--> -->

Kinh tế số - chìa khóa tăng trưởng- Kỳ 1: Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp số

Trong kỷ nguyên công nghệ thông tin, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kinh tế số ngày càng có vị trí quan trọng. Tháo gỡ rào cản, tạo hành lang pháp lý để kinh tế số phát triển là vấn đề có tính thời sự.
"Liều thuốc" nào cho các doanh nghiệp sống an toàn với dịch? Doanh nghiệp sốt sắng, lao động chưa vội

Trong bối cảnh dịch Covid-19, khó khăn đặt ra đối với các hoạt động mua bán truyền thống càng làm rõ hơn vai trò của thương mại điện tử. Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành phương thức giao dịch được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, các hạn chế khi áp dụng giãn cách xã hội và sự sụt giảm của nền kinh tế đã tác động trực tiếp đến hoạt động thương mại điện tử.

Kinh tế số - chìa khóa tăng trưởng- Kỳ 1: Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp số
Kinh tế số, thương mại điện tử đang là xu thế tất yếu. (Ảnh minh họa)

Đứt gãy chuỗi vận chuyển

Tại Tọa đàm cấp cao “Kinh tế số - chìa khóa của tăng trưởng trong bối cảnh bình thường mới", ông Nguyễn Ngọc Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho rằng, trong thời đại dịch, nhiều sàn thương mại điện tử đã thể hiện rõ vai trò quan trọng trong lưu thông, cung ứng hàng hóa phục vụ người dân khi thực hiện giãn cách xã hội. Đáng chú ý, trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư này, nhiều sàn thương mại điện tử như Sendo, Shopee, Lazada, Tiki… đã đi đầu trong việc tham gia cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân.

Trong thời gian vừa qua, các chuỗi của nền kinh tế bị đứt gãy, nhiều người cho rằng thương mại điện tử là một hoạt động được hỗ trợ, gặt hái được rất nhiều thành công, đóng góp một phần lớn làm cho hàng hóa lưu thông; tuy nhiên, khi hoạt động trong thời giãn cách đã có rất nhiều vấn đề đã phát sinh.

Theo ông Dũng, hiện các công ty thương mại điện tử cũng đang chịu ảnh hưởng rất nặng nề, đặc biệt là các chính sách liên quan đến hạn chế hoạt động shiper đã khiến cho hàng hóa khó lưu thông, các hoạt động sôi nổi trên sàn thương mại điện tử bị hạn chế. Cho đến nay, nhiều địa phương cũng đã có các động thái mở cửa cho hoạt động của shiper, giúp cho hoạt động kinh doanh trôi chảy, tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế.

“Thương mại điện tử trong những năm gần đây, với mức độ tăng trưởng từ 30-35%, tuy nhiên, trong thời gian sắp tới sẽ là một bức tranh hoàn toàn thay đổi. Những gì chúng ta dự đoán sẽ không còn là tính toán và mong muốn. Như việc họp trực tuyến, học online, các bà nội trợ đi chợ trực tuyến, dùng app để khai báo, dùng app để đi chợ, biết thế nào là mua hàng combo, biết thanh toán điện tử… tất cả mọi người sẽ cùng tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử và trong thời gian sắp tới, sau khi kiểm soát được dịch cùng các kế hoạch sống chung với dịch, chúng ta sẽ đón nhận làn sóng mới của thương mại điện tử. Chính điều này sẽ phụ thuộc nhiều vào chính sách, thúc đẩy thị trường thương mại điện tử của các Bộ, ngành trung ương và địa phương”, ông Dũng khẳng định.

Theo bà Nguyễn Thị Hải Vân - Grab Việt Nam, muốn duy trì chuỗi cung ứng hay đẩy mạnh kinh tế số thì shiper cần được nhìn nhận vai trò trong chuỗi cung ứng. “Sau đợt dịch và giãn cách vừa qua, chúng tôi rất mừng khi đội ngũ shiper được nhìn nhận như một thành phần mắt xích quan trọng trọng toàn bộ chuỗi cung ứng. Một số tỉnh/thành đã có những chính sách ưu tiên shiper trong các hoạt động và tiêm vắc xin. Trong giai đoạn tiếp theo cần có cái nhìn nhất quán hơn để có những quy định, chính sách, để đội ngũ shiper có thể vận hành và hoạt động thông suốt hơn. Ở nhiều nước, trong quá trình chống dịch, đội ngũ này được xem như đội ngũ “tuyến đầu””, bà Nguyễn Thị Hải Vân cho biết.

Thách thức về logistics

Liên quan trực tiếp đến các hoạt động thương mại điện tử, nhiều doanh nghiệp số như Tiki, Lazada, Shopee… cũng gặp không ít khó khăn trong đại dịch liên quan đến vấn đề logistics (hậu cần).

