-->

Không khí Hà Nội đang ô nhiễm do đâu?

(LĐTĐ) Chất lượng không khí trên địa bàn Thủ đô những ngày qua liên tục ở mức kém, vậy đâu là nguyên nhân? Theo các chuyên gia, nguyên nhân là do điều kiện thời tiết không thuận lợi, sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn (từ 5-9 độ C) dẫn đến xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt bức xạ, tạo ra lớp sương mù ở tầng thấp khiến cho bụi bẩn, khí thải bị giữ lại tại tầng khí quyển sát mặt đất làm cho chất lượng không khí bị ô nhiễm.
khong khi ha noi dang o nhiem do dau Chất lượng không khí Hà Nội liên tục ở mức kém do đâu?
khong khi ha noi dang o nhiem do dau Chất lượng không khí Hà Nội những ngày cận Tết cải thiện đáng kể
khong khi ha noi dang o nhiem do dau Đợt rét đậm giúp chất lượng không khí Hà Nội liên tục đạt mức tốt

Hiện tượng nghịch nhiệt khiến chất lượng không khí giảm

Theo số liệu về chỉ số chất lượng không khí tại 10 trạm quan trắc chất lượng không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội (gồm: Trung Yên 3, Minh Khai, Hoàn Kiếm, Thành Công, Mỹ Đình, Tây Mỗ, Hàng Đậu, Kim Liên, Tân Mai, Phạm Văn Đồng) do Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) công bố, trong những ngày gần đây, chỉ số chất lượng không khí tại nhiều trạm quan trắc liên tục ở mức kém.

khong khi ha noi dang o nhiem do dau
Chất lượng không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội những ngày qua liên tục ở mức kém

Nguyên nhân là do điều kiện thời tiết không thuận lợi, sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn (từ 5-9 độ C) dẫn đến xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt bức xạ, tạo ra lớp sương mù tầng thấp khiến chất ô nhiễm trong không khí không thoát lên được và bị giữ lại tại tầng khí quyển sát mặt đất nên chỉ số chất lượng không khí tăng cao.

Lý giải thêm về nguyên nhân chất lượng không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tục ở mức kém trong những ngày qua, Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam phân tích, khi xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, ngày có nắng, đêm lại lặng gió khiến tỷ lệ bụi vốn đã cao do các phương tiện giao thông, công trình xây dựng thải ra không khuếch tán được ra khỏi khu vực trung tâm.

Thời gian qua, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ các giải pháp để cải thiện chất lượng môi trường không khí như: Triển khai thực hiện các giải pháp trong Đề án chống ồn, chống bụi; Đề án Quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông; Tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông công cộng (xe buýt nhanh BRT, đường sắt trên cao…) và khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân để giảm phát thải; giảm dần và xóa bỏ các bếp than tổ ong; hạn chế, tiến tới không đốt rơm rạ…

Đồng thời, thành phố Hà Nội cũng triển khai hiệu quả chương trình trồng 1 triệu cây xanh; nâng tiêu chuẩn khí thải lên mức EURO 4, EURO 5 đến năm 2020; đưa vào sử dụng các nhiên liệu sạch để hạn chế nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải…

Chính vì thế, người dân ra ngoài đường sẽ nhìn thấy lớp sương mờ nhưng thực chất là khói bụi bị giữ lại chưa phát tán được. Ngoài ra, đây là cũng thời điểm thu hoạch lúa nên các khu vực ngoại thành xuất hiện hiện tượng đốt rơm rạ, phát thải khí và bụi làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến môi trường không khí bị ô nhiễm vẫn là do các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phát thải ra các khí như: SO2, NO2, CO, bụi (TSP, PM10, PM2,5). Khi thời tiết thông thoáng thì bụi bẩn khuếch tán được trong không khí, nhưng khi xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, toàn bộ lượng bụi này lưu lại tầng thấp trong không khí, khiến môi trường không khí bị ô nhiễm.

Trước thực trạng môi trường không khí Thủ đô đang bị ô nhiễm, các chuyên gia khuyến cáo người dân, đặc biệt là những người ở nhóm nhạy cảm (trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp) cần hạn chế thời gian ở ngoài; những gia đình gần khu vực ô nhiễm cao nên đóng cửa khi không cần thiết và sử dụng điều hòa lọc không khí để hạn chế những tác nhân gây ô nhiễm.

