--> -->

"Liều thuốc" nào cho các doanh nghiệp sống an toàn với dịch?

Theo các chuyên gia, vắc xin chính là yếu tố quan trọng nhất để doanh nghiệp có thể phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất trong bối cảnh sống chung với dịch bệnh.
Huyện Diễn Châu cùng doanh nghiệp vượt “bão” Covid-19 Tổ An toàn Covid-19: Lá chắn bảo vệ "vùng xanh" doanh nghiệp Ngân hàng không hỗ trợ lãi suất, doanh nghiệp bất động sản "thở oxy"

Ngày 10/9, phiên hiến kế với chủ đề "Giải pháp giúp doanh nghiệp chủ động thích ứng và sống chung an toàn với Covid-19", được tổ chức theo hình thức trực tuyến đã có những ý kiến chia sẻ về các giải pháp cho doanh nghiệp thích nghi với tình hình mới.

Vắc xin là yếu tố sống còn

Ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP May 10 chia sẻ, trong tình hình hiện nay, nếu như các doanh nghiệp không thể quay lại phục hồi sản xuất sớm, sống chung với dịch thì nguy cơ phá sản của doanh nghiệp rất là cao. Một doanh nghiệp có vài chục nghìn lao động mà “chết” không chỉ là câu chuyện buồn cho nền kinh tế, mà còn cho cả đời sống xã hội khi ảnh hưởng đến an sinh xã hội của người lao động.

Ông Việt cho rằng nhận định sống chung với dịch của Chính phủ đã mở ra một nút gỡ cho cộng đồng doanh nghiệp, cơ hội để hoạt động sản xuất đảm bảo an toàn được hoạt động, nhưng cũng cần phải thực hiện quyết liệt.

“Tôi đề xuất Chính phủ cho phép doanh nghiệp tự chủ động cách ly F0 nếu có điều kiện, giờ đây chúng ta đã có điều trị F0 tại nhà, sao lại không điều trị F0 tại tổ chức và phòng chống dịch? Ngoài ra là vắc xin, nếu không tiêm vắc xin đầy đủ thì dù Chính phủ có đưa ra câu chuyện sống chung với dịch vẫn sẽ xảy ra tình trạng tắt - mở nền kinh tế”, ông Việt nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết, theo dự báo, những hợp đồng theo thời vụ của các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ gặp khó khăn trong quý 4/2021 mà còn gặp khó khăn trong quý 1/2022. Nếu Việt Nam có đủ 150 triệu liều vắc xin vào tháng 12/2021, thì hết quý 1/2022, nền kinh tế nước ta mới hết khó khăn. Nếu không có đủ số vắc xin trên, thì nền kinh tế sẽ rất khó khăn.

Các diễn giả tham gia phiên hiến kế với chủ đề "Giải pháp giúp doanh nghiệp chủ động thích ứng và sống chung an toàn với Covid-19".

Chính vì vậy, không phải bây giờ mà từ trước đó Chính phủ đã luôn chủ động tìm kiếm vắc xin. Từ tháng 5/2020, Chính phủ đã đặt mua vắc xin, nhưng các đơn vị sản xuất không giao kịp.

“Trước đây nước ta không nằm trong vùng dịch, nên không được ưu tiên. Hiện nay Chính phủ đã thành lập tổ vắc xin để bằng mọi cách tiếp cận được nguồn vắc xin”, ông Kiên nói.

Ông Kiên cũng nhấn mạnh, nếu không có vắc xin nội địa, Việt Nam không tự lực được, các kịch bản khôi phục kinh tế cũng khó thành công.

Thiếu tướng, PGS.TS. Nguyễn Viết Lượng, Chính ủy Học viện Quân Y cũng cho rằng, nếu sống lâu dài với dịch thì vắc xin là yếu tố sống còn, cần phải phủ vắc xin càng sớm càng tốt, càng nhanh càng tốt.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Viết Lượng, lượng vắc xin trên thế giới rất khan hiếm. Trong khi đó hiện nay một số nước đã bắt đầu tiêm mũi 3 cho người dân của họ.Vì vậy, ngoài tiếp cận các vắc xin sẵn có trên thế giới, về lâu dài nhất Việt Nam vẫn là tự chủ vắc xin. Có 2 cách để có thể tự chủ vắc xin là tự nghiên cứu, sản xuất hoặc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.

“Muốn có vắc xin nội địa, các chuyên gia, các nhà quản lý hãy xuống với doanh nghiệp để xem họ vướng mắc ở đâu, từ đó có thể hỗ trợ nhanh nhất”, Thiếu tướng Nguyễn Viết Lượng nhấn mạnh.

