Khơi thông mọi nguồn lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh
Chung tay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp Tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp |
Chuyển đổi tư duy quản lý sang tư duy khơi thông mọi nguồn lực
Ngày 9/10, tại Hà Nội, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương đã tổ chức Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024 với chủ đề “Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”.
Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh, qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua thảo luận tại Diễn đàn cho thấy quyết tâm, quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ban, ngành, địa phương trong công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật - một trong ba đột phá chiến lược của nước ta.
Nhắc lại chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về đổi mới tư duy trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, Phó Thủ tướng cho rằng, Diễn đàn là hành động cụ thể hóa chủ trương chuyển đổi tư duy quản lý sang tư duy khơi thông mọi nguồn lực.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng đề cập, các đồng chí lãnh đạo, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ rất nhiều lần nhấn mạnh đến phân cấp, phân quyền và đảm bảo cho các tổ chức, người được phân cấp, phân quyền có đủ khả năng tổ chức, thực hiện được công việc.
![]() |
Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn. |
Vì vậy, sử dụng công cụ một luật sửa nhiều luật là một trong nhiều việc chúng ta phải làm. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội tới đây có hàng chục dự án luật, nghị quyết và có thể còn đề xuất thêm, trong đó có nhiều văn bản đề xuất theo phương án 1 luật sửa nhiều luật - tức là chúng ta sử dụng công cụ này thường xuyên hơn, chứng tỏ sự bức thiết từ cuộc sống.
Nêu một số kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, Phó Thủ tướng cho biết, tăng trưởng GDP 9 tháng năm 2024 đạt 6,82%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,41%; thu ngân sách Nhà nước tăng mạnh, tăng 17,9% so với cùng kỳ. Từ đó, có thể thấy rằng chúng ta đã cố gắng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và chắc chắn trong thành tích này có sự đóng góp của thể chế.
Ngoài ra, cũng theo Phó Thủ tướng, chúng ta còn khá nhiều vấn đề phải xử lý để đẩy mạnh hơn nữa phát triển sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của Diễn đàn là chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý và tập trung lại hai nhóm vấn đề mà Ban tổ chức đã chọn để giải quyết.
Các bộ, ngành cần tiếp thu trên tinh thần cầu thị
Cho biết sắp tới sẽ sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật sửa đổi 4 luật về đầu tư xây dựng cơ bản và Luật sửa đổi một số luật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, ngân sách, Phó Thủ tướng lưu ý, vấn đề không nằm ở chỗ văn bản quy phạm không đúng hay vướng mắc trong tổ chức thi hành mà có rất nhiều vấn đề cần xử lý về quan điểm, cách tiếp cận, cách giải quyết vấn đề còn khác nhau.
![]() |
Toàn cảnh Diễn đàn. |
Phó Thủ tướng nhìn nhận, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cần tập hợp nhiều yếu tố. Trước hết là yếu tố trách nhiệm, đòi hỏi chúng ta cần xem xét có hành lang pháp lý làm sao đó để công chức trong hoạt động công vụ sẽ yên tâm làm việc.
Về phía các doanh nhân, doanh nghiệp, cũng cần phát huy yếu tố đạo đức doanh nghiệp, doanh nhân. Doanh nghiệp cần làm theo pháp luật, nghiêm túc tuân thủ với một nền văn hóa doanh nhân tốt trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Ghi nhận ý kiến đóng góp tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tư pháp, cơ quan thường trực của Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương tổng hợp đầy đủ các ý kiến, kiến nghị, tham mưu xây dựng một văn bản của Thủ tướng để giao việc cho các cơ quan, trước hết là các cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án luật. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành cần tiếp thu trên tinh thần cầu thị để chỉnh lý, đưa vào các dự thảo văn bản và giải trình một cách thỏa đáng.
Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 sắp đến, Phó Thủ tướng Lê Thành Long chúc các doanh nghiệp, doanh nhân làm ăn phát đạt, đúng quy định của pháp luật, đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước cũng như cho các chương trình an sinh xã hội.
Tại diễn đàn, các diễn giả, đại biểu, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp đã phát biểu ý kiến, phản ánh, đóng góp, kiến nghị, đề xuất nhiều giải pháp cụ thể. Cụ thể như về thời gian tuân thủ thủ tục hành chính (liên quan tới đất đai) còn dài, có dự án kéo dài tới 2-3 năm; người thực thi công vụ chưa lắng nghe góp ý; hoàn thuế giá trị gia tăng chậm; cán bộ thuế sợ trách nhiệm; cần giới hạn trách nhiệm của cán bộ, công chức thuế để họ yên tâm làm việc; việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra có sự chênh lệch...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

“Mở khóa tự nhiên” để phát triển bền vững - Vinamilk truyền cảm hứng đến cộng đồng doanh nghiệp

Nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của Thủ đô

Hội nghị Chi bộ Báo Lao động Thủ đô nhiệm kỳ 2025 - 2027

Hà Nội triển khai chiến dịch "45 ngày đêm" ra quân hỗ trợ chuyển đổi số tại 126 xã, phường

Kinh tế tuần hoàn: Hướng đi xanh cho nông nghiệp Hà Nội

Mở cửa di sản - thắp sáng kinh tế văn hoá Thủ đô

Nhạc sĩ Lê Bá Thường ra mắt hai ca khúc tri ân người lính nhân ngày 27/7
Tin khác

Quân đội tổ chức thêm 4 chuyến bay chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ Nghệ An
Tin mới 25/07/2025 09:14

Bằng mọi cách tiếp cận địa bàn bị chia cắt, tiếp tế lương thực cho người dân trong mưa, lũ
Tin mới 24/07/2025 22:02

Toàn văn Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tin mới 24/07/2025 18:40

Khai mạc Kỳ họp thứ 2 HĐND Thành phố Hồ Chí Minh
Tin mới 24/07/2025 12:40

Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp
Tin mới 24/07/2025 12:38

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ
Tin mới 24/07/2025 11:50

Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ
Tin mới 24/07/2025 10:33

Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới
Tin mới 24/07/2025 10:12

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
Tin mới 24/07/2025 08:40

Uống nước nhớ nguồn
Tin mới 23/07/2025 20:39