Đại diện của Tiki - ông Nguyễn Thành Long cho rằng, doanh nghiệp số cần có 3 yếu tố chính để vận hành và phát triển, đó là chính sách, công nghệ, con người. Về mặt chính sách, kinh tế số đang phát triển rất nhanh, tuy nhiên các chính sách đưa ra chưa theo kịp, đặc biệt là các hướng dẫn khi ban hành chính sách. Chính vì vậy, các Bộ, ban, ngành cần có hướng dẫn kịp thời để các doanh nghiệp không “lạc lối” và không hiểu sai về mặt chính sách.

Kinh tế số - chìa khóa tăng trưởng- Kỳ 1: Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp số
Ảnh minh họa

Về mặt công nghệ, mặc dù là đơn vị luôn làm chủ về mặt công nghệ, áp dụng tất cả các công nghệ mới nhất như điện toán đám mây, AI, thậm chí đã thử nghiệm về công nghệ logistics với kho bãi của Tiki, tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều hạn chế.

“Nói về logistics thì Tiki hiện có thể vận chuyển những đồ vật nặng như tủ lạnh... Tuy nhiên khi đại dịch tới, Tiki bán gấp 10 lần thực phẩm, lúc đó sẽ phát sinh một số vấn đề như: Nhập về một gói hành 20kg, chúng tôi phải chia ra thành các gói nhỏ từ 1 lạng tới nửa cân để bán cho người sử dụng, phải làm bằng tay. Tôi cho rằng, mình cần phải làm tốt về mặt công nghệ hơn để xử lý vấn đề này”, ông Long cho biết.

Riêng về yếu tố con người, Tiki cũng đang tiến hành những chiến dịch quan trọng như “từ trang trại đến bàn ăn” của khách hàng, được sự hỗ trợ của Sở Công thương Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên, điều này sẽ cần đến việc áp dụng công nghệ từ bà con nông dân, tạo nên một nguồn lực chung cho toàn bộ nền kinh tế số. Ông Long hy vọng những “rào cản” này sẽ được tháo gỡ trong thời gian tới.

Còn theo ông Trần Tuấn Anh - Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam, hiện nay, doanh nghiệp thương mại điện tử có cơ hội lớn, đó là sự thay đổi về cách tiếp cận của người mua cũng như người bán khiến cho thương mại điện tử không còn là một kênh bán hàng “có cũng được không có cũng được” nữa, mà nó là kênh bán hàng cần thiết và quan trọng. Ngay từ lúc đại dịch bắt đầu vào năm 2020, Shopee đã có chương trình hỗ trợ cho người bán.

“Thương mại điện tử, trên lý thuyết là bán hàng online, nhưng đối với các doanh nghiệp, các cửa hàng thì đó là một kỹ năng không đơn giản. Từ cách vận hành, cách làm, tiếp thị, quản lý sản phẩm, vận chuyển, kho bãi… còn tương đối mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp hầu như không có kinh nghiệm về thương mại điện tử, từ công nghệ đến cách vận hành. Sự thành bại của rất nhiều doanh nghiệp khi lên sàn thương mại điện tử phụ thuộc vào khả năng vận hành của chính họ. Vì vậy cần có những tháo gỡ về mặt vận hành, cần có những hướng dẫn rõ ràng đối với các doanh nghiệp lên sàn thương mại điện tử”, ông Trần Tuấn Anh cho biết.

Cũng như các doanh nghiệp thương mại điện tử khác, ông Trần Tuấn Anh nêu: “Sự thật là hiện tại có rất nhiều nhà kinh doanh đến với Shopee, nhưng chúng tôi đang gặp khó khăn trong việc cung ứng tới người tiêu dùng do cầu nối đang bị đứt gãy nghiêm trọng. Hiện nay, ở một số thành phố đã có những chính sách tháo gỡ rồi, tuy nhiên tôi cho rằng, nên có những chính sách cho shiper hoạt động thuận lợi hơn, phù hợp với quy định phòng, chống dịch”.

