--> -->

Kiểm toán Nhà nước có nên tham gia hoạt động giám định tư pháp?

Liên quan đến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp, bên cạnh các ý kiến tán thành về việc sửa đổi, bổ sung dự án Luật nhằm tháo gỡ vướng mắc, bất cập… thì một số ý kiến đại biểu Quốc hội tỏ ra băn khoăn với việc thành lập Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Đặc biệt, đa số đại biểu đề nghị không bổ sung quy định Kiểm toán Nhà nước tham gia hoạt động giám định tư pháp.
kiem toan nha nuoc co nen tham gia hoat dong giam dinh tu phap Cần quy định chặt chẽ việc truy cập dữ liệu điện tử của Kiểm toán Nhà nước
kiem toan nha nuoc co nen tham gia hoat dong giam dinh tu phap Minh bạch hóa chi tiêu công và đầu tư
kiem toan nha nuoc co nen tham gia hoat dong giam dinh tu phap Việt Nam và Anh đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực kiểm toán
kiem toan nha nuoc co nen tham gia hoat dong giam dinh tu phap
Toàn cảnh phiên họp.

Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát có hợp lý?

Giải trình ý kiến của một số đại biểu Quốc hội liên quan đến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích của việc sửa đổi, bổ sung Luật năm 2012 là nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế về giám định tư pháp, phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đồng thời thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác giám định tư pháp, bảo đảm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu giám định của hoạt động tố tụng nói chung và trong giải quyết án tham nhũng, kinh tế nói riêng.

Quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật là tập trung sửa đổi, bổ sung nhanh chóng, kịp thời những vấn đề mang tính cấp bách, cần thiết nhất để tháo gỡ vướng mắc, bất cập về thể chế, khắc phục ngay những tồn tại, khó khăn trong công tác giám định tư pháp phục vụ giải quyết án tham nhũng, kinh tế.

Qua thảo luận, các đại biểu cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ về quan điểm chỉ đạo sửa đổi, bổ sung dự án Luật nhằm tháo gỡ vướng mắc, bất cập về thể chế, khắc phục ngay những tồn tại, khó khăn trong công tác giám định tư pháp phục vụ giải quyết án tham nhũng, kinh tế, không mở rộng sửa đổi sang các nội dung của Luật đã có tính ổn định, bền vững.

Trong dự thảo Luật có bổ sung quy định “Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao” là một trong các tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự, với nhiệm vụ giám định về âm thanh, hình ảnh. Tuy nhiên, có ý kiến đại biểu cho rằng, đây là nội dung hoàn toàn mới, chưa được đặt ra trong quá trình tổng kết thi hành Luật, hồ sơ dự án Luật chưa báo cáo, đánh giá đầy đủ về vấn đề này nên cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Điều 12 Luật hiện hành quy định: Tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự bao gồm: Viện Khoa học hình sự (thuộc Bộ Công an), Phòng Kỹ thuật hình sự (thuộc Công an cấp tỉnh), Phòng Giám định kỹ thuật hình sự (thuộc Bộ Quốc phòng). Đến nay dự thảo luật bổ sung quy định “Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao”. Các đại biểu băn khoăn, việc bổ sung cơ quan này vào luật có cần thiết và hợp lý không, có phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế hay không?”

Liên quan vấn đề này, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn đại biểu tỉnh Nam Định) cho biết, qua báo cáo của Bộ Tư pháp về giám định tư pháp một số nước trên thế giới cho thấy, hầu hết các nước trên thế giới giám định kỹ thuật hình sự giao cho Bộ Công an. Do đó, đề nghị làm rõ, việc bổ sung này có lãng phí, làm phân tán nguồn lực về con người và cơ sở vật chất và có trái với tinh thần với Nghị quyết về tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy hay không?

Thực tế, từ năm 2017, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã thành lập Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Phòng này hiện nay chưa được giao nhiệm vụ thẩm định giám định tư pháp, chủ yếu thu thập chứng cứ, tài liệu. Phải chăng việc quy định trong dự thảo luật là để hợp thức hóa việc thẩm định giám định tư pháp cho cơ quan này? đại biểu nêu câu hỏi.

Hơn nữa, đại biểu cũng nêu thực tế là, năm 2019, cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết được 41 vụ, 60 bị can, và không phải vụ nào cũng cần giám định về âm thanh, hình ảnh. Đại biểu băn khoăn rằng, với số lượng án này, có phải là quá lớn để thành lập riêng phòng kỹ thuật hình sự? Và đề nghị làm rõ nếu bổ sung quy định về cơ quan này vào luật thì sẽ làm cả 10 chuyên ngành giám định kỹ thuật hình sự hay chỉ làm giám định về âm thanh, hình ảnh?

