--> -->

Đấu tranh phòng, chống tham nhũng: Không có vùng cấm, không có ngoại lệ

Chiều 23/10, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021.
Nâng cao năng lực giám sát, kiểm tra nhằm phòng ngừa tham nhũng Khẩn trương xây dựng các quy định phòng ngừa để “không thể tham nhũng" Chống tham nhũng phải có bản lĩnh và dũng khí

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế về phòng chống tham nhũng

Trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, mặc dù có nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp nhưng công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) vẫn tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng... qua đó gắn PCTN với công tác tổ chức cán bộ, xử lý nghiêm sai phạm theo quy định về kỷ luật của Đảng, Nhà nước và xử lý hình sự; đồng thời khẳng định quyết tâm mạnh mẽ, “không ngừng”, “không nghỉ”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong đấu tranh PCTN.

Đấu tranh phòng, chống tham nhũng: Không có vùng cấm, không có ngoại lệ
Bộ trưởng Bộ tư pháp Lê Thanh Long trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, thực hiện theo Quy định số 32-QĐ/TW được Bộ Chính trị ban hành ngày 16/9/2021 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực, Ban Chỉ đạo đã sâu sát, quyết liệt, chỉ đạo toàn diện công tác PCTN; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định, định giá tài sản, nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản; phát huy ngày càng hiệu quả cơ chế chỉ đạo, xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Công tác xây dựng, hoàn thiện chể chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội và PCTN được tiếp tục quan tâm.

Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN đã xây dựng, hoàn thành nhiều Đề án, nhiệm vụ quan trọng theo Kết luận và Chương trình công tác của Bộ Chính trị; chú trọng chỉ đạo sơ kết, tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả công tác PCTN; chỉ đạo tổng kết công tác PCTN trên phạm vi toàn quốc và tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác PCTN giai đoạn 2013-2020, qua đó khẳng định những kết quả đạt được, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện PCTN trong giai đoạn mới, lan tỏa quyết tâm đấu tranh PCTN trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân…

Bộ trưởng Bộ Tư pháp khẳng định, công tác PCTN đã đạt được những kết quả quan trọng trong năm 2021 về nhiều mặt như: Lãnh đạo, chỉ đạo về PCTN; xây dựng, hoàn thiện thể chế về PCTN; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội và hợp tác quốc tế trong PCTN; kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; tăng cường PCTN tại các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng.

Đấu tranh phòng, chống tham nhũng: Không có vùng cấm, không có ngoại lệ
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng sẽ không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Đối với việc xây dựng, hoàn thiện thể chế về PCTN, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, thực hiện Luật PCTN năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh rà soát các văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát hiện, xử lý những sơ hở, bất cập, dễ bị lợi dụng để tham nhũng; tăng cường kiểm tra việc ban hành các văn bản dưới luật; hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và PCTN; tiếp tục hoàn thiện cơ chế phòng ngừa tham nhũng nhất là trong các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như đầu tư xây dựng, đấu thầu, thu chi ngân sách, quản lý, sử dụng tài sản công, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, quản lý vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan…

Tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp gây bức xúc trong xã hội

Báo cáo tóm tắt thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, năm 2021, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác PCTN vẫn tiếp tục được đẩy mạnh với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả tích cực; tham nhũng tiếp tục được kiềm chế, có chiều hướng thuyên giảm, qua đó góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta.

Về xây dựng, hoàn thiện thể chế PCTN, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nêu rõ, năm 2021, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế về PCTN tiếp tục được quan tâm; nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước về quản lý kinh tế - xã hội và PCTN tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới; đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở chính trị, pháp lý đồng bộ, khả thi để PCTN hiệu quả. Tuy nhiên, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế trong một số trường hợp còn hạn chế; tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết chưa được khắc phục triệt để. Một số văn bản quy phạm pháp luật còn sai về thẩm quyền hoặc có nội dung quy định chưa phù hợp, gây khó khăn trong tổ chức thực hiện.

Đấu tranh phòng, chống tham nhũng: Không có vùng cấm, không có ngoại lệ
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga.

