--> -->

Kiến nghị Chính phủ tháo gỡ hàng loạt vướng mắc cho tuyến metro số 1

Ban Quản lý Đường sắt đô thị (gọi tắt là BQL) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản 1476 gửi Sở Ngoại vụ Thành phố lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Ngoại giao về đề xuất biện pháp giải quyết các vướng mắc liên quan nhằm đưa dự án tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vào vận hành.
Đề nghị làm rõ thời gian hoàn thành tuyến metro số 1 TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2 TP.HCM: Những hình ảnh nơi "đại bản doanh" điều khiển 17 đoàn tàu metro số 1

Theo đó, về các vướng mắc liên quan công tác điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, BQL kiến nghị Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận cho phép tiếp tục tiến hành thanh toán các khối lượng công việc thực hiện trong năm 2024 song song với quá trình hoàn thành điều chỉnh thời gian thực hiện dự án. Đồng thời, kiến nghị UBND Thành phố có ý kiến với Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan TP.HCM tiếp tục gia hạn danh mục hàng hóa nhập khẩu để thúc đẩy tiến độ dự án.

Kiến nghị Chính phủ tháo gỡ hàng loạt vướng mắc cho tuyến metro số 1
Nơi đỗ các tàu metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). (Ảnh: Minh Tuấn)

Về các vấn đề liên quan đến nhà thầu Hitachi tại gói thầu CP3, BQL kiến nghị UBND Thành phố đề xuất Thủ tướng Chính phủ trao đổi với Thủ tướng Nhật Bản về việc cho phép các cơ quan Chính phủ, Bộ ngoại giao, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, nhà tài trợ JICA quan tâm, hỗ trợ có những báo cáo với các cấp chính quyền của Chính phủ Nhật Bản; đồng thời có các trao đổi, tác động với các nhà thầu Nhật Bản (đặc biệt là nhà thầu Hitachi) không vì các vấn đề tiểu tiết trên công trường mà lấy đó làm lý do để chậm trễ thi công, hoàn thành công việc và hoàn thành thử nghiệm để dự án có thể hoàn thành và đưa vào khai thác thương mại sớm, trở thành một công trình biểu tượng kiểu mẫu cho mối quan hệ hữu nghị giữa Nhật Bản và Việt Nam.

Trong khi đó, đối với việc giải quyết tranh chấp hợp đồng với các nhà thầu thuộc dự án, BQL đề xuất UBND Thành phố đề xuất Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có tác động với các cơ quan Chính phủ, Bộ ngoại giao, nhà tài trợ JICA quan tâm, hỗ trợ có những động thái khuyến khích các nhà thầu rút hoặc tạm dừng khởi kiện tại Trung tâm Trọng tài quốc tế để tập trung công tác hòa giải thương mại với chủ đầu tư của dự án.

Theo BQL, hiện nay thời gian thi công của dự án đang được UBND TP.HCM đề nghị điều chỉnh từ “cuối quý IV/2023” thành “thời gian hoàn thành thi công dự án và đưa vào vận hành thương mại trong năm 2024” gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Về tiến độ, đến nay khối lượng thực hiện của toàn dự án đạt khoảng 98,10%; dự án có 4 hiệp định vay đã ký kết, trong đó hiệp định vay VNXIV-3 và VN11-P7 đã hết hạn, hiệp định VN15-P5 còn hiệu lực (giải ngân đến năm 2026), hiệp định VN22-P1 ký kết ngày 29/12/2023 (giải ngân đến năm 2034).

Kiến nghị Chính phủ tháo gỡ hàng loạt vướng mắc cho tuyến metro số 1
Tuyến metro số 1 đoạn đi trên cao. (Ảnh: BLQ Đường sắt đô thị TP.HCM)

Để đưa dự án vào khai thác, vận hành khai thác thương mại, chủ đầu tư của dự án cần phải tiếp tục thực hiện các công tác như nghiệm thu hoàn thành; đánh giá và cấp chứng nhận an toàn hệ thống; bàn giao tài sản kết cấu hạ tầng, thực hiện các thủ tục kết thúc dự án.

Tuy nhiên, trong giai đoạn cuối của dự án vẫn còn một số vướng mắc, chủ yếu liên quan đến đào tạo, chạy thử, vận hành; đề xuất dự thảo và tiến đến hoàn thiện, ký kết hợp đồng 5 năm cho công tác vận hành và bảo dưỡng; những điều kiện, đòi hỏi của nhà thầu Hitachi; điều chỉnh thời gian thực hiện dự án; thỏa thuận vay VN22-P1.

