--> -->

Kinh nghiệm quốc tế và quốc gia xây dựng chương trình giáo dục mầm non

Ngày 17/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế và quốc gia xây dựng chương trình giáo dục mầm non”. Đây là một trong những hoạt động quan trọng để chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chương trình giáo dục mầm non (GDMN) mới.
Tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông Chính sách nhân văn, cụ thể hóa chủ trương coi "giáo dục là quốc sách hàng đầu" Chất lượng đội ngũ và lương giáo viên mầm non chưa tương xứng với công việc

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh và Quyền Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Christophe Lemiere đồng chủ trì Hội thảo.

Hội thảo có sự tham dự của đại diện một số Bộ, ngành; đại diện Ngân hàng Thế giới; đại diện các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT; đại diện một số Sở GD&ĐT và cơ sở đào tạo giáo viên mầm non; đại diện Ban Chỉ đạo, Tổ Thư ký, Ban soạn thảo chương trình GDMN, các chuyên gia nghiên cứu, các nhà khoa học.

Xây dựng chương trình mầm non khoa học, phù hợp với thực tiễn Việt Nam

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: Năm 2009, chương trình GDMN được Bộ GD&ĐT ban hành và thực hiện trên toàn quốc. Hơn 10 năm qua, quá trình triển khai chương trình GDMN đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo tiền đề cho giáo dục phổ thông đạt được những kết quả tốt.

Trước yêu cầu cao hơn, xa hơn của quá trình đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, chương trình GDMN đã tốt nhưng là chưa đủ đề làm tốt hơn nữa. Do đó, khi bắt tay xây dựng chương trình GDMN mới, Bộ GD&ĐT muốn lắng nghe kinh nghiệm từ thực tiễn, khuyến cáo của các chuyên gia để việc xây dựng sẽ đạt mục tiêu đặt ra.

Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: Bộ GD&ĐT)

Với tầm quan trọng của bậc học nền tảng, có vai trò quyết định trong hình thành nhân cách, thể chất của con người, với những thách thức khi triển khai xây dựng chương trình GDMN mới, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT mong rằng, sẽ tiếp thu được nhiều ý kiến từ Hội thảo, qua đó có được những định hướng đúng đắn về xây dựng chương trình, tránh được nhiều nhất những sai lầm; đảm bảo chương trình vừa tiếp thu được kinh nghiệm của thế giới, khoa học của GDMN, vừa phù hợp với thực tiễn văn hóa, phong tục, tập quán của người Việt Nam.

Trao đổi tại Hội thảo, Quyền Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Christophe Lemiere đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong phát triển chỉ số vốn con người, giảm bớt sự mất công bằng, qua đó tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam.

Đối với bậc học mầm non, theo Quyền Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, việc đầu tư cho GDMN sẽ giúp tăng cường số lượng học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông ở Việt Nam.

“Theo nghiên cứu của chúng tôi, những quốc gia có sự đầu tư vào GDMN, khi trưởng thành người dân có thu nhập cao hơn 30% so với thông thường. Đầu tư mầm non cũng giúp các bà mẹ dành thời gian nhiều hơn cho công việc, từ đó tăng nguồn thu nhập cho gia đình”, ông Christophe Lemiere nói.

Ghi nhận những ưu tiên đầu tư của Bộ GD&ĐT Việt Nam cho bậc học mầm non thời gian qua, trong đó có việc xây dựng chương trình GDMN, Quyền Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng đánh giá cao những giải pháp của Việt Nam dành cho trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em thiệt thòi; đồng thời khẳng định cam kết của Ngân hàng thế giới tiếp tục hỗ trợ các hoạt động phát triển con người, trong đó có GDMN tại Việt Nam.

Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình GDMN, 99% trẻ em được học 2 buổi/ngày

Tại Hội thảo, đại diện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD&ĐT) đã báo cáo đánh giá kết hơn 10 năm phát triển GDMN, 10 năm thực hiện chương trình GDMN Việt Nam, định hướng xây dựng chương trình GDMN mới.

