-->
Mô hình thể thao công cộng

Không chỉ rèn luyện sức khỏe

Phong trào thể dục, thể thao (TDTT) của người Hà Nội thời gian gần đây càng lên cao khi một số công viên, vườn hoa được lắp đặt thiết bị luyện tập ngoài trời.
khong chi ren luyen suc khoe Hiệu quả lớn từ mô hình thể dục kết hợp bảo vệ môi trường

Mô hình thể thao cộng đồng mang nhiều ý nghĩa này không chỉ cổ vũ phong trào rèn luyện sức khỏe mà còn góp phần tạo thêm những hình ảnh đẹp trong cuộc sống thường nhật ở Thủ đô.

Những phòng tập ngoài trời miễn phí

Mấy tháng nay, khu vực vườn hoa trên phố Trích Sài nằm sát bờ hồ Tây thuộc phường Bưởi (quận Tây Hồ) được lắp đặt các thiết bị thể thao ngoài trời nên thu hút rất đông người đến rèn luyện sức khỏe vào sáng sớm và chiều muộn. Đếm nhanh, chúng tôi thấy tại khu vực vườn hoa này có 20 thiết bị tập TDTT được lắp đặt chắc chắn, ở những vị trí thuận tiện và an toàn cho người dân tập luyện.

Các dụng cụ đều đơn giản và dễ sử dụng, đáp ứng được mọi đối tượng như tập lưng bụng, tập đạp tròn, đi bộ, xà kép tập tay và ngực, thiết bị xoay vai, tập toàn thân, xà đơn 3 người tập, tập đạp xe, tập kéo tay, tập lưng, lắc hông, lắc eo… Bà Hoa Thị Bích (73 tuổi) nhà ở số 385, phố Thụy Khuê, phường Bưởi cho biết: “Nếu như trước đây người dân đến công viên chỉ để chạy bộ, đi dạo... thì nay đã có những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc vận động cơ thể”.

khong chi ren luyen suc khoe
Người dân tham gia tập luyện tại “Phòng tập ngoài trời” bên bờ hồ Tây.

Trong câu chuyện với chúng tôi bà Bích rất phấn khởi vì từ ngày có trang thiết bị tập luyện, sức khỏe của bà được cải thiện rõ rệt. Mừng nhất là căn bệnh đau khớp, nhức đầu gối kinh niên hành hạ hàng chục năm qua đã đỡ hẳn. Bà Bích nói: “Tôi chỉ đi bộ mấy bước chân từ nhà ra đến đây là được rèn luyện sức khỏe trong không gian mát mẻ, trong lành, nhờ đó đỡ phải đi viện vất vả, tốn kém”. Nhà ở xa hơn bà Bích nhưng bà Nguyễn Thị Hiển (62 tuổi) ở đường Hoàng Hoa Thám, phường Liễu Giai (quận Ba Đình) cũng không bỏ buổi tập nào vào buổi sáng hằng ngày.

Những thiết bị quen thuộc với bà Hiển là chạy bộ, đạp xe, quay tay. Mỗi ngày bà Hiển thường dành thời gian khoảng 2 tiếng đồng hồ, từ 8 đến 10h sáng để tập luyện đủ các động tác. “Phải đi giờ này vì sáng sớm nhiều người tập, chủ yếu là các cháu thanh thiếu niên. Giờ này mọi người đã đi làm, mình lớn tuổi có nhiều thời gian thì tập lúc nào cũng được” - bà Hiển cho biết thêm.

Cũng nằm ven bờ hồ Tây với không gian mát mẻ, thoáng đãng, khu TDTT ngoài trời của phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ) hằng ngày thu hút hàng trăm lượt người đến tập luyện. Khoảng 9h sáng, vẫn tấp nập người ra, người vào, chủ yếu là người cao tuổi. Ông Nguyễn Công Tích (69 tuổi) quê ở xã Chí Kiên, huyện Thanh Ba (tỉnh Phú Thọ) mới tới nhà con gái ở phường Thụy Khuê chơi được mấy ngày nhưng đã kịp làm quen với các dụng cụ tập luyện hữu ích và hiệu quả ở đây.

Vừa hoàn thành động tác chạy bộ nhẹ nhàng, ông Tích chuyển sang động tác quay tay và lắc hông. Ông vui vẻ nói: “Người dân ra đây tập luyện không phải mất tiền, chỉ cần bớt chút thời gian là có thể sử dụng các thiết bị tập thể dục thể thao một cách khoa học và hiệu quả”. Tương tự, điểm tập luyện Vườn hoa Nguyễn Trãi (quận Hà Đông) cũng thu hút rất đông người dân vào mỗi buổi sáng và buổi chiều. Ông Đỗ Văn Thường ở phường Quang Trung, một vị khách quen thuộc ở đây, vui vẻ nói: “Các dụng cụ sử dụng rất dễ, chỉ sau vài ba lần là quen ngay. Tập với các dụng cụ này rất tốt cho sức khỏe và phù hợp với mọi lứa tuổi”.

