-->

Không chủ quan khi mắc cúm mùa

(LĐTĐ) Thời gia qua, nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội như: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hệ thống Y tế Medlatec… đều gia tăng bệnh nhân tới khám và điều trị do cúm mùa.
Tiêm vắc xin phòng biến chứng nguy hiểm của cúm mùa Cảnh báo ca mắc cúm A diễn biến nặng tăng cao Việt Nam theo dõi chặt dịch cúm mùa bùng phát ở Nhật Bản

Gia tăng ca bệnh

Điển hình tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, đang điều trị cho 8 bệnh nhân mắc cúm. Trong đó, có bệnh nhân V.V.U (62 tuổi, ở Quảng Ninh), có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) trong 7 năm qua, tuy nhiên, việc kiểm soát bệnh lý không được tốt. Bệnh nhân ít đi khám định kỳ, không theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên. Trong vòng 1 năm qua, bệnh nhân đã phải nhập viện khoảng 5 lần do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Không chủ quan khi mắc cúm mùa
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc thăm, khám cho bệnh nhân.

Trước khi nhập viện khoảng 3 ngày, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, khó thở tăng dần. Bệnh nhân được đưa vào điều trị tại cơ sở y tế 2 ngày, nhưng tình trạng suy hô hấp tiến triển nặng hơn, buộc phải đặt ống nội khí quản. Sau khi có kết quả xét nghiệm cúm A dương tính, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Tại Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân trong tình trạng đã đặt ống nội khí quản do suy hô hấp nặng. Sau 2 tuần điều trị, tiên lượng của bệnh nhân vẫn rất nặng. Hiện tại, bệnh nhân vẫn phải duy trì đặt ống nội khí quản và ăn qua sonde dạ dày do không thể tự ăn.

Còn tại Hệ thống Y tế Medlatec cũng ghi nhận 3 trường hợp nhiễm cúm A là 3 chị em trong một gia đình. Trong đó, hai trẻ có diễn biến nặng với biến chứng viêm phổi, phải nhập viện để điều trị.

Cả 3 bệnh nhi đến khám tại Medlatec với các triệu chứng: Sốt cao, dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng, ho khan nhiều, đau tức ngực trái, nhiều dịch mũi. Các triệu chứng xuất hiện đột ngột, diễn biến cấp tính tăng dần.

Xét nghiệm test nhanh cúm cho kết quả dương tính với cúm A ở cả ba trẻ. Trong đó, 2 bé gái có tình trạng nặng hơn, được chỉ định nhập viện do biến chứng viêm phổi, với các bilan viêm tăng cao, bao gồm bạch cầu (BC) tăng và CRP cao. Chụp CT phổi có hình ảnh tổn thương viêm phổi. Riêng bé trai do triệu chứng nhẹ hơn, được kê đơn thuốc điều trị và theo dõi tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hai bệnh nhi nhập viện được điều trị tích cực theo phác đồ, bao gồm kháng sinh, thuốc hạ sốt, chăm sóc hỗ trợ hô hấp và theo dõi sát tình trạng viêm phổi. Sau 7 ngày điều trị nội trú tình trạng sức khỏe của các bé đã ổn định. Hình ảnh chụp CT phổi sau điều trị không còn tổn thương, chức năng hô hấp cải thiện tốt, sức khỏe gần như hồi phục hoàn toàn.

Còn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình mỗi ngày, Trung tâm Bệnh nhiệt đới của Bệnh viện cũng tiếp nhận điều trị khoảng 10 ca mắc cúm, trong đó có những ca biến chứng nặng…

Tiêm vắc xin phòng bệnh hiệu quả

Theo đó, hiện nay, thời tiết mùa đông - xuân là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp nói chung và cúm mùa nói riêng phát triển.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc - Chuyên khoa Nhi, Phòng khám Đa khoa Medlatec số 2, cúm A là loại cúm mùa phổ biến nhất, chiếm tới 75% các trường hợp nhiễm cúm ở người. Các chủng vi rút cúm A thường gặp bao gồm: H1N1, H3N2, H5N1, H7N9, trong đó, H5N1 và H7N9 xuất hiện ở gia cầm nhưng có khả năng lây sang người, dẫn đến nguy cơ bùng phát thành đại dịch.

Vi rút cúm A có thể lây từ gia cầm mắc bệnh sang người khi có tiếp xúc gần, tuy nhiên, phổ biến hơn cả là lây lan từ người sang người qua đường hô hấp. Khi nói chuyện, hắt hơi hoặc ho, vi rút trong cơ thể sẽ phát tán ra ngoài theo tuyến nước bọt với phạm vi lên tới 2m. Người khỏe mạnh khi tiếp xúc gần, hoặc trò chuyện trực tiếp với người bệnh sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh.