Cơ quan này sẽ xây dựng cơ sở hệ thống dữ liệu riêng hay sẽ sử dụng hệ thống hiện có của Bộ Công an? Đề nghị Chính phủ làm rõ nếu bổ sung cơ quan này vào luật sẽ làm tăng bao nhiêu biên chế, mất thời gian bao lâu để đào tạo giám định viên, tính hiệu quả hoạt động của cơ quan này?.

Vẫn còn tình trạng đùn đẩy, né tránh trong giám định tư pháp

Quan tâm đến nội dung về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước trong việc thực hiện giám định tư pháp, một số đại biểu Quốc hội tán thành với việc bổ sung vào dự thảo Luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước trong việc thực hiện giám định tư pháp khi được trưng cầu và công nhận, đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc thẩm quyền quản lý.

Ủng hộ dự thảo Luật, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thái Học (đại biểu tỉnh Phú Yên) cho biết, trong thời gian qua, nhiều vụ án tham nhũng kinh tế cho thấy, mặc dù cơ quan giám định, người có thẩm quyền trưng cầu giám định nhưng giữa các cơ quan vẫn có sự đùn đẩy, né tránh.

kiem toan nha nuoc co nen tham gia hoat dong giam dinh tu phap

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long giải trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.

Báo cáo cho thấy từ năm 2013 đến 2018, trong lĩnh vực tài chính trưng cầu giám định 241 vụ việc, nhưng cũng có tình trạng chậm, né tránh, đùn đẩy. Nếu đề nghị kiểm toán tham gia giám định trong lĩnh vực tư pháp, tài chính thì sẽ có thêm một kênh để lựa chọn. Kiểm toán Nhà nước có đầy đủ các điều kiện để tham gia vào việc giám định này để cho một kết luận mang tính khách quan và chính xác.

Đại biểu đặt câu hỏi trong nhiều vụ việc, vụ án xảy ra trong lĩnh vực tài chính, nếu trưng cầu giám định của tài chính thì liệu có khách quan? Hơn nữa, giữa hoạt động kiểm toán và giám định tư pháp có một điểm chung là giám định cũng đòi hỏi tính độc lập, tính khách quan và tuân theo pháp luật, do đó, cần thiết cho phép Kiểm toán Nhà nước tham gia giám định tư pháp.

Cùng chung với ý kiến với đại biểu Nguyễn Thái Học, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình) cho rằng, thực tế cho thấy, giám định trong lĩnh vực tài chính có những trường hợp cán bộ quản lý của các bộ, ngành có liên quan, nên dễ dẫn đến trường hợp từ chối, hoặc đùn đẩy, né tránh thực hiện giám định hoặc giám định không khách quan khi trưng cầu bộ, ngành đó.

Theo đại biểu, mặc dù lĩnh vực giám định đã được giao cho Bộ Tài chính quản lý, song đây là lĩnh vực có phạm vi rất rộng, liên quan đến hầu hết các hoạt động có quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và đây cũng là lĩnh vực then chốt trong quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nước cũng như trong hoạt động phòng, chống tham nhũng. “Vì vậy, việc giao thêm một cơ quan có nhiệm vụ giám định tư pháp đối với lĩnh vực đặc biệt này cũng là điều hết sức cần thiết”, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh.

Bên cạnh ý kiến tán thành với dự án luật, nhiều đại biểu cho rằng, việc bổ sung quy định trên là không cần thiết. Theo đó, nguồn nhân lực hiện nay đã đáp ứng tốt nhu cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính. Nếu giao Kiểm toán Nhà nước tham gia hoạt động giám định tư pháp thì phạm vi thực hiện giám định rất hẹp, đồng thời, sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này. Do đó, Kiểm toán Nhà nước đã có văn bản đề nghị không bổ sung quy định Kiểm toán Nhà nước tham gia hoạt động giám định tư pháp.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Alcaraz vs Sinner - Cuộc thư hùng kinh điển của thế hệ mới tại chung kết Wimbledon 2025

Alcaraz vs Sinner - Cuộc thư hùng kinh điển của thế hệ mới tại chung kết Wimbledon 2025

Trận chung kết Wimbledon 2025 hứa hẹn sẽ là một trong những cuộc đối đầu đỉnh cao nhất của làng quần vợt hiện đại khi Carlos Alcaraz và Jannik Sinner - hai tay vợt trẻ xuất sắc nhất ATP - bước vào lần so tài thứ 13 trong sự nghiệp.
Bất động sản phục hồi: Thị trường chuẩn bị bước vào quỹ đạo "giá thật" để "mua thật"!

Bất động sản phục hồi: Thị trường chuẩn bị bước vào quỹ đạo "giá thật" để "mua thật"!