Theo đó, chương trình GDMN được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký quyết định ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009. Sau hơn 10 năm tổ chức thực hiện, với sự chỉ đạo sâu sát, hiệu quả của Bộ GD&ĐT, sự triển khai kịp thời, đồng bộ với nhiều biện pháp linh hoạt, sáng tạo của các địa phương, cơ sở GDMN, đến nay chương trình GDMN đã được thực hiện ở 15.461 cơ sở (đạt 100%), trong đó có 5.255.889 trẻ (99%) học 2 buổi/ngày theo chương trình GDMN.

Chương trình GDMN đã thể hiện tính ưu việt, khoa học, phù hợp với thực tiễn và góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng GDMN: Chương trình thể hiện tính chất của chương trình khung quốc gia, tạo cơ hội cho cơ sở giáo dục và giáo viên chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong triển khai thực hiện; chương trình hướng đến sự phát triển toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm, phương châm giáo dục “học bằng chơi, bằng trải nghiệm” của trẻ, tạo điều kiện đảm bảo cho trẻ phát triển liên tục, đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ.

Năm học 2019-2020, toàn quốc huy động 5.795.002 trẻ em đến trường để thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục theo chương trình GDMN, tăng 1.890.293 trẻ so với năm học 2010-2011. Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo đạt 90,1% (tăng 7,1%). Tỷ lệ trẻ nhà trẻ học 2 buổi ngày là 99,8% (tăng 13,2%); trẻ mẫu giáo học 2 buổi/ngày đạt 98,9% (tăng 26,1%).

Năm học 2019-2020, toàn quốc có 364.776 giáo viên mầm non (tăng 149.751 giáo viên). Tỷ lệ giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng sư phạm trở lên tăng 34,8% so với năm học 2010-2011.

Năm học 2019-2020 toàn quốc có 201.605 phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (tăng 77.353 phòng so với năm học 2010-2011), trong đó: Phòng kiên cố tăng 89.985 phòng; phòng học bán kiên cố giảm 15,3%; phòng học tạm giảm 8,7%; phòng học nhờ, mượn giảm 11.584 phòng so với năm học 2010-2011.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, đặc biệt là chất lượng đội ngũ và công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ và tài liệu nguồn cho giáo viên. Một số yếu tố vẫn cần được quan tâm để đảm bảo điều kiện thực hiện chương trình GDMN như: Chế độ chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện chương trình; số trẻ/lớp; không gian, diện tích lớp và đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ.

Nhiều khuyến nghị cho Việt Nam về xây dựng chương trình GDMN

Hội thảo đã ghi nhận ý kiến trao đổi, báo cáo về kinh nghiệm xây dựng chương trình GDMN của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam từ các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới.

Theo Tiến sĩ Aija Rinkinen (Chuyên gia cao cấp về giáo dục tại Ngân hàng Thế giới), xây dựng chương trình GDMN không chỉ đơn thuần là nơi chăm sóc trẻ để cha mẹ đi làm mà thay vào đó là xây dựng triết lý giáo dục. Tại đó, trẻ em là trung tâm, chăm sóc và phát triển trẻ là phương pháp. Giáo viên được liên tục bồi dưỡng để cập nhật, đổi mới; trẻ em được xác định và hỗ trợ các nhu cầu cần thiết. Nhà trường phối hợp với phụ huynh, gia đình cùng với các tổ chức xã hội, y tế…

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hu Xinyun, Annie (Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Giáo dục Hồng Kông) cho rằng: Khác với cách học truyền thống chú trọng truyền tải về kiến thức, hiện nay, các chuyên gia GDMN tập trung xây dựng chương trình mới hướng đến những phương pháp giáo dục cung cấp cho trẻ các kỹ năng, dụng cụ, thiết bị, bối cảnh, qua đó phát triển năng lực, cảm xúc, trẻ em học được cách chia sẻ, chăm sóc, trải nghiệm, hỗ trợ những người xung quanh.

