Không khai báo y tế dẫn đến lây lan dịch bệnh cho người khác sẽ bị xử lý hình sự
Hà Nội: Xử lý nghiêm trường hợp khai báo y tế không trung thực Chủ động hợp tác khai báo y tế vì sức khỏe bản thân và cộng đồng Sẽ xử nặng F0, F1 nếu cố tình trốn hoặc không khai báo y tế |
Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 3 đã gây ra nhiều tổn thất chưa thể lượng hóa được bằng con số, nhưng học sinh phải nghỉ học, nhiều cháu mới ở lứa tuổi mầm non phải đi cách ly tập trung khi Tết cổ truyền của dân tộc đã cận kề, trường học đóng cửa, lao động mất việc làm, người dân lo âu vì dịch bệnh có thể lây lan ra diện rộng. Lực lượng y bác sĩ, những người có nhiệm vụ phòng chống dịch đang phải căng mình để thực hiện nhiệm vụ…
Đồng hành với các lực lượng chức năng để phòng chống dịch, việc người dân chủ động khai báo cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng, đặc biệt là Tổ truy vết là rất cần thiết. Công tác này đặc biệt quan trọng để khoanh vùng, dập dịch. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp thuộc diện F0, F1 không chủ động khai báo, tìm mọi cách để trốn tránh cách ly.
Người dân cần tuân thủ việc khai báo y tế và chấp hành cách ly trong quá trình chống dịch Covid-19. (Ảnh: V.B) |
Theo số liệu của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19, hiện có tới 20% các ca F0 là những bệnh nhân mắc Covid-19, khi được phát hiện và liên hệ nhưng không hợp tác với cơ quan y tế, cũng như ngành chức năng. Cá biệt có ca mắc, nhưng có tới hàng trăm trường hợp thuộc diện F1 không chủ động khai báo tình thế nguy cấp, từ chối giao tiếp.
Những hành vi này sẽ bị xử lý ra sao? Các hình thức xử phạt hiện tại đã đủ sức răn đe? Trao đổi về vấn đề này, luật sư Nguyễn Văn Dũng – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, cho biết, Nghị định 117 năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đã quy định rất rõ.
Cụ thể, tại khoản 1 của Nghị định này nêu rõ: xử phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi như che giấu không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Theo quyết định số 29 của Bộ Y tế, dịch bệnh Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, như vậy, hành vi cố ý không khai báo hay khai báo gian dối đều bị xử phạt theo Nghị định 117 và mức xử phạt lên đến 20.000.000 đồng.
Ngoài ra, hành vi cố ý lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm cho người khác hoặc là những hành vi phát tán bệnh tật cho người khác còn có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự.
Tòa án nhân dân tối cao đã có công văn hướng dẫn tòa án các cấp về xét xử các vụ việc liên quan đến hành vi lây truyền dịch bệnh Covid một cách thống nhất.
Qua các vụ việc đã được đưa ra xét xử, nhiều hành vi đã bị xử phạt, cho thấy tính khẩn trương của pháp luật, tính vào cuộc của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được thực thi nhanh chóng. Việc xử phạt có tính răn đe, cảnh báo những người khác.
Cũng theo luật sư Dũng, con số trên 20% người từ chối trả lời và khai báo là con số rất lớn, thể hiện một sự vô trách nhiệm. Thứ nhất là vô trách nhiệm đối với chính bản thân họ và gia đình họ. Thứ hai là vô trách nhiệm đối với xã hội.
Có thể nói, đây là những hành vi rất coi thường pháp luật và cần phải xử lý thật nghiêm minh. Bởi vì, chúng ta đã biết dịch bệnh Covid-19 đã làm cho rất nhiều người mất việc làm, rất nhiều người và gia đình họ rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Thậm chí, đất nước có thể bị tụt lùi về mặt kinh tế...
Trước đó, Sở Tư pháp Hà Nội cũng đã ban hành văn bản số 333/STP-PBGDPL về tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật phòng, chống Covid-19 kèm phụ lục công bố mức xử phạt đối với 15 hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19.
Trong đó, mức phạt cao nhất lên đến 200 triệu đồng và có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tù tối đa đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Riêng đối với hành vi không khai báo y tế, văn bản trên quy định như sau: Người nào không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự. Mức phạt tù tối đa đến 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.
Có thể thấy, sau khi dịch bệnh bùng phát, các cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao đã có những điều chỉnh rất kịp thời về pháp luật cũng như các văn bản hướng dẫn để xét xử tội danh liên quan đến hành vi làm lây truyền dịch bệnh ra cộng đồng.
Các văn bản quy phạm pháp luật khác như Nghị định của Chính phủ, cũng được sửa đổi kịp thời và xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật. Thế nhưng, điều quan trọng vẫn là ý thức của người dân, khi mà ý thức thượng tôn pháp luật của người dân không tốt thì rất khó để phòng chống dịch hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Tin khác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Văn hóa 02/02/2025 22:28
Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ
Du lịch 02/02/2025 17:09
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm
Y tế 02/02/2025 16:15
Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua
Du lịch 02/02/2025 09:00
Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm
Du lịch 02/02/2025 07:39
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ
Văn hóa 02/02/2025 06:01
Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm
Du lịch 01/02/2025 21:19
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa
Cộng đồng 01/02/2025 17:39
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ
Cộng đồng 01/02/2025 16:06
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Giáo dục 01/02/2025 15:55