Trong 6 tháng đầu năm 2025, thị trường bất động sản ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực, cho thấy đang dần tiến tới giai đoạn cuối của quá trình phục hồi và chuẩn bị bước vào chu kỳ tăng trưởng mới. Các chủ thể trên thị trường, từ chủ đầu tư, sàn phân phối, môi giới đến khách hàng đều có sự chuẩn bị rõ rệt về chiến lược và nguồn lực để đón đầu giai đoạn mới.
Xử phạt tài xế xe tải "trèo" qua dải phân cách trên đường Lê Đức Thọ

Xử phạt tài xế xe tải "trèo" qua dải phân cách trên đường Lê Đức Thọ

Ngày 12/7, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an Hà Nội cho biết đã xác minh và ra quyết định xử phạt đối với tài xế xe tải vì hành vi điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định trên đường Lê Đức Thọ để quay đầu.
VinFast Limo Green khiến khách Việt mê mẩn tại sự kiện “Thu xăng - Đổi điện”

VinFast Limo Green khiến khách Việt mê mẩn tại sự kiện “Thu xăng - Đổi điện”

VinFast Limo Green - mẫu MPV điện đầu tiên của hãng xe Việt nhận được sự quan tâm đặc biệt của khách hàng Việt trong sự kiện “Thu xăng - Đổi điện” đang diễn ra tại Hà Nội.
Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa

Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa

Với Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi lưu giữ những tinh hoa văn hóa của dân tộc, việc kiến tạo môi trường văn hóa không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là trách nhiệm trong quá trình phát triển bền vững. Môi trường văn hóa ấy cần được xây dựng từ ba trụ cột: gia đình, nhà trường và xã hội - nơi con người Hà Nội được định hình và phát triển toàn diện.
Gần 80% tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt”

Gần 80% tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt”

Do làm tốt công tác tuyên truyền, đời sống Nhân dân ổn định, ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng cao nên tổng số vụ việc tiếp nhận hòa giải toàn Thành phố giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2024.
Hà Nội: Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Hà Nội: Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Bám sát sự chỉ đạo của Trung ương và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố, đồng thời tiếp tục thực hiện chủ đề năm 2025 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn Thủ đô 6 tháng đầu năm 2025 đã đạt được nhiều kết quả tốt.

Tin khác

Thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư

Thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1511/QĐ-TTg ngày 11/7/2025 về việc thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả

Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận số 177-KL/TW ngày 11/7/2025 về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.
TP.HCM tạm dừng tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài

TP.HCM tạm dừng tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài

Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản khẩn gửi các sở, ban, ngành thành phố; Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, phường và đặc khu... về việc tạm dừng tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài đến hết tháng 7/2025.
Nghiên cứu cho phép người Việt Nam tiếp tục được chơi casino tại Phú Quốc

Nghiên cứu cho phép người Việt Nam tiếp tục được chơi casino tại Phú Quốc

Bộ Tài chính được Phó Thủ tướng Lê Thành Long giao nghiên cứu cơ chế đặc biệt phát triển Đặc khu Phú Quốc và đề xuất cho phép người Việt tiếp tục chơi casino sau giai đoạn thí điểm.
Tăng cường thanh kiểm tra, chống thông thầu, mua bán thầu 4 dự án cao tốc

Tăng cường thanh kiểm tra, chống thông thầu, mua bán thầu 4 dự án cao tốc

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 359/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Lê Thành Long tại buổi làm việc Đoàn kiểm tra số 3 về tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc tại Dự án thành phần đoạn Chí Thạnh - Vân Phong và Vân Phong - Nha Trang thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, Dự án thành phần 1 và Dự án thành phần 3 thuộc Dự án đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.
Cử tri đề nghị ngành thuế hướng dẫn nộp hóa đơn điện tử

Cử tri đề nghị ngành thuế hướng dẫn nộp hóa đơn điện tử

Chiều 10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội (đơn vị bầu cử số 6) đã tiếp xúc cử tri 14 xã, phường, sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Việt Nam kêu gọi triển khai hợp tác Mê Kông - Nhật Bản theo tư duy mới, sáng tạo và thích ứng

Việt Nam kêu gọi triển khai hợp tác Mê Kông - Nhật Bản theo tư duy mới, sáng tạo và thích ứng

Tối 10/7, Bộ Ngoại giao cho biết, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mê Kông - Nhật Bản lần thứ 16 tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur (Malaysia).
Thi đua hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Thi đua hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Ngày 10/7, Trung ương Đoàn phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức Lễ phát động đợt thi đua cao điểm tình nguyện tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.
Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Khẳng định, đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà nước đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý, Thủ tướng Chính phủ cho rằng đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước; quyền sử dụng đất là yếu tố đầu vào quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Công bố hàng nghìn dịch vụ công trực tuyến tại TP.HCM

Công bố hàng nghìn dịch vụ công trực tuyến tại TP.HCM

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định số 121 về việc công bố danh mục dịch vụ công trên địa bàn Thành phố được cung ứng trên Cổng dịch vụ công quốc gia với 345 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 1.282 dịch vụ công trực tuyến một phần.
Xem thêm
Phiên bản di động