Các đại biểu tham dự Hội thảo cũng đã tập trung thảo luận, trao đổi lãm rõ thêm các nội dung được trình bày qua tham luận, cung cấp thêm ý kiến từ nhiều góc nhìn khác nhau, phân tích, góp ý bổ sung, điều chỉnh quan điểm/định hướng xây dựng chương trình GDMN mới. Các giải pháp nhằm phát huy nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 6 tuổi nói chung và xây dựng thành công chương trình GDMN mới nói riêng cũng được đề cập tại Hội thảo.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Bộ GD&ĐT)

Trước đó, từ năm 2020, Bộ GD&ĐT đã tổ chức khảo sát, đánh giá 10 năm thực hiện chương trình GDMN. Cuối năm 2021, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội thảo với chuyên gia quốc tế và chuyên gia trong nước về việc đề xuất quan điểm xây dựng chương trình GDMN và Hội thảo với cán bộ quản lý, giáo viên mầm non đại diện 63 tỉnh/thành phố để đánh giá việc thực hiện chương trình GDMN. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã có đánh giá, phân tích ngành đối với GDMN, qua đó nhìn nhận, đánh giá chương trình GDMN hiện hành và rút kinh nghiệm, đề xuất quan điểm xây dựng chương trình GDMN mới.

Chương trình GDMN mới sẽ được xây dựng với quan điểm chung là cần kế thừa và phát triển trên quan điểm chương trình hiện hành; thể hiện rõ nét hơn quan điểm tiếp cận phát triển phẩm chất năng lực trẻ em mầm non phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, hướng đến hình thành những giá trị cốt lõi của con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chương trình cũng cần tiếp cận với các phương pháp giáo dục tiên tiến, hội nhập với giáo dục quốc tế và chú ý nhiều hơn đến các vấn đề giáo dục trẻ trở thành công dân toàn cầu trong hoàn cảnh cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4.

Định hướng các giá trị ở bậc học mầm non theo hướng giản dị

Trong phát biểu tổng kết Hội thảo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cảm ơn các chuyên gia quốc tế, chuyên gia trong nước đã có sự chuẩn bị công phu cho các tham luận tại Hội thảo. Từ những kinh nghiệm được trao đổi, Bộ trưởng đề nghị nhóm biên soạn tiếp tục đánh giá, khảo sát sâu hơn đối với chương trình GDMN hiện hành, tiếp thu ý kiến từ giáo viên - những người trực tiếp triển khai chương trình về những thuận lợi, vướng mắc.

Cho rằng học tập kinh nghiệm của thế giới là rất quan trọng, song Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng lưu ý, việc thiết kế chương trình phải phù hợp, khả thi với triển khai thực tế tại Việt Nam, về điều kiện, mức sống, đội ngũ giáo viên... Cần có sự phân tích kỹ những đối tượng sẽ chuyển hóa, thực thi chương trình này trong thực tế, với bối cảnh một vài năm tới chưa có sự thay đổi đáng kể nào so với hiện nay.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gợi mở một số nguyên tắc khi xây dựng chương trình như tính kế thừa chương trình cũ, lấy nền tảng khoa học tâm lý học, trong đó nhấn mạnh đặc thù lứa tuổi. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng đề nghị nhóm chuyên môn xem xét thật thấu đáo cách tiếp cận năng lực phù hợp với GDMN, bởi nếu không thận trọng sẽ lấy cách tiếp cận phổ thông cho bậc học này. Thống nhất với mục tiêu chung là nhằm phát triển con người toàn diện, song Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, cần định hướng các giá trị ở bậc học mầm non theo hướng giản dị, trong đó định hướng đầu tiên là sự lương thiện của con người.

