--> -->

Khơi mở nguồn lực văn hóa từ các lễ hội, sự kiện

Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lê Bros, kiêm Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Sáng tạo, trao đổi với phóng viên Báo Lao động Thủ đô, ông Lê Quốc Vinh đã có những ý kiến đóng góp trong việc xây dựng, phát triển ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
Phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô từ tiềm năng lễ hội Hà Nội: Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa

Phóng viên: Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, ông có nhận định gì về điều này?

Khơi mở nguồn lực văn hóa từ các lễ hội, sự kiện
Ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lê Bros kiêm Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Sáng tạo.

Ông Lê Quốc Vinh: Ngành công nghiệp văn hóa trên thế giới đã được công nhận là tạo ra giá trị rất lớn trong nền kinh tế, chiếm khoảng 7% GDP toàn cầu. Điều đó nói lên văn hóa không chỉ mang giá trị tinh thần đơn thuần mà trở thành một nhóm sản phẩm có thể tạo ra giá trị cho nền kinh tế.

Trước đây, văn hóa ở nước ta vẫn được nhìn nhận mang tính chất tinh thần và là giá trị cộng thêm cho đời sống của con người. Nhưng bây giờ, khi nhìn nhận dưới góc độ công nghiệp văn hóa, thì nghĩa là có người sản xuất, kinh doanh văn hóa, có người tiêu thụ sản phẩm văn hóa. Góp phần tạo nên giá trị cho các cá nhân và xã hội; nâng cao thành tựu, hiệu quả kinh tế.

Hà Nội luôn đi đầu trong cả nước về xây dựng công nghiệp văn hóa. Việc Thành ủy Hà Nội ban hành một Nghị quyết chuyên đề về phát triển ngành công nghiệp văn hóa, cho thấy sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Thành phố, cũng là sự ủng hộ về chính trị, pháp lý đối với các cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này. Hiểu rõ hơn, Nghị quyết chính là “cây gậy” định hình rõ nét hơn hướng phát triển của Thành phố, song song đó, mỗi cấp ngành, địa phương, đơn vị sẽ có kế hoạch, chính sách cụ thể để phát triển công nghiệp văn hoá.

Phóng viên: Trong rất nhiều nội dung Nghị quyết 09-NQ/TU đề cập, theo ông, đâu là “chìa khóa” cho sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô?

Ông Lê Quốc Vinh: Trong Nghị quyết có nhấn mạnh đến việc tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch có quy mô lớn, mang tầm khu vực và quốc tế, xem đó như thỏi nam châm tạo sức hút các nguồn lực đầu tư. Tôi cho rằng, đây là điểm rất đáng lưu tâm. Nhìn ra thế giới, tất cả các thành phố sáng tạo đều xem lễ hội, sự kiện là động lực và thương hiệu để thúc đẩy cho các lĩnh vực khác phát triển. Cụ thể, để thúc đẩy ẩm thực thì có lễ hội ẩm thực, liên hoan rượu vang… Hay như muốn làm thành phố âm nhạc thì phải có chương trình âm nhạc đẳng cấp, một lễ hội âm nhạc quy mô tầm cỡ. Ví dụ khi nhắc liên hoan phim Cannes, Busan, những người liên quan đến lĩnh vực điện ảnh thấy đó là sự kiện quan trọng mà mình cần có mặt và biết ngay nó sẽ gắn với địa danh nào.

Tại Việt Nam, chúng ta có Festival Huế với lần đầu tiên tổ chức đã thành công, thu hút hơn 410.000 lượt người tham dự. Trải qua quá trình tích lũy, chọn lọc những tinh hoa văn hóa của dân tộc và xu hướng phát triển của thế giới, Festival Huế ngày nay đã trở thành một lễ hội văn hóa mang tính biểu tượng không chỉ của Huế mà là của cả nước, đặc biệt là mang lại giá trị kinh tế rất cao, góp phần lan tỏa, thúc đẩy sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác.

Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về khả năng của Hà Nội trong việc tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa tầm cỡ?

Ông Lê Quốc Vinh: Tôi khẳng định nếu Hà Nội không làm được thì không đâu làm được. Hà Nội là nơi có điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị hạ tầng, con người có sẵn và tốt hơn nhiều địa phương khác. Ví dụ như các sân vận động lớn, không gian công cộng hiện có, nhà hát… trong tương lai còn nhiều dự án đang được xây dựng. Mặc dù chưa đầy đủ nhưng có thể đáp ứng được một số điều kiện và tổ chức. Quan trọng nhất, Hà Nội là nơi hội tụ rất đông đội ngũ sáng tạo, cơ quan doanh nghiệp, cơ sở đào tạo tập trung vào lĩnh vực nghệ thuật. Với vị thế là Thủ đô, Hà Nội cũng là địa phương có mối quan hệ quốc tế hàng đầu.

