ, tỉnh đã phân bổ kịp thời cho các địa phương, đơn vị để khôi phục, nâng cấp cơ sở, hạ tầng PCTT.

Đến nay, các giải pháp khắc phục hậu quả do bão lụt gây ra tại địa bàn Hà Tĩnh còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về nguồn kinh phí để đầu tư, nâng cấp, tu bổ các công trình đã xuống cấp hư hỏng nặng, vì vậy, về lâu dài chưa có thể ứng phó với những tác động từ thiên nhiên, vẫn còn đó những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân.

(Còn nữa)

Nguyễn Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác nghiên cứu khoa học

Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác nghiên cứu khoa học

Ngày 22/7, Bệnh viện Quân y 175 và Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và chính thức ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về chuyên môn, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Phường Long Biên khám sức khỏe, tặng quà tri ân người có công

Phường Long Biên khám sức khỏe, tặng quà tri ân người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Long Biên phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và Trạm Y tế phường tổ chức chương trình khám, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn.
Quân đội tổ chức thêm 4 chuyến bay chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ Nghệ An

Quân đội tổ chức thêm 4 chuyến bay chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ Nghệ An

Dự kiến trong ngày 25/7, Cục Cứu hộ - Cứu nạn (Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam) sẽ tiếp tục tổ chức 4 chuyến bay vận chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ Nghệ An.
Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam chốt danh sách 14 VĐV dự SEA V.League 2025

Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam chốt danh sách 14 VĐV dự SEA V.League 2025

Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam vừa công bố danh sách chính thức 14 vận động viên sẽ tham dự chặng 1 giải SEA V.League 2025, diễn ra từ ngày 1 đến 3/8 tại Nakhon Ratchasima, Thái Lan. So với đội hình vừa hoàn thành VTV Cup 2025, danh sách lần này ghi nhận một điều chỉnh đáng chú ý - sự trở lại của libero Lưu Thị Ly Ly thay cho chủ công trẻ Nguyễn Thị Phương.
Lật xe khách trên Quốc lộ 1 qua Hà Tĩnh, 9 người tử vong, 15 người bị thương

Lật xe khách trên Quốc lộ 1 qua Hà Tĩnh, 9 người tử vong, 15 người bị thương

Một vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào rạng sáng 25/7 trên Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn phường Sông Trí, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã khiến 9 người tử vong và 15 người khác bị thương. Đây là một trong những vụ tai nạn nghiêm trọng nhất trong thời gian gần đây trên tuyến Quốc lộ 1.
Nottingham Forest vs Fulham: Màn “tổng duyệt” trước mùa giải mới

Nottingham Forest vs Fulham: Màn “tổng duyệt” trước mùa giải mới

Trận giao hữu giữa Nottingham Forest và Fulham, diễn ra vào lúc 02h00 ngày 27/7 tại sân Estádio de São Luís (Faro, Bồ Đào Nha), không chỉ là một màn “làm nóng” thông thường mà còn là cuộc chạm trán đầy hứa hẹn giữa hai đại diện Premier League.
Hoạt động hiệu quả chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Hoạt động hiệu quả chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Sau hơn 2 tuần đi vào hoạt động, mô hình chính quyền 2 cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã ổn định, phát huy hiệu quả, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/7: Mưa dông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/7: Mưa dông rải rác

Dự báo ngày 25/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Mỗi người dân Thủ đô là một “chiến sĩ môi trường”

Mỗi người dân Thủ đô là một “chiến sĩ môi trường”

Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và những áp lực môi trường ngày một gia tăng, các chiến dịch ra quân tổng vệ sinh môi trường không còn là một nhiệm vụ hành chính đơn thuần, mà đã trở thành một phong trào sâu rộng, thu hút được sự tham gia chủ động của đông đảo người dân. Thành phố Hà Nội cũng đang đi theo hướng đó, để rồi hình ảnh người dân cùng nhau quét dọn, thu gom rác thải từ các tuyến phố trung tâm Hà Nội cho tới ngõ nhỏ, làng quê ven đô đã dần trở thành nét đẹp văn hóa.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/7: Mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/7: Mưa rào và dông rải rác

Dự báo ngày 24/7, khu vực Hà Nội có mây, có lúc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to.
Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trưa 23/7, một vùng áp thấp nhiệt đới đã chính thức đi vào Biển Đông và đang có dấu hiệu mạnh lên thành bão. Điều đáng chú ý là hệ thống này không di chuyển theo hướng thông thường mà có xu hướng đảo chiều ra lại Thái Bình Dương sau khi tiếp cận khu vực phía Đông Bắc Biển Đông.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông

Dự báo ngày 23/7, ảnh hưởng từ hoàn lưu bão số 3, khu vực Hà Nội cục bộ có nơi mưa to và dông.
Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, cả hệ thống chính trị xã Vân Đình đã và đang khẩn trương, quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó với tinh thần "tuyệt đối không chủ quan, lơ là". Từ kiểm tra thực địa các điểm xung yếu, chuẩn bị lực lượng, vật tư theo phương châm "bốn tại chỗ" đến tăng cường tuyên truyền, mọi công tác đều nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người dân và tài sản.
Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Lúc 10 giờ ngày 22/7 tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình (khu vực Thái Bình, Nam Định cũ). Sức gió mạnh nhất: Cấp 8-9 (62-88 km/h), giật cấp 11. Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15 km/h.
TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương khẩn trương triển khai các phương án, biện pháp ứng phó do ảnh hưởng của bão số 3
Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại Hà Nội, hôm nay (22/7), khu vực phía Bắc và Tây Thành phố gió mạnh dần cấp 4-5, giật cấp 6; phía Nam và trung tâm gió mạnh dần cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Từ sáng nay đến hết ngày 23/7, Hà Nội có mưa vừa, mưa to đến rất to và giông. Với cường độ này, gió có thể làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông và cơ sở hạ tầng, gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Việc chuyển đổi phương tiện cá nhân từ xe xăng sang xe điện đang dần trở thành xu hướng tại Hà Nội, trong bối cảnh ô nhiễm không khí và tiếng ồn ngày càng gia tăng. Thành phố không áp đặt mà khuyến khích người dân chuyển đổi tự nguyện, bước đầu nhận được sự hưởng ứng tích cực từ chính những người gắn bó hằng ngày với phương tiện giao thông.
Xem thêm
Phiên bản di động