Người mắc cúm A sẽ có một số biểu hiện đặc trưng như: Sốt cao, sốt kéo dài, đau họng, viêm họng, ho nhiều và kéo dài, ớn lạnh, khó thở, mệt mỏi, chảy nước mắt khi ra ngoài sáng. Trẻ em nhiễm bệnh rất dễ gặp tình trạng nôn mửa, hoặc tiêu chảy.

Bác sĩ Ngọc cảnh báo, phần lớn bệnh nhân mắc cúm A có thể hồi phục trong vòng 2 - 7 ngày. Tuy nhiên, những người thuộc nhóm nguy cơ cao (trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai và những người mắc các bệnh lý nền) có nguy cơ gặp phải các biến chứng như: Viêm phổi nặng, viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu, phù não, tổn thương gan, thậm chí là sảy thai.

Nếu mẹ bầu nhiễm cúm ở 3 tháng đầu trong thai kỳ có thể gây ra những dị tật thai nhi như sứt môi, hay bệnh lý van tim. Một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể tiến triển nặng với các triệu chứng sốt cao, khó thở, suy đa tạng và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Một trong những điều quan trọng nhất khi đối phó với bệnh dịch do vi rút cúm là chẩn đoán nhanh chóng và kịp thời. Khi xuất hiện các triệu chứng cấp tính nghi ngờ nhiễm cúm, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám, xác định bệnh và can thiệp điều trị phù hợp. Đồng thời, cần theo dõi sát diễn biến lâm sàng nhằm phát hiện sớm và xử trí kịp thời các biến chứng nguy hiểm do cúm gây ra.

Bác sĩ khuyến cáo, trẻ nhỏ, người có bệnh nền, cao tuổi, suy giảm miễn dịch cần đặc biệt cẩn trọng trước nguy cơ nhiễm cúm. Đồng thời, để phòng bệnh hiệu quả, người dân nên tuân thủ 5 biện pháp quan trọng sau đây:

1. Tiêm phòng: Tiêm vắc xin cúm hằng năm là cách hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và gia đình. Vắc xin giúp cơ thể xây dựng hệ miễn dịch chống lại các chủng vi rút cúm phổ biến trong năm đó.

2. Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, hoặc dung dịch rửa tay có cồn. Tránh chạm vào mặt, đặc biệt là mắt, mũi và miệng.

3. Tránh tiếp xúc với người bệnh: Hạn chế tiếp xúc gần với người đang bị cúm. Nếu bạn bị cúm, hãy ở nhà để tránh lây lan sang người khác.

4. Vệ sinh môi trường sống: Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc nhiều như tay nắm cửa, bàn làm việc, điện thoại. Vi rút cúm có thể sống trên các bề mặt này trong một thời gian dài, do đó việc vệ sinh kỹ càng là rất cần thiết.

5. Tăng cường sức đề kháng: Ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và giảm stress để tăng cường hệ miễn dịch. Một cơ thể khỏe mạnh là cách tốt nhất để chống lại bệnh tật.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chuyển trạng thái từ "xin - cho" sang "chủ động" phục vụ, cung cấp dịch vụ công

Chuyển trạng thái từ "xin - cho" sang "chủ động" phục vụ, cung cấp dịch vụ công

(LĐTĐ) Chiều 6/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Phiên họp lần thứ 10 tổng kết hoạt động của Ủy ban và Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Hà Nội tiên phong "phi địa giới hành chính - phi trung gian - phi vật chất" trong thực hiện hành chính công

Hà Nội tiên phong "phi địa giới hành chính - phi trung gian - phi vật chất" trong thực hiện hành chính công

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội tiên phong trong việc thành lập Trung tâm Phục vụ Hành chính công với phương châm hoạt động "hành chính thông minh - tận tâm phục vụ"; hướng tới 3 phi "phi địa giới hành chính - phi trung gian - phi vật chất".
Khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ chuẩn bị cho Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 9

Khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ chuẩn bị cho Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 9

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 12/2 và bế mạc vào ngày 18/2/2025.
Không chủ quan khi mắc cúm mùa

Không chủ quan khi mắc cúm mùa

(LĐTĐ) Thời gia qua, nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội như: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hệ thống Y tế Medlatec… đều gia tăng bệnh nhân tới khám và điều trị do cúm mùa.
Sau khi sắp xếp, dự kiến các cơ quan của Quốc hội gồm Hội đồng Dân tộc và 7 Ủy ban

Sau khi sắp xếp, dự kiến các cơ quan của Quốc hội gồm Hội đồng Dân tộc và 7 Ủy ban