(Còn tiếp)

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Cầu Giấy vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây mua bán thuốc lá điện tử lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn. Với quy mô lên tới 127.000 sản phẩm, trị giá ước tính 40 tỷ đồng, Công an đã bắt giữ 15 đối tượng liên quan.
Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tối 23/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn tại trước số nhà 87 phố Khâm Thiên, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), cơ quan chức năng xác định xe ô tô bán tải đã va chạm với 8 xe mô tô, 1 xe máy điện và một nam giới đang đứng dưới lòng đường (được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức)...
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố (CATP) Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp, tạo nền tảng chính trị vững chắc, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chiều ngày 23/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Tin khác

Hà Nội: Công bố danh sách 78 doanh nghiệp đang hoạt động cho thuê lại lao động

Hà Nội: Công bố danh sách 78 doanh nghiệp đang hoạt động cho thuê lại lao động

Sở Nội vụ thành phố Hà Nội vừa chính thức công bố danh sách các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động trên địa bàn, theo Văn bản số 4073/SNV-LĐTLDN ngày 17/7/2025.
Thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa Việt Nam - Indonesia

Thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa Việt Nam - Indonesia

Vietnam Airlines đang khai thác đều đặn các chuyến bay khứ hồi hằng ngày trên cả hai chặng thành phố Hồ Chí Minh - Jakarta và Thành phố Hồ Chí Minh - Denpasar, từ đó, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hành khách và góp phần thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa hai quốc gia Việt Nam - Indonesia.
Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại chi nhánh Sacombank ở 2 thành phố lớn

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại chi nhánh Sacombank ở 2 thành phố lớn

Trong các tháng 6,7/2025, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành các kết luận, chỉ rõ các vi phạm tại chi nhánh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) tại thành phố Hà Nội và thành phố Đà Nẵng. Trong đó có những “lỗi” thuộc về công tác thẩm định và quyết định cho vay, kiểm tra việc sử dụng tiền vay, về tài sản bảo đảm, tiềm ẩn rủi ro cao, yêu cầu khẩn trương khắc phục,…
Cơ hội miễn thuế thu nhập 2 năm cho hộ cá thể, cá nhân kinh doanh

Cơ hội miễn thuế thu nhập 2 năm cho hộ cá thể, cá nhân kinh doanh

Chuyển đổi mô hình từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp là bước ngoặt lớn, không chỉ mở rộng cơ hội phát triển mà còn mở ra cánh cửa hưởng ưu đãi thuế. Tuy nhiên, để tận dụng được lợi thế này, đòi hỏi chủ hộ phải đủ điều kiện, hiểu rõ luật và minh bạch ngay từ đầu.
Đồng ý chủ trương sáp nhập Vinaphone, VNPT-Media vào VNPT

Đồng ý chủ trương sáp nhập Vinaphone, VNPT-Media vào VNPT

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Cần ứng dụng các giải pháp số như ứng dụng AI để phân biệt hàng thật, hàng giả, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung giữa các ngành, địa phương trong xử lý hàng giả… Đó là thông tin được các đại diện cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra tại Hội nghị “Chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại trong tình hình mới” vừa qua.
Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Dự thảo Luật Thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ hướng đến việc tạo môi trường pháp lý minh bạch, thúc đẩy sáng tạo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường quản lý nhà nước và phát triển TMĐT bền vững; mà còn đặt nền móng pháp lý mới nhằm thúc đẩy xuất khẩu số, hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường toàn cầu.
Đổi mới quản trị - Nền tảng để doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình

Đổi mới quản trị - Nền tảng để doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình

Kỷ nguyên số đặt ra thách thức lớn với mọi mô hình quản trị truyền thống. Đổi mới quản trị không chỉ là thay đổi cách làm, mà là tái cấu trúc tư duy, công cụ và văn hóa để doanh nghiệp thích ứng nhanh, vận hành hiệu quả và phát triển bền vững.
Kinh tế tư nhân kỳ vọng vào Nghị quyết 68: Không chỉ ưu đãi, mà là sự đồng hành và tin tưởng

Kinh tế tư nhân kỳ vọng vào Nghị quyết 68: Không chỉ ưu đãi, mà là sự đồng hành và tin tưởng

Không đợi ưu ái, không xin hỗ trợ, hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân vẫn ngày ngày lặng lẽ lớn lên bằng chính nội lực của mình. Trong dòng chảy đổi mới mạnh mẽ từ Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, niềm tin đã trở thành “chất dẫn” giúp kinh tế tư nhân khẳng định vai trò động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia. Những chia sẻ chân thật từ các doanh nghiệp cho thấy điều họ cần nhất không phải ưu đãi, mà chính là sự tin tưởng, đồng hành và khích lệ phát triển dài hạn.
Xóa bỏ thuế khoán mang lại công bằng cho các hộ kinh doanh

Xóa bỏ thuế khoán mang lại công bằng cho các hộ kinh doanh

Từ năm 2026, thuế khoán - phương thức thu thuế đã áp dụng suốt nhiều thập kỷ với các hộ kinh doanh sẽ chính thức bị xóa bỏ, đánh dấu bước ngoặt lớn trong công tác quản lý thuế ở Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động