Không thần kỳ như quảng cáo
Nặng lòng với nghề báo | |
Cần thêm cơ chế bảo vệ nhà báo |
Bước vào mùa nắng nóng, nhiều chị em xôn xao truyền tai nhau về bí kíp chống nắng hè bằng viên uống chống nắng. Các sản phẩm viên uống chống nắng được giới thiệu khá đa dạng: viên uống chống nắng nội sinh, viên uống chống nắng sáng da… với xuất xứ từ Việt Nam, Mỹ, Nhật… Mức giá trung bình từ 350.000 – 1.500.000 đồng tùy hộp.
Mặc dù đắt nhưng vẫn được nhiều chị em mua dùng, bởi những lời quảng cáo “có cánh” hấp dẫn của sản phẩm như: Có khả năng chống nắng cao, chống nắng hiệu quả ngay cả vùng kem chống nắng khó bôi đến, ngăn ngừa sắc tố đen gây ra bởi tia cực tím, tăng sức đề kháng của da từ đó giúp da tránh nguy cơ cháy nắng… đặc biệt là tránh ung thư da. Đáng chú ý, quảng cáo đưa ra so sánh, nếu như kem chống nắng chỉ có tác dụng trong vòng 30 phút đến 2h, dễ trôi khi ra mồ hôi, thì viên uống chống nắng khắc phục hầu hết những nhược điểm đó. Nó có thể kéo dài khả năng chống nắng trong vòng một ngày.
Theo các chuyên gia y tế, cách chống nắng hiệu quả là đội mũ, mặc áo chống nắng khi đi ra ngoài. |
Đơn cử trên website beasun… giới thiệu một sản phẩm sản xuất thuốc làm theo công thức độc quyền, đạt tiêu chuẩn GMP ở Mỹ. Theo đó, viên uống này có khả năng chống nắng từ bên trong; phát huy hiệu quả sau 48h kể từ viên uống đầu tiên và duy trì tác dụng 24h; chống oxy hóa và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, hồng hào, hỗ trợ điều trị nám, tàn nhang; ngăn ngừa các tác hại từ tia cực tím, bức xạ từ máy tính, điện thoại, môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại; ngừa ung thư da hiệu quả; giúp bảo vệ toàn diện mắt, môi, tóc; không gây bất kì khó chịu ngoài da nào; dùng được cho cả nam lẫn nữ, trẻ em trên 10 tuổi mà không gây bất kì tác dụng phụ nào… Với vô vàn công dụng nêu trên, trang web nêu mức giá cho một vỉ 60 viên lên tới gần 1,4 triệu đồng.
Trước những lời quảng cáo trên, người tiêu dùng tin rằng, mỗi viên chống nắng như “thần dược” giữa mùa hè. Tuy nhiên, nói về công dụng thực sự của viên uống chống nắng, TS.BS Vũ Nguyệt Minh, Phó trưởng khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, sử dụng viên uống chống nắng cũng là một trong những phương pháp chống nắng (ngoài các cách thông thường như bôi kem hoặc sử dụng quần áo chống nắng).
Do ánh nắng là một trong những yếu tố tác động nhiều đến da, đặc biệt nguy cơ gây ung thư da, nên tất cả phương pháp chống nắng đều có tác dụng dự phòng ung thư da, không riêng viên uống chống nắng. Ngoài ra, trên viên uống chống nắng thường phối hợp nhiều thành phần, giúp làm giảm tổn thương tế bào da do ánh nắng, góp phần dự phòng ung thư da, nhưng khả năng ngăn ngừa ung thư da không phải cao.
Đồng quan điểm với ý kiến trên, bác sĩ chuyên khoa Da Liễu Đào Anh Vũ - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết, người tiêu dùng nên thông thái hơn khi lựa chọn phương pháp chống tia UV hiệu quả. Về cơ bản thành phần của những viên chống nắng này là một số loại vitamin và vi chất như vitamin C, vitamin E, kẽm và một số chất chống oxy hoá,… các chất này qua hấp thu có thể có những tác dụng nhất định giảm kích ứng và đỏ tấy cho da khi tiếp xúc ánh nắng.
Tuy nhiên, những lợi ích này là tương đối hạn chế và bạn có thể bổ sung qua các nguồn thức ăn tự nhiên giàu vitamin và vi chất như rau quả hàng ngày. “Viên uống chống nắng có thể là một thuốc điều trị kèm theo cho những người có làn da rất nhạy cảm với ánh sáng hoặc bắt buộc phải tiếp xúc với tia UV trong thời gian tương đối dài, nhưng biện pháp chính vẫn là bôi kem chống nắng ngoài da, để phòng chống tác hại không mong muốn của tia cực tím đến da gây sạm nám, đen da.
Trước thực trạng các sản phẩm viên uống chống nắng xuất hiện tràn lan trên thị trường, vừa qua, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phát đi thông báo khẳng định: "Chúng tôi đã tìm thấy nhiều sản phẩm hứa hẹn có khả năng bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời nhưng chúng không thể làm được như quảng cáo đã nói. Thay vào đó chúng lại gây hiểu lầm cho người tiêu dùng và khiến họ gặp phải rủi ro khi sử dụng". Một vài sản phẩm, công thức làm sáng da nâng cao đã bị FDA yêu cầu ngừng bán. |
Theo các chuyên gia y tế, tùy theo từng hãng sản xuất cũng như thành phần của nó mà mỗi loại viên uống chống nắng có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên, ngay cả những loại viên chống nắng được đánh giá có chất lượng tốt đang lưu hành, các nhà sản xuất cũng chỉ khuyến cáo khả năng chống nắng ở mức 40%, không quá 4 giờ. Trong khi đó, nếu sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPS 50+, kèm theo quần áo chống nắng, thì tỷ lệ này có thể ở mức trên 90%. Bên cạnh đó, việc sử dụng viên uống chống nắng nên có sự chỉ định, kê đơn của bác sĩ thay vì tự ý sử dụng theo quảng cáo.
Với những bệnh nhân nám má, đang điều trị bằng phương pháp dùng tia laze, bệnh nhân có da nhạy cảm, dễ bắt nắng… ngoài phương pháp chống nắng bằng sử dụng khẩu trang, bôi kem… bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân viên uống chống nắng dùng tại nhà. Thực tế, viên uống chống nắng có thể xem như một loại thực phẩm chức năng, có tác dụng giảm thiểu lão hóa da, hạn chế các bệnh về da… chứ không phải một sản phẩm “thần kỳ” như nhiều lời quảng cáo.
Bác sĩ Vũ Nguyệt Minh cũng thông tin, đến nay không có biện pháp nào chống nắng đạt hiệu quả 100%. Cách tốt nhất là khi đi ra nắng cần phải thoa kem chống nắng, đội nón rộng vành, bịt khẩu trang, mặc áo khoác chống nắng. Với người hoạt động thể thao nhiều, ra mồ hôi hoặc tắm biển, cần đặc biệt chú ý bôi lại kem chống nắng trước khi ra nắng 30 phút, lần 2 là sau 30 phút tiếp xúc với nắng, sau đó là mỗi 2 giờ bôi lại để duy trì hiệu quả chống tia UV.
Và trong khi đợi những kết quả nghiên cứu sâu hơn với những thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên tại các trung tâm lớn, độc lập và có uy tín thì chúng ta không nên lạm dụng những sản phẩm viên uống chống nắng đang bị quảng cáo thổi phồng về công dụng .
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58