Xây dựng y tế cơ sở

Ông Vũ Tú Thành - Phó Giám đốc điều hành khu vực, Hội đồng Kinh doanh Hoa kỳ - Asean cho rằng, nếu Việt Nam không đảm bảo được kỳ vọng của các thị trường trọng yếu thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp bất lợi.

“Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Mỹ sẽ không thể hỗ trợ quốc gia hay thị trường nào đó mà không nhìn thấy hiệu quả mãi được. Việt Nam bắt buộc phải tính đến việc tái hoạt động, không phải sắp tới mà ngay từ bây giờ”, ông Thành nhấn mạnh.

Từ đó, ông Thành cho rằng, để tính đến lộ trình mở cửa an toàn, Chính phủ nên phân loại doanh nghiệp theo năng lực đáp ứng tiêu chí về sản xuất an toàn. Sau đó tập trung nguồn lực để hỗ trợ các doanh nghiệp bị “đuối” trong bảng xếp hạng, để sau khi mở cửa trở lại các doanh nghiệp sẽ cùng có xuất phát điểm giống nhau, đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất an toàn. Lúc đó, nền kinh tế mới phát triển ổn định được.

Vắc xin là yếu tố quan trọng nhất để doanh nghiệp sống an toàn với dịch.

Bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch Hiệp hội da giầy và túi xách Việt Nam cũng cho rằng, Chính phủ cần có sự hướng dẫn cụ thể về y tế cho đội ngũ doanh nghiệp, để doanh nghiệp tự xây dựng hệ thống y tế tại chỗ.

“Thường quá trình sản xuất có vướng mắc hay khó khăn nào thì doanh nghiệp chủ động báo cáo ngay với chính quyền, y tế nhưng để chờ y tế cũng mất từ 3 - 5 ngày. Nếu doanh nghiệp được đào tạo, có cơ sở vật chất về y tế thì có thể chủ động ứng phó, doanh nghiệp có thể yên tâm sản xuất”, bà Xuân nói.

Theo TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, việc sống chung với dịch phải thực hiện không để ảnh hướng đến kinh tế, không ảnh hưởng nhiều đến an sinh xã hội. Đặc biệt, phải đáp ứng theo nguy cơ, nguy cơ đến đâu đáp ứng đến đó.

“Ngoài việc Nhà nước đảm bảo phòng chống dịch bệnh nhưng không đứt chuỗi cung ứng; các doanh nghiệp cũng phải có mô hình an toàn, phù hợp để thích ứng tình hình dịch bệnh, trong điều kiện của từng địa phương”, ông Phu nói.

Ứng dụng công nghệ vào thủ tục

Ông Nguyễn Thanh Ngữ - Tổng Giám đốc Công ty CP Thành Thành Công - Biên Hòa cho biết chủ trương “sống chung với dịch bệnh” là đúng đắn và cởi mở, nhất là trong bối cảnh không thể hết dịch hoàn toàn.

Các doanh nghiệp cần ổn định để hoạt động, tạo việc làm cho người lao động và duy trì được mạch sản xuất của nền kinh tế. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp là tổ chức chuỗi cung ứng, đây là mấu chốt quan trọng nhất để thiết kế và ổn định sản xuất.

Theo ông Ngữ, các doanh nghiệp hiện nay đều đã thích ứng với công nghệ trong tình hình dịch bệnh, vì vậy Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền cũng cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ để có thể xử lý nhanh nhất thủ tục, bỏ những quy định không cần thiết về giấy tờ, thời gian,…

“Doanh nghiệp không thể rơi vào trạng thái ngủ đông, vì chúng ta sẽ đánh mất thị trường và cơ hội kinh doanh”, ông Ngữ nói.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết các cơ quan quản lý Nhà nước đã hết sức lắng nghe và thay đổi ngay khi nhận được phản ánh.

Tân Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khai mạc Kỳ họp thứ 2 HĐND Thành phố Hồ Chí Minh

Khai mạc Kỳ họp thứ 2 HĐND Thành phố Hồ Chí Minh

Kỳ họp thứ 2 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Khóa X tập trung thảo luận, quyết nghị nhiều nội dung then chốt về phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức chính quyền.
Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp

Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1581/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 24/7/2025, tại Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và TP. Hà Nội đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn (Ba Đình, Hà Nội).
Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ

Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ

Sáng 24/7, Trung đoàn Không quân 916 (Sư đoàn Không quân 371) đã nhanh chóng triển khai tổ bay mang theo các phương tiện cứu hộ, cứu nạn và hàng hóa vào miền Trung thực hiện nhiệm vụ chống lũ.
Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

Trước ngày 31/10, Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tổ dân phố.
“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

