-->

Không để nông dân bị thiệt vì nạn phân bón giả, giá nông sản bấp bênh

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trước Quốc hội chiều ngày 7/6, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã bày tỏ trăn trở giá vật tư nông nghiệp như phân bón ngày càng tăng cao, phân bón giả tràn lan, trong khi đó, giá nông sản rẻ, khiến đời sống người nông dân đã khó nay lại càng khó hơn.
Bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa XV, phê chuẩn đề nghị cách chức với ông Nguyễn Thanh Long Chiều 7/6, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tại phiên chất vấn, đại biểu Dương Văn Phước (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam) cho biết, thời gian qua người nông dân phải khổ sở gánh chịu nạn phân bón giả, kém chất lượng, gây thiệt hại lớn cho người nông dân. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng nêu rõ những giải pháp để ngăn chặn, xử lý nghiêm tình trạng phân bón giả, kém chất lượng, tràn lan trên thị trường hiện nay?

Tương tự, đại biểu Lê Thị Song An (Đoàn ĐBQH tỉnh Long An) chia sẻ có những loại phân bón tăng đến 200%, trong khi đó giá bán nông sản thấp, có thời điểm không tiêu thụ được… làm cho người nông dân sản xuất không có lời. Điều này dẫn đến thực trạng người dân bỏ ruộng, không sản xuất vì tâm lý lo ngại bị thua lỗ.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết có những giải pháp để kiểm soát được giá cả vật tư nông nghiệp và định hướng cho các địa phương trong quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất theo hướng công nghệ cao với giá cả đầu ra ổn định, giúp cho người nông dân được an tâm sản xuất.

Người dân phải thay đổi tư duy trong sử dụng phân bón
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trả lời chất vấn chiều ngày 7/6.

Cùng quan tâm về vấn đề này, đại biểu Chu Hồng Thái (Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn) đặt câu hỏi chất vấn về vấn đề giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, các loại vật tư nông nghiệp đầu vào tăng trong những năm qua, làm cho người nông dân rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lấy công làm lãi, thậm chí là thua lỗ. Đặc biệt từ khi dịch Covid-19 bùng phát, giá cả các loại hàng hóa càng tăng phi mã. Đại biểu cho rằng, đây rõ ràng là bài toán cấp thiết đối với ngành Nông nghiệp.

Trả lời câu hỏi của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cảm ơn 14 triệu nông dân Việt Nam đã rất năng động, linh hoạt để góp phần làm nên kết quả xuất khẩu nông nghiệp, nông lâm, thủy sản trong năm 2021 đạt mức rất cao trong bối cảnh khó khăn.

Về vấn đề giá nguyên liệu đầu vào, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, vấn đề này liên quan tới thị trường, quản lý doanh nghiệp, vật tư đầu vào sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu… Nước ta làm nông nghiệp nhưng phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ phân bón, thuốc, nguyên liệu để chế biến thức ăn. Đây là vấn đề Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có giải pháp nhằm nâng cao tính tự chủ của ngành nông nghiệp, để tạo ra cái giá trị gia tăng cao hơn, giảm rủi ro thị trường.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Công Thương cũng đã có rất nhiều phiên họp, làm việc với các hiệp hội, ngành hàng phân bón, các doanh nghiệp… liên quan đến lĩnh vực này cố gắng thuyết phục. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường không dễ mà áp đặt một mệnh lệnh hành chính. Trong hoàn cảnh này, các hiệp hội cũng đã có những can thiệp nhất định.

Người dân phải thay đổi tư duy trong sử dụng phân bón
Đại biểu Chu Hồng Thái đặt câu hỏi chất vấn về các loại vật tư nông nghiệp đầu vào tăng làm cho người nông dân rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lấy công làm lãi, thậm chí là thua lỗ.

Cũng theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, để chủ động ngăn chặn nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng, bản thân người dân cần chủ động, tích cực kiểm tra, mua phân bón tại các điểm, các cửa hàng có uy tín.

Một vấn đề nữa quan trọng hơn là người dân phải thay đổi tư duy trong sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật từ vô cơ sang hữu cơ để vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, vừa tái sử dụng các sản phẩm bỏ đi của ngành Nông nghiệp để hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm chi phí đầu vào.

Thời gian gần đây nhiều địa phương, doanh nghiệp và cả nhà nông đã sáng chế và sử dụng các chế phẩm sinh học, vừa tạo ra lợi nhuận, giảm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường và không phải sử dụng phân bón giả, kém chất lượng.

Cũng tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Huy Thái (Đoàn ĐBQH Bạc Liêu) băn khoăn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã khuyến cáo người dân sử dụng phân hữu cơ thay vô cơ. Tuy nhiên, tập quán sử dụng hữu cơ chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long chưa có thói quen này. Bộ đã và sẽ làm gì để khuyến khích sử dụng phân hữu cơ trên cánh đồng?

Người dân phải thay đổi tư duy trong sử dụng phân bón
Đại biểu Nguyễn Huy Thái (Đoàn ĐBQH Bạc Liêu) băn khoăn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã khuyến cáo người dân sử dụng phân hữu cơ thay vô cơ.

Trả lời câu hỏi đại biểu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết vẫn còn tình trạng lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa học, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không tuân thủ nguyên tắc “bốn đúng” gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, sức khỏe con người và chất lượng nông sản. Nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đang cao.

Người nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã nhiều năm sử dụng phân vô cơ như có một “khế ước ngầm” giữa các đại lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật với bà con nông dân. Do vậy, Bộ trưởng cho rằng để thay đổi một tập quán thì cần nhiều thời gian. Bà con nông dân cần phải tổ chức lại sản xuất lại, phải phân biệt được giá cả, chất lượng, lệ thuộc giảm dần về thuốc bảo vệ vô cơ, thuốc bảo vệ sinh học… đã tiết kiệm được 30- 40% đầu vào cho sản xuất nông nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, vai trò cấp thiết tại đồng bằng sông Cửu Long là phải tổ chức lại ngành hàng, tổ chức lại sản xuất, vận động bà con vào hợp tác xã. Khi vào hợp tác xã, bà con được tư vấn việc giảm dần, phối trộn giữa phân bón vô cơ và hưu cơ, giữa thuốc bảo vệ thông thường và thực vật sinh học.

Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác công tư sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, sử dụng phân bón tiết kiệm nhằm hướng đến một nền nông nghiệp xanh, an toàn và nâng cao giá trị nông sản; nhân rộng các mô hình, đẩy mạnh công tác truyền thông, đặc biệt các mô hình canh tác giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn bảo đảm năng suất, chất lượng nông sản phẩm.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.
Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Chiều 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và trao giải cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ VII.

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025.
Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Ngày 18/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Ngày 17/4, tại trụ sở Quận ủy Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua giữa các cơ quan báo chí của Hà Nội với đại diện các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh về công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn 3 quận, huyện.
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục thúc đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua hiện có; nghiên cứu phát động thêm các phong trào phù hợp với các nhiệm vụ trọng tâm mà cả nước đang tập trung triển khai, đặc biệt là chuẩn bị phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số", tạo phong trào, khí thế thi đua sôi nổi trong cả nước thực hiện các nhiệm vụ chiến lược.
Xem thêm
Phiên bản di động