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp, số lượng các cơ quan chuyên môn của Quốc hội dự kiến gồm Hội đồng Dân tộc và 7 Ủy ban.
Hơn 12 triệu lượt đoàn viên, người lao động được Công đoàn chăm lo dịp Tết Ất Tỵ

Hơn 12 triệu lượt đoàn viên, người lao động được Công đoàn chăm lo dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam cho biết: Theo báo cáo của các địa phương, đơn vị, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đã có trên 12 triệu lượt đoàn viên, người lao động được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn, với tổng kinh phí hơn 8.078 tỷ đồng.
Hà Nội xếp thứ 6 cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2023

Hà Nội xếp thứ 6 cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2023

(LĐTĐ) Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế lần lượt giữ 3 vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh. Năm 2023, chỉ số chuyển đổi số của Hà Nội là 0,7448, tăng 18 bậc so với năm 2022, vươn lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng 63 tỉnh, thành phố.

Tin khác

Cảnh báo ca mắc cúm A diễn biến nặng tăng cao

Cảnh báo ca mắc cúm A diễn biến nặng tăng cao

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hiện bệnh viện đang điều trị cho 8 bệnh nhân mắc cúm. Đáng lo ngại, có bệnh nhân nặng, có bệnh nền phải đặt ECMO - hệ thống oxy hóa qua màng ngoài cơ thể.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không tắm khuya sau 22 giờ

Bộ Y tế khuyến cáo người dân không tắm khuya sau 22 giờ

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 557/BYT-MT gửi Sở Y tế một số tỉnh, thành phố đang chịu ảnh hưởng của rét đậm, rét hại về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân. Trong đó, Bộ khuyên người dân không nên tắm khuya sau 22 giờ; không tắm quá lâu hoặc tắm nơi không kín gió vì dễ bị sốc nhiệt, nguy hiểm đến tính mạng.
Bé trai 8 tuổi suýt mất vành tai vì bị chó nhà cắn

Bé trai 8 tuổi suýt mất vành tai vì bị chó nhà cắn

(LĐTĐ) Bé trai 8 tuổi ở Hà Nội bị chó nhà bà nội nuôi cắn và phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương, mất máu nhiều, vành tai phải gần đứt rời.
Tiêm vắc xin phòng biến chứng nguy hiểm của cúm mùa

Tiêm vắc xin phòng biến chứng nguy hiểm của cúm mùa

(LĐTĐ) Theo bác sĩ Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, thông thường, cúm thường diễn biến với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho và phục hồi trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng và gây tử vong khi vi rút xâm lấn các cơ quan gây viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, nhiễm trùng huyết.
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm

8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm

(LĐTĐ) Các cơ sở y tế đã tổ chức thường trực đầy đủ 4 cấp, thực hiện khám, cấp cứu 548.151 lượt người trong 8 ngày nghỉ Tết.
10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết

10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết

(LĐTĐ) Tết là dịp để đoàn tụ gia đình, thưởng thức các món ăn ngon và tận hưởng không khí sum vầy. Tuy nhiên, đối với người tiểu đường, việc lựa chọn thực phẩm là vô cùng quan trọng để duy trì mức đường huyết ổn định, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Khoảnh khắc chào đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm Ất Tỵ 2025

Khoảnh khắc chào đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, tại các bệnh viện chuyên khoa sản trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm mới Ất Tỵ 2025.
Xuân yêu thương của những “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng

Xuân yêu thương của những “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng

(LĐTĐ) Với yêu cầu nhiệm vụ, trong những ngày Tết, các “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng luôn phải luân phiên trực, đảm bảo mọi hoạt động khám, chữa bệnh vẫn diễn ra thông suốt, vì vậy họ không có những ngày nghỉ Tết trọn vẹn bên gia đình. Tuy nhiên, dù không được đón Tết đầm ấm cùng người thân, gác lại những khó khăn, vất vả ấy, người bệnh và các bác sĩ tạo thành một gia đình để cùng nhau đón xuân mới.
247 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn, bia rượu trong 3 ngày nghỉ Tết

247 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn, bia rượu trong 3 ngày nghỉ Tết

(LĐTĐ) Trong 3 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 đã ghi nhận 247 ca khám, cấp cứu vì ngộ độc thức ăn tự chế biến, say bia rượu.
Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết

Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết

(LĐTĐ) Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố liên tục tiếp nhận nhiều ca bệnh là trẻ nhỏ bị chấn thương do pháo nổ; ngộ độc do uống nhầm dầu thắp hương, hay thuốc diệt chuột, hóc dị vật...
Xem thêm
Phiên bản di động