Tập 38 của “Dịu dàng màu nắng” tiếp tục đưa khán giả đến những cung bậc cảm xúc sâu sắc khi bí mật chôn giấu bấy lâu của Nam bị phanh phui, đẩy mối quan hệ giữa Lan Anh và Xuân Bắc vào một khúc quanh đầy giằng xé.
Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Hôm nay (24/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm trong phiên thứ tư liên tiếp, trong bối cảnh các nhà đầu tư theo dõi sát sao diễn biến của các cuộc đàm phán thương mại, bao gồm cả thỏa thuận thuế quan giữa Mỹ và Nhật Bản, trước khi dữ liệu dự trữ dầu thô của Mỹ được công bố. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,19 USD/thùng, giảm 0,61%, giá dầu WTI ở mốc 64,91 USD/thùng, giảm 0,63%

Tin khác

Nâng cao năng lực kinh doanh trực tuyến cho cán bộ, doanh nghiệp, thanh niên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Nâng cao năng lực kinh doanh trực tuyến cho cán bộ, doanh nghiệp, thanh niên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Ngày 18/7, Trung tâm Phát triển thương mại điện tử và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) - eComDX, phối hợp cùng với Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử (TMĐT) dành cho cán bộ Nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên.
Hà Nội: Công bố danh sách 78 doanh nghiệp đang hoạt động cho thuê lại lao động

Hà Nội: Công bố danh sách 78 doanh nghiệp đang hoạt động cho thuê lại lao động

Sở Nội vụ thành phố Hà Nội vừa chính thức công bố danh sách các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động trên địa bàn, theo Văn bản số 4073/SNV-LĐTLDN ngày 17/7/2025.
Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh

Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh

Nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các địa phương, doanh nghiệp, thời gian qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo và các sự kiện liên kết vùng để nâng cao năng lực triển khai thương mại điện tử (TMĐT) tại các tỉnh, thành phố. Đồng thời, hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ số vào kinh doanh.
Thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa Việt Nam - Indonesia

Thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa Việt Nam - Indonesia

Vietnam Airlines đang khai thác đều đặn các chuyến bay khứ hồi hằng ngày trên cả hai chặng thành phố Hồ Chí Minh - Jakarta và Thành phố Hồ Chí Minh - Denpasar, từ đó, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hành khách và góp phần thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa hai quốc gia Việt Nam - Indonesia.
Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại chi nhánh Sacombank ở 2 thành phố lớn

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại chi nhánh Sacombank ở 2 thành phố lớn

Trong các tháng 6,7/2025, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành các kết luận, chỉ rõ các vi phạm tại chi nhánh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) tại thành phố Hà Nội và thành phố Đà Nẵng. Trong đó có những “lỗi” thuộc về công tác thẩm định và quyết định cho vay, kiểm tra việc sử dụng tiền vay, về tài sản bảo đảm, tiềm ẩn rủi ro cao, yêu cầu khẩn trương khắc phục,…
Cơ hội miễn thuế thu nhập 2 năm cho hộ cá thể, cá nhân kinh doanh

Cơ hội miễn thuế thu nhập 2 năm cho hộ cá thể, cá nhân kinh doanh

Chuyển đổi mô hình từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp là bước ngoặt lớn, không chỉ mở rộng cơ hội phát triển mà còn mở ra cánh cửa hưởng ưu đãi thuế. Tuy nhiên, để tận dụng được lợi thế này, đòi hỏi chủ hộ phải đủ điều kiện, hiểu rõ luật và minh bạch ngay từ đầu.
Khởi nghiệp kinh tế số: Hành trình tạo công bằng cho người khuyết tật

Khởi nghiệp kinh tế số: Hành trình tạo công bằng cho người khuyết tật

Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp Việt Nam (SYS Việt Nam), Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX) - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam vừa ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình đào tạo, hỗ trợ việc làm và khởi nghiệp kinh tế số dành cho người khuyết tật.
Đồng ý chủ trương sáp nhập Vinaphone, VNPT-Media vào VNPT

Đồng ý chủ trương sáp nhập Vinaphone, VNPT-Media vào VNPT

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Cần ứng dụng các giải pháp số như ứng dụng AI để phân biệt hàng thật, hàng giả, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung giữa các ngành, địa phương trong xử lý hàng giả… Đó là thông tin được các đại diện cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra tại Hội nghị “Chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại trong tình hình mới” vừa qua.
Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Dự thảo Luật Thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ hướng đến việc tạo môi trường pháp lý minh bạch, thúc đẩy sáng tạo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường quản lý nhà nước và phát triển TMĐT bền vững; mà còn đặt nền móng pháp lý mới nhằm thúc đẩy xuất khẩu số, hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường toàn cầu.
Xem thêm
Phiên bản di động