Đề cập về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTN, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nhận thấy, năm 2021, các cấp, các ngành, cơ quan chức năng đã tích cực tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN; hình thức tuyên truyền có nhiều đổi mới, sáng tạo nhằm phù hợp với điều kiện giãn cách xã hội, phòng chống dịch bệnh ở một số địa phương… Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng chỉ rõ, công tác này trong một số trường hợp còn chưa thực sự chuyển biến. Người đứng đầu một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương chưa nhận thức sâu sắc mức độ nghiêm trọng của tình hình tham nhũng; chưa thực sự gương mẫu, nói chưa đi đôi với làm, còn nể nang, né tránh, thậm chí bao che cho cán bộ, đảng viên vi phạm...

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, công tác phòng ngừa tham nhũng ở một số bộ, ngành, địa phương, vẫn còn có những hạn chế; việc thực hiện công khai, minh bạch còn có tình trạng công khai thông tin không đầy đủ, công khai trong phạm vi hẹp với lý do “bí mật công tác” hoặc “quy chế phát ngôn” trong cơ quan, đơn vị, tổ chức; việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác để phòng ngừa tham nhũng còn có những hạn chế, vướng mắc; vi phạm việc thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp còn xảy ra ở nhiều cơ quan, đơn vị; tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp vẫn chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả…

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, trong năm 2021, tình hình tội phạm tiếp tục có những diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm về kinh tế, tham nhũng có chiều hướng gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ “lợi ích nhóm”, “sân sau”, tập trung vào một số lĩnh vực như đấu thầu, đấu giá, cổ phần hoá, tín dụng, ngân hàng, y tế, giáo dục... Đã phát sinh một số tội phạm tham nhũng liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tình trạng cán bộ, công chức nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp vẫn tiếp tục diễn ra trên nhiều lĩnh vực; tình hình tội phạm tham nhũng trong cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan có nhiệm vụ PCTN vẫn còn.

Chủ nhiệm Lê Thị Nga cho biết, Ủy ban Tư pháp đề xuất kiến nghị đối với Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan, tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh, tạo chuyển biến rõ rệt hơn công tác phát hiện, xử lý tham nhũng ở các bộ, ngành, địa phương, nhất là việc tự kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ; xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; tập trung hơn vào những lĩnh vực nổi cộm, đang gây bức xúc trong dư luận gần đây như lĩnh vực y tế, giáo dục, việc tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ và phòng, chống dịch bệnh Covid-19, việc huy động các khoản đóng góp của nhân dân để hoạt động từ thiện…

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố (CATP) Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp, tạo nền tảng chính trị vững chắc, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chiều ngày 23/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Tai nạn liên hoàn trên phố Khâm Thiên, nhiều xe máy bị xe bán tải húc đổ

Tai nạn liên hoàn trên phố Khâm Thiên, nhiều xe máy bị xe bán tải húc đổ

Chiều 23/7, một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên phố Khâm Thiên khi một chiếc ô tô bán tải bất ngờ tông vào nhiều xe máy đang lưu thông trên đường, khiến các phương tiện đổ ngổn ngang, gây ùn tắc cục bộ.
Hà Nội: Lãnh đạo MTTQ Việt Nam Thành phố thăm, tặng quà chức sắc tôn giáo là thân nhân liệt sĩ

Hà Nội: Lãnh đạo MTTQ Việt Nam Thành phố thăm, tặng quà chức sắc tôn giáo là thân nhân liệt sĩ

Chiều 23/7, thay mặt lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Dung đã tới thăm, tặng quà các chức sắc tôn giáo tiêu biểu là thân nhân liệt sĩ.
Phấn đấu bàn giao mặt bằng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đoạn qua TP.HCM trong tháng 12/2026

Phấn đấu bàn giao mặt bằng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đoạn qua TP.HCM trong tháng 12/2026

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phấn đấu bàn giao mặt bằng cho đơn vị chủ đầu tư để thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và dự án khai thác quỹ đất vùng phụ cận các nhà ga, depot đường sắt
 (đoạn qua địa phận TP.HCM) trong tháng 12/2026.
Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 23/7, Ủy ban nhân dân xã Phú Nghĩa, Hà Nội tổ chức 6 Đoàn đi thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, người có công trên địa bàn. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, là dịp để tri ân, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn xã Phú Nghĩa.