Xã hội hóa một mô hình hữu ích

Mô hình lắp đặt trang thiết bị tập luyện TDTT ngoài trời tại các công viên, vườn hoa, hành lang xanh công cộng trên địa bàn TP Hà Nội được Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội thực hiện thí điểm từ năm 2014 tại quận Long Biên và Ba Đình. Trong năm 2015 tiếp tục triển khai tại quận Tây Hồ và Hà Đông; năm 2016 thực hiện tại quận Hai Bà Trưng, Cầu Giấy và Thanh Xuân.

Theo ông Nguyễn Phúc Anh, Phó phòng Thể thao quần chúng (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội), từ khi triển khai thí điểm, đến nay đã có hàng chục điểm tập luyện ngoài trời được xây dựng theo hình thức Nhà nước đầu tư “mồi”, sau đó thực hiện chủ trương xã hội hóa, kêu gọi các đơn vị, doanh nghiệp cùng tham gia. Trong đó quận Long Biên đã xây dựng được 32 điểm, quận Ba Đình 4 điểm, quận Hà Đông 3 điểm… Trong năm 2016 Sở Văn hóa và Thể thao đã tiến hành khảo sát và chuẩn bị lắp đặt dụng cụ tập luyện tại 3 điểm, gồm Vườn hoa Pasteur phường Phạm Đình Hổ (quận Hai Bà Trưng); vỉa hè đường ven hồ Hạ Đình thuộc phường Hạ Đình (quận Thanh Xuân); sân chơi khu đô thị Nam Trung Yên thuộc phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy).

Với mô hình này, chính quyền các địa phương quan tâm nhiều hơn đến công tác quản lý để việc sử dụng các dụng cụ tập luyện đạt hiệu quả nhất. Chủ tịch UBND phường Bưởi, quận Tây Hồ, ông Trịnh Chí Thanh cho biết, mô hình TDTT ngoài trời trên địa bàn hoạt động từ tháng 5-2016 đến nay đã thu hút hàng nghìn lượt người tham gia tập luyện, công tác an ninh trật tự được bảo đảm, không xảy ra hiện tượng mất cắp hay hủy hoại tài sản. Ông Thanh chia sẻ: “Cái được lớn nhất là người dân tập luyện có ý thức và luôn nhắc nhau bảo vệ tài sản chung. Đây là giải pháp trọng tâm chúng tôi thực hiện trong thời gian tới để đưa công tác quản lý, vận hành các thiết bị phục vụ người dân được tốt nhất”. Ông Thanh cũng cho biết sẽ trích một phần ngân sách để duy trì việc bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị; cử cán bộ văn hóa, cán bộ đô thị giám sát và thực hiện việc quản lý.

Cũng liên quan đến vấn đề này, theo ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Trung tâm TDTT quận Hà Đông, để công tác đầu tư, lắp đặt, quản lý và sử dụng bảo đảm tính bền vững, cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành liên quan, trong đó đặc biệt là chính quyền địa phương, tiếp đến là Ngành TDTT trong việc hướng dẫn người dân tập luyện đúng cách, sử dụng thiết bị an toàn, hiệu quả. Ông Thái cho biết, nhu cầu lắp đặt thiết bị tập thể dục trên địa bàn quận Hà Đông hiện rất lớn, toàn bộ 17 phường đều có điểm lắp đặt bảo đảm đủ diện tích và không gian. “Chúng tôi ủng hộ chủ trương xã hội hóa để tiến tới nhân rộng việc lắp đặt các điểm tập luyện ngoài trời cho người dân. Thực tế cho thấy đây là mô hình phát triển bền vững của phong trào thể thao quần chúng” - ông Thái nói.

Về chủ trương chung, ông Nguyễn Phúc Anh cho biết, Sở Văn hóa và Thể thao đã thống nhất sau khi đầu tư xong, các công trình đều được bàn giao cho UBND quận, Phòng Văn hóa thông tin, Trung tâm TDTT và phường sở tại hoặc Ban quản lý khu vực để quản lý và hướng dẫn nhân dân tập luyện. “Chúng tôi cũng tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân luyện tập, giữ gìn tài sản chung. Việc đầu tư phát triển các điểm tập luyện triển khai trên nguyên tắc tiết kiệm tối đa ngân sách nhà nước, đồng thời vận động các tổ chức doanh nghiệp cùng tham gia” - ông Nguyễn Phúc Anh cho biết thêm.

hanoimoi.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động