-->

Kiên quyết, kiên trì, đẩy mạnh hơn nữa phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng không được chủ quan, thỏa mãn, bằng lòng với những kết quả đạt được; phải kiên quyết, kiên trì đẩy mạnh hơn nữa công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm, đồng bộ giữa kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và xử lý hình sự đối với những trường hợp vi phạm, bất kể người đó là ai; kịp thời biểu dương, khen thưởng, động viên các tổ chức, cá nhân có thành tích trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng: Không có vùng cấm, không có ngoại lệ Hà Nội: 100% người tố giác, đấu tranh chống tham nhũng được bảo vệ
Kiên quyết, kiên trì, đẩy mạnh hơn nữa phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì phiên họp.

Sáng 20/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) họp phiên thứ 21 để đánh giá công tác năm 2021, cho ý kiến về chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì phiên họp.

Phát biểu kết luận phiên họp, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Năm 2021, mặc dù trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 phức tạp; nhiều thành viên mới được bổ sung, nhưng Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; gắn phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực, xử lý nghiêm mọi sai phạm. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả rõ rệt, có mặt cao hơn năm trước, khẳng định quyết tâm mạnh mẽ, “không ngừng”, “không nghỉ” của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Một số kết quả nổi bật là, nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, mạnh mẽ về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện quyết liệt, tạo khí thế mới ngay từ năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Cụ thể là: Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng đã tích cực, khẩn trương cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng Đảng và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Trung ương đã tổ chức 7 hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội XIII, trong đó có Hội nghị về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Chỉ đạo xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quyết liệt nhiều văn bản quan trọng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, như Kết luận số 21 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; Quy định số 37 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm; Quy định số 22 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; Quy định số 41 của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ; Quy định số 32 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Chỉ thị số 04 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Kết luận số 05 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50, ngày 7/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Kết luận số 19 của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV;...

Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của của Luật Đầu tư công; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Đầu tư; Luật Đấu thầu và Luật Thi hành án dân sự;... Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 144 nghị định, 40 quyết định; các bộ, ngành ban hành hơn 700 thông tư, thông tư liên tịch...

Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán được chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả; thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo về cơ chế phát hiện, xử lý sai phạm trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; xử lý nghiêm minh nhiều cán bộ, đảng viên sai phạm, tạo bước đột phá mới trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực. Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã tăng cường kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đối với 618 đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 132 đảng viên so với năm 2020).

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tập trung kiểm tra dấu hiệu vi phạm liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xử lý kỷ luật nhiều cán bộ cấp cao vi phạm liên quan đến tham nhũng, tiêu cực, trong đó có 32 trường hợp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (tăng 15 trường hợp so với năm 2020). Qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị xử lý tài chính, thu hồi 81.290 tỷ đồng và 811 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 2.286 tập thể và 6.132 cá nhân; nhất là đã hoàn thành thanh tra chuyên đề diện rộng việc sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, mua sắm trang thiết bị y tế và vật tư, đấu thầu thuốc chữa bệnh; việc chấp hành pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai tại 3 tập đoàn, tổng công ty. Công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra, kiểm toán được tăng cường và đạt nhiều kết quả tích cực.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng thực hiện nghiêm cơ chế phát hiện, xử lý sai phạm trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; qua kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đã chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý hơn 330 vụ việc có dấu hiệu tội phạm (tăng hơn 3 lần so với năm 2020). Cơ quan tiến hành tố tụng cũng đã kịp thời cung cấp thông tin, chuyển tài liệu sai phạm của nhiều cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, kiểm tra, xử lý theo quy định của Đảng. Việc thực hiện cơ chế này, vừa nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, vừa bảo đảm sự đồng bộ, nghiêm minh, kịp thời giữa kỷ luật của Đảng với xử lý hình sự, xử lý kỷ luật hành chính, đoàn thể đối với cán bộ, đảng viên vi phạm.