Ngoài ra, người dân cần hạn chế đốt rác, giảm thiểu đun nấu bằng than tổ ong. Rác cần được thu gom và xử lý theo quy định, người dân không tự ý đốt rác thải tại nơi mình sinh sống. Cạnh đó, người dân nên tham gia các phương tiện công cộng như xe bus, xe điện, hạn chế sử dụng các phương tiện cá nhân và nên sử dụng các nhiên liệu sạch trong giao thông… để hạn chế phát thải chất gây ô nhiễm ra môi trường.

Nỗ lực cải thiện môi trường không khí

Nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí trên địa bàn Thủ đô và nâng cao chất lượng sống cho người dân, thời gian qua, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ các giải pháp như: Triển khai thực hiện các giải pháp trong Đề án chống ồn, chống bụi; Đề án Quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông; Tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông công cộng (xe buýt nhanh BRT, đường sắt trên cao…) và khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân để giảm phát thải; giảm dần và xóa bỏ các bếp than tổ ong; hạn chế, tiến tới không đốt rơm rạ…

Đồng thời, thành phố Hà Nội cũng triển khai hiệu quả chương trình trồng 1 triệu cây xanh; nâng tiêu chuẩn khí thải lên mức EURO 4, EURO 5 đến năm 2020; đưa vào sử dụng các nhiên liệu sạch để hạn chế nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải… Ví dụ: Sử dụng nhiên liệu xăng E5 thay thế RON92; tăng cường công tác thanh, kiểm tra tại các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề, các điểm đen về môi trường…

Hiện thành phố Hà Nội đã chính thức đưa vào vận hành 2 trạm quan trắc môi trường cố định và 8 trạm cảm biến quan trắc môi trường không khí từ năm 2016. Mới đây, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã đồng ý tiếp nhận 18 thiết bị cảm biến quan trắc chất lượng không khí do Cơ quan hợp tác phát triển Đức hỗ trợ lắp đặt trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị đầu mối tiếp tục phối hợp với Cơ quan hợp tác phát triển Đức, Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm và các đơn vị liên quan hiệu chỉnh dữ liệu 18 thiết bị cảm biến theo các trạm quan trắc cố định của thành phố đảm bảo dữ liệu chính xác; công bố dữ liệu chất lượng không khí của các trạm cảm biến trên trang http://moitruongthudo.vn và các ứng dụng điện thoại thông minh, các bảng thông tin điện tử tại các trụ sở, khu vực công cộng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm sau khi các thiết bị đã hoạt động ổn định. Qua đó, giúp người dân có thể theo dõi và cập nhật tình hình chất lượng không khí để chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục đầu tư để có một mạng lưới trạm quan trắc môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng hoàn thiện, đồng bộ và hiện đại ngang tầm khu vực. Mục tiêu của Hà Nội là tiếp tục đầu tư thêm 70 trạm quan trắc không khí (trong đó có 50 trạm cảm biến và 20 trạm cố định).

Khi đó, các cơ quan chức năng của thành phố sẽ có một hệ thống dữ liệu đầy đủ, toàn diện và liên tục, là cơ sở khoa học đánh giá chính xác thực trạng chất lượng môi trường không khí của thành phố. Đây cũng sẽ là cơ sở để các cơ quan quản lí môi trường hoạch định và đề xuất các chính sách cải thiện chất lượng môi trường sống của nhân dân trên địa bàn Thủ đô.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 22/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 21/1, khu vực Hà Nội có mây, không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025

Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước từ 21/1 đến 29/1/2025.
Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng

Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 20/1/2025, khu vực Hà Nội trời có mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ. Trời rét. Nhiệt độ từ 13 - 22 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 19/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung

Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung

(LĐTĐ) Là địa bàn có mật độ dân cư đông đúc với nhiều ngõ nhỏ, phố nhỏ đan xen, phường Đội Cấn cũng như nhiều phường khác trên địa bàn Hà Nội gặp áp lực rất lớn khi triển khai Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, bằng cách huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự linh hoạt trong các phương án nâng cao chất lượng công tác vệ sinh môi trường, đến nay hoạt động thu gom, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn bước đầu đã có nhiều kết quả tích cực.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 18/1, khu vực Hà Nội trời có mây, không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch

Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch

(LĐTĐ) Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, theo kiến nghị của UBND thành phố Hà Nội.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ, miền Bắc có rét không?

Tết Nguyên đán Ất Tỵ, miền Bắc có rét không?

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán 2025 dự báo thời tiết lạnh với khả năng xảy ra các đợt rét đậm, rét hại ngắn ngày ở miền Bắc, đặc biệt tại vùng núi. Trời tạnh ráo, ít mưa phùn, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động lễ hội và du Xuân.
Xem thêm
Phiên bản di động