-->

Khơi thông nguồn vốn để nền kinh tế bứt phá

Trong năm qua, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ ổn định và có nhiều giải pháp điều hành tín dụng tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng chủ động cung ứng vốn cho doanh nghiệp và nền kinh tế, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Bước sang năm mới, ngành Ngân hàng đã sẵn sàng tâm thế cùng cả hệ thống chính trị bước vào giai đoạn phát triển mới của dân tộc. Nhân dịp Xuân mới, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã chia sẻ với Báo Lao động Thủ đô về những nội dung trên.
Tăng trưởng tín dụng năm 2024 sẽ đạt 15% Tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên

PV: Năm 2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) định hướng tăng trưởng tín dụng khoảng 15%. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức, việc đạt được mục tiêu định hướng này không phải dễ dàng. NHNN đã có những giải pháp như thế nào để hoàn thành mục tiêu khó như vậy, thưa ông?

Khơi thông nguồn vốn để nền kinh tế bứt phá
Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước.

Ông Đào Minh Tú:

Ngay từ đầu năm, tại Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 15/01/2024 của Thống đốc NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2024 đã xác định chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (TTTD) định hướng cả năm 2024 là khoảng 15% và có thể điều chỉnh theo tình hình thực tế. Chỉ tiêu này là con số định hướng trong điều hành, không phải là chỉ tiêu pháp lệnh.

Quan trọng nhất là làm sao tập trung TTTD hiệu quả, tức là mở rộng đầu tư để góp phần tăng trưởng nền kinh tế. Để đạt mục tiêu này, NHNN đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp rất quyết liệt để thúc đẩy TTTD đúng và trúng. Cụ thể:

Thứ nhất, ngay từ đầu năm, NHNN đã giao toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng (TCTD) ở mức khoảng 15% và thông báo công khai nguyên tắc xác định để TCTD chủ động thực hiện TTTD. Đây là một cải tiến quan trọng trong biện pháp giao chỉ tiêu TTTD cho các TCTD, tạo điều kiện cho các TCTD chủ động xây dựng phương án kinh doanh và đẩy mạnh cung ứng vốn tín dụng ngân hàng ngay từ đầu năm, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Đồng thời, NHNN luôn theo dõi sát tình hình kinh tế vĩ mô, lạm phát và diễn biến tăng trưởng tín dụng của từng TCTD để có giải pháp điều hành tín dụng phù hợp, kịp thời. Trong đó, dựa trên diễn biến kinh tế vĩ mô, tình hình thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ, NHNN đã chủ động rà soát và có 2 lần điều chỉnh bổ sung hạn mức TTTD cho các TCTD vào tháng 8/2024 và tháng 11/2024 mà không cần các TCTD phải có văn bản đề nghị như các năm trước đây để các TCTD có thể cung ứng nhiều vốn hơn cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Việc điều chỉnh chỉ tiêu TTTD được thực hiện theo các nguyên tắc công khai, minh bạch.

Thứ hai, ban hành nhiều văn bản và tổ chức nhiều Hội nghị tín dụng, kết nối ngân hàng - doanh nghiệp… để chỉ đạo các TCTD quyết liệt thực hiện tăng trưởng tín dụng hiệu quả, đúng, trúng mục tiêu ngay từ đầu năm; tăng cường rà soát, đơn giản hóa quy trình và thủ tục cấp tín dụng, tối ưu hóa áp dụng chuyển đổi số vào quy trình cấp tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó một số chương trình triển khai hiệu quả và nhiều lần được nâng quy mô như chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm, thủy sản; các chương trình, gói tín dụng ưu đãi phù hợp với từng đối tượng, phân khúc khách hàng theo chiến lược kinh doanh và khả năng cân đối nguồn lực của TCTD.

Thứ ba, ban hành chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ (Thông tư 06/2024/TT-NHNN kéo dài thời gian thực hiện Thông tư 02/2023/TT -NHNN đến hết ngày 31/12/2024; Thông tư số 53/2024/TT-NHNN ngày 04/12/2024 áp dụng đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3; Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1510/QĐ-TTg ngày 4/12/2024 phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3), giúp khách hàng được cơ cấu lại nợ phù hợp với dòng tiền mà không bị chuyển sang nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn, góp phần giúp khách hàng giải quyết khó khăn về vốn, đặc biệt là khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3.

Thứ tư, có các biện pháp nhằm từng bước hạ mặt bằng lãi suất cho vay, góp phần thúc đẩy TTTD và hỗ trợ doanh nghiệp, nhờ đó, mặt bằng lãi suất đã giảm khá tích cực.

Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ nên mặc dù trong những tháng đầu năm, TTTD khá thấp do yếu tố mùa vụ đầu năm và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn yếu, có thời điểm âm tới 2% trong 3 tháng đầu năm. Tuy nhiên, từ tháng 4 trở đi, tăng trưởng tín dụng đã chứng kiến xu hướng hồi phục khá tích cực, tháng sau cao hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước và cải thiện rõ rệt so với cùng kỳ năm 2023. Tính đến ngày 5/12, tín dụng toàn hệ thống tăng 11,83% so với cuối năm 2023 (cao hơn mức 8,95% của cùng kỳ năm 2023). Với xu hướng mở rộng tích cực của nền kinh tế trong nước thì mục tiêu 15% tăng trưởng tín dụng là hoàn toàn khả thi.

Tính đến tháng 11/2024, lãi suất cho vay bình quân đối với những khoản mới khoảng 6,65%/năm, giảm 0,44%/năm so với cuối năm 2023, trong khi lãi suất tiền gửi bình quân đối với những khoản mới là 4,03%/năm, tăng 0,5%/năm.

Có thể nói lãi suất tiền gửi tăng nhưng lãi suất cho vay giảm cho thấy các TCTD sẵn sàng chủ động đồng hành, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và khách hàng vay vốn. Bởi khi lãi suất tiền gửi tăng lên thì TCTD phải trả lãi suất cao hơn cho người gửi, trong khi lãi suất cho vay giảm thì nguồn thu của các TCTD sẽ giảm và chênh lệch thu - chi của các TCTD sẽ giảm rất nhiều.

Khơi thông nguồn vốn để nền kinh tế bứt phá

PV: Năm 2024 là năm đánh dấu nhiều dấu ấn trong điều hành tỷ giá của NHNN. Ông có thể cho biết rõ hơn về vấn đề này?

Ông Đào Minh Tú:

Điều hành tỷ giá năm 2024 chịu áp lực và sức ép rất lớn từ diễn biến kinh tế quốc tế và trong nước, như: (i) diễn biến khó lường về điều hành chính sách tiền tệ của Fed, đồng USD quốc tế biến động nhanh, có những giai đoạn tăng mạnh, gây áp lực mất giá lên các đồng tiền; (ii) chênh lệch lãi suất giữa VND và USD trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục duy trì âm (lãi suất VND thấp hơn USD), thúc đẩy nắm giữ USD và nhu cầu mua ngoại tệ kỳ hạn, dồn cầu ngoại tệ tương lai về hiện tại, gây áp lực lên tỷ giá; (iii) cân đối cung cầu ngoại tệ kém thuận lợi do sự gia tăng mạnh của nhập khẩu và xu hướng dòng vốn FII.

Trong bối cảnh đó, NHNN đã điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường, kiểm soát những biến động bên trong, ngăn chặn hoá giải các cú sốc bên ngoài; phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ (điều tiết thanh khoản, lãi suất,…) nhằm giảm mức chênh lệch lãi suất giữa đồng USD và VND, góp phần giảm áp lực mất giá VND; đồng thời, công bố can thiệp ngoại tệ trong những giai đoạn thị trường chịu áp lực lớn để phục vụ các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, bình ổn tâm lý thị trường, ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

Các giải pháp điều hành của NHNN tương đồng với các giải pháp điều hành của nhiều Ngân hàng Trung ương trên thế giới nhằm ứng phó với đà tăng giá mạnh của đồng USD. Nhờ đó, thị trường ngoại tệ năm 2024 được duy trì ổn định, tâm lý thị trường bình ổn, thanh khoản ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ; tỷ giá diễn biến linh hoạt theo cả hai chiều tăng/giảm, phù hợp với điều kiện thị trường. Mức mất giá của VND phù hợp với xu hướng chung của các đồng tiền trong khu vực và trên thế giới.

PV: Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng liên quan trực tiếp đến cộng đồng doanh nghiệp, người dân và tổ chức. Vậy thưa ông, định hướng của NHNN trong chính sách điều hành thời gian tới thế nào để giúp cộng đồng doanh nghiệp phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và chuẩn bị tâm thế cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc?

Ông Đào Minh Tú:

NHNN sẽ theo dõi sát tình hình thị trường, phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giúp duy trì môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2024 là 2,69%, thấp hơn lạm phát chung cho thấy áp lực lạm phát trong tầm kiểm soát. Dự kiến lạm phát bình quân năm 2024 không quá 4%. So với các nước trên thế giới, Việt Nam là điểm sáng về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2024 ước tính tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực và tốt hơn tháng 9, tính chung 10 tháng tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực.

Tiếp tục chỉ đạo các TCTD an toàn, tập trung vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương Chính phủ, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán... Khuyến khích các tổ chức tín dụng tối ưu hóa chi phí, đơn giản hóa thủ tục cấp tín dụng và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm giảm lãi suất, hỗ trợ nền kinh tế hiệu quả hơn, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn, thúc đẩy tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng an toàn, hạn chế “tín dụng đen”. Triển khai quyết liệt các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó có Chương trình tín dụng cho vay phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; phối hợp với các bộ, ngành kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Chỉ đạo các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng và chính quyền địa phương tăng cường kết nối ngân hàng - doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau; khuyến khích các TCTD tổ chức hội nghị khách hàng để lắng nghe, chia sẻ khó khăn và tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc, giúp doanh nghiệp phát triển ổn định, hiệu quả, bền vững.