Công tác điều tra, truy tố, xét xử tiếp tục được đẩy mạnh; xử lý nghiêm minh, kịp thời nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”. Các cơ quan chức năng đã phối hợp chặt chẽ, tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xác minh, xử lý các vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án tham nhũng, tiêu cực thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Các cơ quan chức năng trong cả nước đã khởi tố, điều tra 390 vụ án/1.011 bị can về các tội tham nhũng, chức vụ. Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, từ sau Phiên họp thứ 19 đến nay, đã khởi tố 10 vụ án/40 bị can; kết thúc điều tra 15 vụ án/150 bị can; truy tố 16 vụ/164 bị can; xét xử sơ thẩm 21 vụ án/179 bị cáo, xét xử phúc thẩm 13 vụ án/74 bị cáo.

Đáng chú ý là, đã khởi tố mới nhiều vụ án lớn, nghiêm trọng, phức tạp; tiếp tục mở rộng điều tra, kiên quyết, kiên trì đi sâu làm rõ bản chất tham nhũng, tiêu cực trong nhiều vụ án, khởi tố thêm nhiều bị can là cán bộ cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang, trong đó 10 trường hợp cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Đã kiên quyết điều tra, xử lý nghiêm vụ án đưa, nhận hối lộ liên quan đến Phan Văn Anh Vũ; một số vụ án xảy ra trong lĩnh vực y tế, lợi dụng phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để trục lợi; các vụ án xảy ra tại Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,... Xét xử kịp thời 10 vụ án trọng điểm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo, gồm: (1) Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Bộ Công thương và Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) liên quan đến dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh; (2) Vụ án “Buôn lậu; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhật Cường và một số đơn vị liên quan; (3) Vụ án “Đưa hối lộ; Môi giới hối lộ; Nhận hối lộ” liên quan đến Phan Văn Anh Vũ; (4) Vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Công ty Cổ phần hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí Ethanol Phú Thọ và Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam; (5) Vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Dự án cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên; (6) Vụ án “Vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội; (7) Vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; (8) Vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, liên quan đến các quân nhân thuộc Bộ Quốc phòng; (9) Vụ án “Tham ô tài sản; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC), Công ty Phát triển Nam Sài Gòn (SADECO) và các đơn vị liên quan; (10) Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Tham ô tài sản; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn.

Công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án chuyển biến tích cực, các cơ quan chức năng đã thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản có giá trị hơn 15 nghìn tỷ đồng và nhiều tài sản có giá trị lớn. Riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ năm 2013 đến nay đã thu hồi được hơn 31 nghìn tỷ đồng (đạt tỷ lệ 33,33%); trong đó, năm 2021 đã thu hồi được hơn 9.000 tỷ đồng (tăng hơn 7.100 tỷ đồng so với năm 2020). Đã thu hồi số tiền gần 2,7 triệu USD và 127 nghìn đô-la Singapore của Phan Sào Nam ở nước ngoài.

Công tác phối hợp, chấn chỉnh, xử lý sai phạm, tiêu cực trong các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được tăng cường. Các cơ quan chức năng trong Công an, Quân đội đã chủ động phát hiện, xử lý kỷ luật 98 cán bộ, chiến sĩ; tòa án, viện kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm toán đã xử lý kỷ luật 50 cán bộ, công chức có sai phạm, tiêu cực; Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã khởi tố, điều tra 26 vụ án/32 bị can về tội tham nhũng, chức vụ, tiêu cực xảy ra trong hoạt động tư pháp. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng ở địa phương có nhiều chuyển biến tích cực; trong năm 2021, tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã khởi tố mới án tham nhũng. Trong đó, nhiều địa phương đã điều tra, xử lý nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm (như: Đồng Nai, An Giang, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Yên, Hà Nội, Sơn La…).

Chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, báo chí và nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Về nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2022, Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng không được chủ quan, thỏa mãn, bằng lòng với những kết quả đạt được; phải kiên quyết, kiên trì đẩy mạnh hơn nữa công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm, đồng bộ giữa kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và xử lý hình sự đối với những trường hợp vi phạm, bất kể người đó là ai; kịp thời biểu dương, khen thưởng, động viên các tổ chức, cá nhân có thành tích trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế để “không thể tham nhũng”. Trọng tâm là hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập, bảo đảm thực chất, hiệu quả; rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài chính, tài sản công,…; sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra, Luật Đất đai, Luật Thực hành dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các dự án luật liên quan trực tiếp đến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo về cơ chế phát hiện, xử lý sai phạm trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức đảng, đảng viên có sai phạm liên quan các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Tập trung chỉ đạo kết thúc điều tra 16 vụ án, kết thúc xác minh, xử lý 40 vụ việc; truy tố 20 vụ án; xét xử sơ thẩm 22 vụ án, xét xử phúc thẩm 1 vụ án theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Nhất là, tập trung chỉ đạo xử lý vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á và các vụ việc, vụ án liên quan đến lĩnh vực y tế; các vụ việc, vụ án xảy ra tại Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, An Giang…; xét xử sơ thẩm đối với 10 vụ án trọng điểm, gồm: (1) Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương; (2) Vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” xảy ra tại Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan; (3) Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận; (4) Vụ án “Buôn lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả; đưa hối lộ; nhận hối lộ…” xảy ra tại Đồng Nai và một số địa phương; (5) Vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; nhận hối lộ” xảy ra tại một số đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Bộ đội biên phòng; (6) Vụ án “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op); (7) Vụ án “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Dự án sinh thái tâm linh Cửu Long Sơn Tự và Dự án Biệt thự sông núi Vĩnh Trung tại khu vực núi Chín Khúc, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; (8) Vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai và một số cơ quan, đơn vị; (9) Vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội và các đơn vị có liên quan; (10) Vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công” xảy ra tại Công ty Việt Á và một số cơ quan, địa phương.

Tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, xử lý nghiêm các sai phạm, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, đột phá hơn nữa trong công tác giám định, định giá và thu hồi tài sản tham nhũng.

Chỉ đạo đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục liêm chính, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, trước hết trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên, báo chí và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Chỉ đạo khẩn trương hoàn thành tổng kết Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC); đề án thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh và các đề án, chuyên đề khác theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo.

Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo đã thảo luận, thống nhất Kế hoạch triển khai thực hiện công tác phòng, chống tiêu cực theo Quy định số 32, ngày 16/9/2021 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 03, ngày 1/12/2021 của Bộ Chính trị thực hiện Kết luận số 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, với 19 nhóm nhiệm vụ; phân công cụ thể cho các cấp ủy, tổ chức đảng và các thành viên Ban Chỉ đạo; xác định rõ lộ trình, thời gian thực hiện, trong đó nhấn mạnh công tác hoàn thiện thể chế về kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Cũng tại Phiên họp, Ban Chỉ đạo đã thảo luận, cho ý kiến để hoàn thiện dự thảo Chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo; Kết thúc chỉ đạo xử lý đối với 9 vụ án, 4 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo do đã kết thúc việc giải quyết theo quy định của pháp luật.

Chiều cùng ngày, Ban Nội chính Trung ương tổ chức họp báo, thông báo kết quả, nội dung phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo.

Theo Bắc Văn/nhandan.vn

https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/kien-quyet-kien-tri-day-manh-hon-nua-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-683098/

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh

(LĐTĐ) Sáng 23/1, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch nước và trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII. Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và trao Huân chương Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Ngày 23/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã dâng hương tưởng niệm các vị tiền bối cách mạng và các Anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội).
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

(LĐTĐ) Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết

“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết

(LĐTĐ) “Đến hẹn lại lên”, cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày 23/1/2025 (tức 24 tháng Chạp) người dân và phương tiện lần lượt rời Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) để về quê đón Tết, khiến khu vực cửa ngõ thành phố kẹt cứng. Hàng nghìn người và phương tiện chen chân, mệt mỏi, xếp thành hàng dài trên các quốc lộ, cao tốc, đường dẫn lên cao tốc. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô trong sáng ngày 23/1.
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình

(LĐTĐ) Ngày 22/1, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng

Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng

(LĐTĐ) Về quảng cáo trên mạng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát, hoàn thiện, tiếp thu tối đa ý kiến của đại biểu Quốc hội, đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1

Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1

(LĐTĐ) Sau gần 1 tháng kể từ ngày chính thức vận hành toàn tuyến (ngày 22/12/2024) cho đến ngày 20/1/2025, tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã thực hiện 5.808 lượt vận chuyển an toàn với số lượng hành khách là 2.776.936, vượt chi tiêu 247,6% so với kế hoạch đề ra.
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”

Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”

(LĐTĐ) Nhân dịp chuẩn bị đón Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 19/1, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp mặt 100 đại biểu đại diện cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”.
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký ban hành Thông tư số 01/2025 hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178/2024 của Chính phủ).
Xem thêm
Phiên bản di động