Kinh ngạc với dự án cấy chíp giúp não người có bộ nhớ siêu phàm
Cảnh sát giao thông “giải cứu” cụ già lẫn trí nhớ | |
Lần đầu tiên ghi nhận ca bệnh "ăn não người" |
Các chip nhớ đã được thử nghiệm thành công ở chuột, và một ngày có thể trở thành một sản phẩm thương mại có sẵn cho phép bất cứ ai muốn tăng cường trí nhớ của họ.
Tiến sỹ Theodore Berger, một giáo sư kỹ thuật y sinh học tại Đại học Nam California (Mỹ) là người đã thiết kế các chip bộ não trên.
Ông đã dành 20 năm qua để phát triển các bộ phận giả khác nhau trong não - các thành phần điện toán cấy ghép bắt chước các tín hiệu điện trong não - để nghiên cứu bệnh Alzheimer.
Ông cũng phát triển các phần mềm tiên phong hoạt động để chuyển đổi ký ức ngắn hạn sang lâu dài trong con người, giúp tăng cường tổng thể trí nhớ.
Để chuyển đổi ký ức ngắn hạn sang dài lâu, bộ não sẽ gửi một mô hình các tín hiệu điện trong một mã số duy nhất.
Chip não được thiết kế để gửi các tín hiệu điện phù hợp với mô hình hiện có trong não, bắt chước quá trình tự nhiên của sự phát triển bộ nhớ dài lâu.
Cho đến nay các chip bộ não đã được thử nghiệm trên khỉ và chuột. Và cả hai đều cho thấy bộ nhớ được nâng cao.
Tiến sỹ Berger hiện nay đã được Bryan Johnson, một doanh nhân công nghệ, tài trợ cho dự án đầy tham vọng này với số tiền lên tới gần 100 triệu USD, thông qua việc thành lập một công ty khởi nghiệp có tên gọi Kernel. Công ty này sẽ chỉ tập trung hoạt động nghiên cứu chế tạo các thiết bị nguyên mẫu để cấy ghép vào não của con người.
Đáng chú ý, Kernel hiện đang bắt đầu tiến hành thử nghiệm cấy các thiết bị mô phỏng vào não của các bệnh nhân động kinh.
Phát biểu với trang tin IEEE Spectrum, tiến sỹ Berger cho biết: "Chúng tôi đang thử nghiệm trên người, và nhận được kết quả ban đầu tốt."
"Chúng tôi sẽ đi về phía trước với mục đích thương mại hóa các bộ phận giả này. " - ông Berger nhấn mạnh.
Nhưng trước khi được áp dụng cho những người khỏe mạnh, công ty Kernel hy vọng rằng các thiết bị cấy ghép của họ sẽ được sử dụng để cải thiện trí nhớ ở những người bị bệnh thoái hóa, chẳng hạn như bệnh Alzheimer.
Phát biểu với New Scientist, ông Johnson nói: "Ý tưởng là nếu bạn có mất chức năng bộ nhớ, sau đó bạn có thể được cấy một bộ phận giả vào vùng hippocampus, có thể giúp khôi phục lại mạch, và phục hồi trí nhớ".
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54