Tin khác

TP.HCM: Bắt nhà thiết kế Nguyễn Công Trí liên quan đến đường dây mua bán, tổ chức sử dụng ma túy

TP.HCM: Bắt nhà thiết kế Nguyễn Công Trí liên quan đến đường dây mua bán, tổ chức sử dụng ma túy

Ngày 23/7, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, vừa triệt phá đường đây mua bán, tổ chức sử dụng ma túy do nhà thiết kế Nguyễn Công Trí và đồng phạm thực hiện.
Hà Nội: Phát hiện và tạm giữ lượng lớn đồ gia dụng không rõ nguồn gốc

Hà Nội: Phát hiện và tạm giữ lượng lớn đồ gia dụng không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước vừa phối hợp với Công an thành phố Hà Nội kiểm tra, phát hiện một cửa hàng kinh doanh đồ gia dụng không rõ nguồn gốc trên địa bàn phường Hoàng Mai.
Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Công an phường Ô Chợ Dừa, Hà Nội đã kịp thời giải cứu một nữ sinh viên đại học thoát khỏi bẫy lừa đảo "bắt cóc online" tinh vi. Các đối tượng "ép" nạn nhân tự dàn cảnh thương tích, giả bị bắt cóc để tống tiền gia đình 370 triệu đồng.
Thanh Hóa: Bắt giữ băng nhóm tội phạm cộm cán, nguy hiểm

Thanh Hóa: Bắt giữ băng nhóm tội phạm cộm cán, nguy hiểm

Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ra lệnh tạm giữ hình sự đối với 8 đối tượng trong băng, ổ nhóm tội phạm do Bùi Quốc Ý (tức Ý Ẻng, SN 1981) cầm đầu.
Hưng Yên: Xử phạt 180 triệu đồng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tẩy rửa giả nhãn hiệu D-nee, Tauau

Hưng Yên: Xử phạt 180 triệu đồng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tẩy rửa giả nhãn hiệu D-nee, Tauau

Một doanh nghiệp tại Hưng Yên vừa bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính 180 triệu đồng vì sản xuất hàng loạt sản phẩm tẩy rửa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng như D-nee, Hygiene, Tauau. Toàn bộ tang vật buộc tiêu hủy theo quy định pháp luật.
Khởi tố, tạm giam 4 tháng tài xế Lê Minh Giáp gây tai nạn nghiêm trọng ở Dương Nội

Khởi tố, tạm giam 4 tháng tài xế Lê Minh Giáp gây tai nạn nghiêm trọng ở Dương Nội

Ngày 17/7, Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, tạm giam 4 tháng đối với Lê Minh Giáp để điều tra về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ". Giáp là tài xế đã uống rượu và lái xe gây ra vụ tai nạn liên hoàn đặc biệt nghiêm trọng tại phường Dương Nội, khiến 1 người tử vong và 3 người bị thương nặng.
Tạm giữ tài xế Lê Minh Giáp để điều tra vụ tai nạn ở Dương Nội

Tạm giữ tài xế Lê Minh Giáp để điều tra vụ tai nạn ở Dương Nội

Liên quan đến vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, nhiều người bị thương do Lê Minh Giáp (sinh năm 1984, trú ở phường Yên Nghĩa - Hà Nội) điều khiển xe ô tô biển số 30k-730... gây ra. Ngay trong đêm xảy ra vụ việc, cơ quan Công an đã tạm giữ tài xế Lê Minh Giáp để phục vụ công tác điều tra và xử lý.
Khởi tố 6 đối tượng nâng điểm bài thi lớp 10 tại Thanh Hoá

Khởi tố 6 đối tượng nâng điểm bài thi lớp 10 tại Thanh Hoá

Sau một thời gian tập trung điều tra, xác minh, mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố 6 bị can về tội "Giả mạo trong công tác"…
Xử phạt tài xế xe khách vừa lái xe vừa "lướt điện thoại" trên cao tốc

Xử phạt tài xế xe khách vừa lái xe vừa "lướt điện thoại" trên cao tốc

Camera hành trình của người dân đã ghi lại hình ảnh tài xế xe khách 60F-002.XX "vô tư" dùng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Cảnh sát giao thông (CSGT) đã nhanh chóng vào cuộc, xử phạt nghiêm tài xế.
TP.HCM: Triệt phá các đường dây buôn bán "bóng cười" quy mô lớn

TP.HCM: Triệt phá các đường dây buôn bán "bóng cười" quy mô lớn

Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông tin, đơn vị này vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với 8 đối tượng để điều tra về hành vi “Buôn bán hàng cấm”.
Xem thêm
Phiên bản di động