Tập trung triển khai quyết liệt các kế hoạch, chương trình hành động để thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu; các nghị quyết của Đảng, Chính phủ về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045... Những nỗ lực này không chỉ nhằm hỗ trợ kinh tế trong ngắn hạn mà còn hướng tới sự phát triển bền vững và lâu dài.

NHNN cam kết bám sát Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan để điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý.

PV: Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu và là mục tiêu mà mọi quốc gia đang hướng tới. NHNN đã có giải pháp, định hướng như thế nào đối với tiêu chuẩn ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) trong hoạt động ngân hàng, thưa ông?

Ông Đào Minh Tú:

Thời gian qua, ngành Ngân hàng luôn tiên phong trong việc thực hành các tiêu chuẩn ESG trong hoạt động ngân hàng và thúc đẩy nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, trách nhiệm với xã hội của các doanh nghiệp đang sử dụng nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng. Theo đó, NHNN đã kịp thời triển khai nhiều giải pháp và ban hành các văn bản chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn thực hành ESG trong hoạt động ngân hàng, như:

- Ban hành Chỉ thị về thúc đẩy tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng (Chỉ thị số 03/CT-NHNN năm 2015).

- Phối hợp với IFC: (i) ban hành Sổ tay đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đối với 15 ngành sản xuất và kinh doanh trong hoạt động cấp tín dụng; (ii) nghiên cứu xây dựng Sổ tay hướng dẫn hệ thống quản lý rủi ro về môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Phê duyệt Đề án phát triển Ngân hàng xanh tại Việt Nam (Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 07/8/2018 và Quyết định số 1663/QĐ-NHNN ngày 06/8/2024 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1604/QĐ-NHNN).

- Ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 1309/QĐ-NHNN ngày 24/7/2020).

- Ban Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 (Quyết định số 1408/QĐ-NHNN), trong đó khuyến khích các tổ chức tín dụng xây dựng và công bố Báo cáo phát triển bền vững, công bố các cam kết “xanh” của tổ chức mình.

- Ban hành Thông tư hướng dẫn TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng (số 17/2022/TT-NHNN ngày 23/12/2022, có hiệu lực từ 01/6/2023).

Thực tế cho thấy, việc thực hành ESG trong ngành Ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong đó, các tổ chức tín dụng đã xây dựng và công bố chiến lược phát triển, mô hình hoạt động hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh, từng bước xây dựng mô hình ngân hàng xanh; xây dựng bộ máy riêng để thực hiện quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Nhiều tổ chức tín dụng đã thực hành hiệu quả ESG trong hoạt động ngân hàng và công bố Báo cáo phát triển bền vững, phát hành thành công trái phiếu xanh để huy động vốn trên thị trường trong và ngoài nước; tăng cường chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản trị rủi ro; chủ động đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tìm kiếm và tiếp nhận các hỗ trợ về nguồn lực và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế…

Dư nợ được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội của ngành Ngân hàng tăng trưởng tích cực. Đến 30/9/2024, dư nợ tín dụng được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt hơn 3,2 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 22%/tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế, tăng 15,62% so với cuối năm 2023, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. Đã có 50 TCTD phát sinh dư nợ tín dụng xanh với dư nợ đạt trên 665 nghìn tỷ đồng, tăng 7,11% so với cuối năm 2023, tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và nông nghiệp xanh.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Vũ Quế (thực hiện)

Nên xem

“Chim Lạc tung cánh” - Biểu tượng khát vọng thịnh vượng và bản sắc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

“Chim Lạc tung cánh” - Biểu tượng khát vọng thịnh vượng và bản sắc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (1995 - 2025) và hướng tới những ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2025, Vietnam Airlines chính thức ra mắt chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner mang số hiệu VN-A868 với thiết kế đặc biệt, nổi bật hình ảnh chim Lạc - biểu tượng thiêng liêng của văn hóa Việt Nam, gắn liền với cội nguồn dân tộc và khát vọng vươn xa, trường tồn.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Với vai trò định hướng, thành phố Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ về công nghệ, truyền thông, hợp tác quốc tế và phát triển thị trường. Việc phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa cần được thực hiện theo lộ trình với những bước đi phù hợp, chắc chắn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát huy vai trò của Công đoàn trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Phát huy vai trò của Công đoàn trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang đẩy mạnh triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại nơi làm việc nhằm tạo môi trường làm việc an toàn, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất.
Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 439/TB-UBND (ngày 17/4/2025) về kết quả buổi làm việc của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội với Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố.
LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên đã tập trung chỉ đạo, triển khai tới Công đoàn cơ sở (CĐCS) thực hiện tốt phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, qua đó đạt được nhiều kết quả thiết thực, góp phần tích cực vào phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn.