Đáng chú ý là khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp của các nhà thầu khi có 3 vụ kiện tranh chấp giữa chủ đầu tư với các nhà thầu chính với 300 khiếu nại có tổng giá trị khiếu nại khoảng hơn 30.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 70% giá trị tổng mức đầu tư điều chỉnh (hơn 43.757 tỷ đồng). Trong đó, riêng nhà thầu Hitachi đã đơn phương yêu cầu các chi phí phát sinh cho việc gia hạn thời gian hoàn thành dự án với chi phí gần 4.000 tỷ đồng.

Để giải quyết những khó khăn nêu trên, UBND TP.HCM đã thành lập Tổ công tác rà soát và giải quyết các khó khăn vướng mắc của dự án do Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường và Phó Đại sứ Nhật Bản Shige Wantanabe đồng Tổ trưởng. Hiện nay, UBND TP.HCM và chủ đầu tư đang tiếp tục tích cực làm việc với Đại sứ quán Nhật Bản và Trụ sở chính của nhà thầu Hitachi tại Nhật Bản để thực hiện các giải pháp đề ra nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án.

Dự án metro số 1 do BQL Đường sắt đô thị TP.HCM làm chủ đầu tư, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) là nhà tài trợ. Về quy mô, dự án dài 19,7 km (trong đó đoạn đi ngầm dài 2,6 km, đoạn đi trên cao dài 17,1 km); gồm 11 ga trên cao, 3 ga ngầm và 1 depot; đầu máy, toa xe, các hệ thống cơ điện, thông tin, tín hiệu, kiểm soát, bán vé tự động... Tuyến mero số 1 đi qua địa bàn các quận: 1, Bình Thạnh, thành phố Thủ Đức (TP.HCM) và thành phố Dĩ An (Bình Dương), có tổng mức đầu tư đầu tư sau điều chỉnh là hơn 43.757 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay ODA từ JICA là hơn 38.265 tỷ đồng (chiếm 87% tổng vốn đầu tư), còn lại là vốn đối ứng từ ngân sách TP.HCM.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Công an phường Ô Chợ Dừa, Hà Nội đã kịp thời giải cứu một nữ sinh viên đại học thoát khỏi bẫy lừa đảo "bắt cóc online" tinh vi. Các đối tượng "ép" nạn nhân tự dàn cảnh thương tích, giả bị bắt cóc để tống tiền gia đình 370 triệu đồng.
Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định bổ sung 33.680 tỷ đồng vào dự toán chi đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Số vốn này được phân bổ cho 5 bộ, cơ quan trung ương và 16 địa phương nhằm thúc đẩy giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025.
Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong số 26 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức ngày 21/7 có 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỷ lệ cao nhất: 69,2%.
Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô với mục tiêu tạo ra một Thủ đô bền vững, trong đó không chỉ có trách nhiệm tạo ra một môi trường sống tốt mà còn có một nền kinh tế sôi động và một xã hội thân thiện và hội nhập.
MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 3 vừa có chỉ đạo “nóng”, yêu cầu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chấn chỉnh các tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh Điện Biên. MB phải tăng cường công tác kiểm soát nội bộ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh tra. Đây là động thái nhằm đảm bảo hoạt động tuân thủ, minh bạch và an toàn tại chi nhánh.
Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo toàn hệ thống khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), trên tinh thần sẵn sàng hỗ trợ người dân, tổ chức, giao dịch, làm việc với cơ quan BHXH, không để gián đoạn trong việc chi trả quyền lợi của người tham gia.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.

Tin khác

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác tư pháp khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, kết nối trực tuyến đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã trên cả nước.
Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội thảo phản ánh khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật qua thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất phương án xử lý.
Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Sau 2 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ cơ sở. Cấp xã, nơi trực tiếp tiếp xúc, phục vụ người dân đang thể hiện rõ tinh thần đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ.
31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

Chiều 17/7, tại Hà Nội, Cục Quản lý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự” lần thứ nhất.
Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kỷ niệm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3036/QĐ-UBND về việc thành lập 6 Tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện, hiện đại hóa và đột phá phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các vướng mắc được phản ánh rất đa dạng, trong nhiều ngành, lĩnh vực, vướng mắc cả trong quy định và thực thi, có trong các văn bản pháp lý khác nhau.
75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

Lực lượng Thanh niên xung phong đã có nhiều đóng góp to lớn, trở thành biểu tượng của tinh thần xung kích, dấn thân vì độc lập dân tộc, xứng đáng là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến đó, ngày 30/6/1995, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 382/TTg lấy ngày 15/7 hằng năm làm Ngày truyền thống của Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đội viên các thế hệ.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Theo TTXVN, chiều nay (15/7), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (phường Ninh Xá, tỉnh Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao

Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao

Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Xem thêm
Phiên bản di động