“Vì đây là vấn đề hệ trọng, không được phép sai lầm, nên cần rút kinh nghiệm những giai đoạn trước, việc khảo sát, thử nghiệm phải làm rất thấu đáo. Mục tiêu là có một chương trình GDMN tốt, phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với khả năng thực hiện. Tinh thần là dành tất cả những gì tốt nhất cho trẻ em và cần chuẩn bị các điều kiện, cơ sở vật chất, giáo viên, tâm thế, truyền thông… để có thể có được kết quả tốt nhất”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản gửi các sở, ban ngành về việc tăng cường chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố.
Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Từ ngày 1 - 3/8/2025, tại Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu” (VIETNAM OCOPEX 2025). Sự kiện có quy mô lớn với hơn 300 gian hàng, cùng sự tham gia của gần 200 đơn vị, doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Sáng 23/7, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) và Amazon Global Selling Việt Nam đã tổ chức khai mạc Hội nghị “Bứt phá Xuất khẩu: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu”. Đồng thời, công bố thiết lập quan hệ đối tác 3 năm cùng triển khai chương trình “Thương hiệu Việt tăng trưởng toàn cầu”. Hợp tác quan trọng này hướng tới mục tiêu chung trong việc tạo bệ phóng thành công cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu.
Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trưa 23/7, một vùng áp thấp nhiệt đới đã chính thức đi vào Biển Đông và đang có dấu hiệu mạnh lên thành bão. Điều đáng chú ý là hệ thống này không di chuyển theo hướng thông thường mà có xu hướng đảo chiều ra lại Thái Bình Dương sau khi tiếp cận khu vực phía Đông Bắc Biển Đông.
Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều nay (23/7), thay mặt lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, đồng chí Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch đã tới xã Đại Thanh thăm hỏi, chia buồn với người thân gia đình anh Nguyễn Hữu Toàn - nạn nhân trong vụ lật thuyền ở Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sáng 23/7, Đảng bộ xã Ngọc Hồi long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai và các đồng chí đại diện các Ban, Đảng của Thành ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện Thanh Trì (cũ) qua các thời kỳ và 162 đại biểu chính thức đại diện cho 1.966 đảng viên thuộc 52 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc.
Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự án luật và đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.

Tin khác

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Tính đến ngày 22/7, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2025. So với năm trước, điểm sàn năm nay có xu hướng giảm nhẹ ở nhiều ngành, đồng thời mở rộng các phương thức xét tuyển, đặc biệt là kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và bài thi đánh giá năng lực.
Điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2025 nhóm ngành sư phạm

Điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2025 nhóm ngành sư phạm

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định về việc xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm đào tạo giáo viên trình độ đại học, cao đẳng năm 2025.
Điểm sàn đại học năm 2025 nhóm ngành sức khỏe

Điểm sàn đại học năm 2025 nhóm ngành sức khỏe

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Quyết định về việc xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp giấy phép hành nghề trình độ đại học năm 2025.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.
Phụ huynh Hà Nội phấn khởi với chính sách miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa

Phụ huynh Hà Nội phấn khởi với chính sách miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa

Những ngày qua, nhân dân cả nước nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng, nhất là các phụ huynh có con đang học công lập ở các cấp học rất phấn khởi, vui mừng, đánh giá cao hai chính sách nhân văn của Trung ương và thành phố Hà Nội: Miễn học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông trên cả nước và hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học ở Hà Nội.
Nam sinh ung thư máu xuất sắc đạt 28 điểm thi THPT Quốc gia

Nam sinh ung thư máu xuất sắc đạt 28 điểm thi THPT Quốc gia

Nhận kết quả thi THPT Quốc gia với 28 điểm khối A00, nam sinh Trương Huy Bách và gia đình không kìm nén được niềm hạnh phúc. Bởi lẽ, đây là thành quả của sự nỗ lực, chiến đấu không ngừng của Huy Bách suốt hơn 2 năm qua khi em vừa điều trị bệnh ung thư máu, vừa ôn thi Đại học.
6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế

6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Việt Nam có 6/6 học sinh giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế (IMO) lần thứ 66, năm 2025, tổ chức tại thành phố Sunshine Coast, bang Queensland, Úc.
Nâng cao các môn chuyên dành cho trường THPT chuyên

Nâng cao các môn chuyên dành cho trường THPT chuyên

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố Dự thảo Thông tư quy định Chương trình giáo dục nâng cao các môn chuyên dành cho trường trung học phổ thông (THPT) chuyên, nhằm đáp ứng yêu cầu phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu và đam mê với các lĩnh vực chuyên sâu, đồng thời cụ thể hóa định hướng phát triển giáo dục mũi nhọn theo tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW, Luật Giáo dục 2019 và Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT công lập

Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT công lập

Ngày 18/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 của các trường trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026.
Xem thêm
Phiên bản di động