Tin khác

Giá xăng dầu hôm nay (18/4): Giá dầu thế giới tăng, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (18/4): Giá dầu thế giới tăng, trong nước giảm

Hôm nay (18/4), giá dầu thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong hai tuần. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,10 USD/thùng, tăng 1,9%, giá dầu WTI ở mốc 63,82 USD/thùng, tăng 2,16%.
Giá vàng hôm nay (18/4): Vàng trong nước vẫn tăng cao dù vàng thế giới đã quay đầu giảm

Giá vàng hôm nay (18/4): Vàng trong nước vẫn tăng cao dù vàng thế giới đã quay đầu giảm

Giá vàng hôm nay (18/4): Trong khi giá vàng thế giới đã quay đầu giảm, giá vàng trong nước vẫn tiếp đà tăng “phi mã”, với mức tăng cao nhất lên tới 4 triệu đồng/lượng.
Tỷ giá USD hôm nay (18/4): Giá USD trong nước giảm, giá USD thế giới tăng nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (18/4): Giá USD trong nước giảm, giá USD thế giới tăng nhẹ

Hôm nay (18/4), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 6 đồng, hiện ở mức 24.893 đồng.
Hợp tác công - tư là chìa khoá để hiện thực hoá mục tiêu phát triển bền vững

Hợp tác công - tư là chìa khoá để hiện thực hoá mục tiêu phát triển bền vững

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị cộng đồng doanh nhân, hiệp hội doanh nghiệp phát huy hơn vai trò chủ động, tăng cường đầu tư vào công nghệ xanh, chuyển đổi số, áp dụng tiêu chuẩn toàn cầu, tham gia các dự án hạ tầng xanh theo mô hình công tư, thực hiện ESG, hỗ trợ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và chủ động đóng góp xây dựng chính sách phát triển bền vững.
Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Sài Gòn tồn tại một số hạn chế liên quan đến hoạt động cấp tín dụng

Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Sài Gòn tồn tại một số hạn chế liên quan đến hoạt động cấp tín dụng

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông báo Kết luận Thanh tra đối với Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Sài Gòn. Theo đó, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế tại chi nhánh ngân hàng này.
Giá xăng giảm gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 17/4

Giá xăng giảm gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 17/4

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều ngày 17/4, giá xăng được điều chỉnh giảm mạnh ở mức từ 351 - 384 đồng/lít tuỳ loại. Trong khi đó, giá dầu cũng được điều chỉnh giảm từ 58 - 229 đồng/lít/kg.
Giá vàng tăng vụt lên 120 triệu đồng/lượng, nhiều người vẫn xếp hàng dài chờ mua

Giá vàng tăng vụt lên 120 triệu đồng/lượng, nhiều người vẫn xếp hàng dài chờ mua

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, lên mức kỷ lục mới 120 triệu đồng/lượng vào sáng nay (17/4). Người dân đổ xô đi mua vàng, sẵn sàng xếp hàng dài để không bỏ lỡ cơ hội khi giá tiếp tục leo thang. Nhiều người lo ngại giá vàng sẽ còn tăng nên quyết định tích trữ vàng, trong khi một số người lại chờ đợi thời cơ để bán ra chốt lời.
Tỷ giá USD hôm nay (17/4): Đồng USD tiếp tục giảm

Tỷ giá USD hôm nay (17/4): Đồng USD tiếp tục giảm

Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,94%, xuống ở mức 99,28.
Giá xăng dầu hôm nay (17/4): Thế giới lấy lại đà tăng, trong nước chiều nay dự báo có thể giảm?

Giá xăng dầu hôm nay (17/4): Thế giới lấy lại đà tăng, trong nước chiều nay dự báo có thể giảm?

Hôm nay (17/4), giá dầu thế giới tăng hơn 1 USD/thùng, sau khi Washington ban hành các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào các nhà nhập khẩu dầu Iran của Trung Quốc. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 65,92 USD/thùng, tăng 1,95%, giá dầu WTI ở mốc 62,65 USD/thùng, tăng 2,09%. Trong nước chiều nay dự báo có thể giảm?
Hôm nay (17/4): Giá vàng trong nước tiếp tục phá đỉnh, vượt 115 triệu đồng/lượng

Hôm nay (17/4): Giá vàng trong nước tiếp tục phá đỉnh, vượt 115 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay tăng mạnh mẽ trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Các đơn vị kinh doanh vàng tiếp tục điều chỉnh giá lên cao, với vàng miếng trên 115 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động