Song bên cạnh thuận lợi vẫn có những khó khăn, vướng mắc nhất định. Đầu tiên phải nhắc đến là Hà Nội rất đa dạng về văn hóa, có số lượng lễ hội, sự kiện lớn. Thực tế đây là lợi thế nhưng xét ở một khía cạnh nào đó, thì lại là điểm bất lợi, khó khăn cho việc lựa chọn, đầu tư. Trong khi đó, chi phí để tổ chức sự kiện, lễ hội tầm cỡ là một trong những vấn đề cần lưu ý.

Hà Nội đã có cơ sở vật chất để tổ chức nhưng lại không đồng bộ, tản mát ở nhiều nơi. Các trung tâm nghệ thuật, nhà hát chưa thật sự có quy mô, rơi vào tình trạng cũ kỹ, cải tạo nhưng cũng không thể mở rộng ra được. Một số địa điểm trên địa bàn Hà Nội nhưng lại do Trung ương quản lý, không sử dụng được là do thiếu cơ chế. Các công trình mang tính đương đại tại Hà Nội gần như không có, hoặc nếu có thì rất khiêm tốn. Những trung tâm sáng tạo đa số nhỏ bé, manh mún, vận hành bằng nỗ lực cá nhân hoặc của các doanh nghiệp nhỏ, do đó không tạo động lực để phát triển đột biến.

Phóng viên: Theo ông, Hà Nội nên đầu tư vào các lễ hội, sự kiện văn hóa như thế nào để mang lại hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế?

Ông Lê Quốc Vinh: Làm gì để phát triển công nghiệp văn hoá thực sự tạo ra giá trị lớn trong các ngành kinh tế là một “bài toán” lớn. Mặc dù Hà Nội, từ năm 2019 đã được UNESCO công nhận là “Thành phố sáng tạo”, nhưng một số cơ quan Nhà nước hay doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa đánh giá cao giá trị của sự sáng tạo. Mà công nghiệp văn hóa lại đòi hỏi rất cao sự sáng tạo. Vì vậy Thành phố cần sớm có chính sách, từ đó sẽ thay đổi tư duy, dẫn đến hành động. Bên cạnh đó, Hà Nội với vị thế là Thủ đô, địa phương tiên phong xây dựng công nghiệp văn hóa, cũng cần có các kiến nghị với Trung ương, để tháo gỡ các vướng mắc đang gặp phải, giúp thúc đẩy các lĩnh vực của ngành công nghiệp văn hóa phát triển.

Trong đó, cần phải xác định lễ hội, sự kiện văn hóa là điểm nhấn, “chất truyền dẫn” quan trọng của cả hệ thống, giúp hội tụ, liên kết, lan tỏa và phát triển các giá trị của ngành, lĩnh vực khác. Bởi vậy cũng đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy tổ chức các lễ hội, sự kiện. Chúng ta không thể làm duy ý chí nữa, mà phải đặt câu hỏi đối tượng thụ hưởng muốn gì? Sự kiện mà Thành phố muốn làm phải tính phục vụ cho ai và ai sẽ là người bỏ tiền ra để đến xem, tham dự sự kiện đó, có hợp với mong ước của họ hay không? Trên cơ sở đó xây dựng và tổ chức các hoạt động phù hợp với thị hiếu của đa số công chúng.

Từ kinh nghiệm thực tiễn, tôi cho rằng, đối với mỗi lễ hội, sự kiện, các cơ quan Nhà nước đứng ra tổ chức sẽ đầu tư kinh phí một phần, tập trung làm cái hồn cốt, trung tâm của sự kiện, rồi thu hút các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh các dịch vụ có liên quan, tham gia vào sự kiện đó để tạo nên tính đa dạng, phong phú và thu nguồn lợi từ đó. Khi ấy, sự kiện mới tạo ra được giá trị tốt nhất và tập hợp được nguồn lực từ các bên, đặc biệt là tiềm lực của doanh nghiệp.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông!

P.Ngân - H.Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 18/7 đến ngày 25/7), toàn Thành phố ghi nhận 72 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 38/126 phường, xã; tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Cảm động tấm lòng người dân muôn nơi hướng về vùng lũ Nghệ An

Cảm động tấm lòng người dân muôn nơi hướng về vùng lũ Nghệ An

Các xã miền Tây Nghệ An tan hoang sau cơn lũ lớn, ba ngày qua, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân muôn nơi đã nhanh chóng đóng góp hỗ trợ và trực tiếp lên các bản làng để thăm hỏi, giúp sức cho bà con.
Hội Nông dân Thành phố thăm, tặng quà các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam

Hội Nông dân Thành phố thăm, tặng quà các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam

Chiều 26/7, Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức đoàn công tác đến thăm, tặng quà tại Trung tâm Chăm sóc, Nuôi dưỡng và Điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Hải Hoa - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, Chủ tịch Hội Nông dân Thành phố làm Trưởng đoàn.
Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ trong bối cảnh thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp, xã Thượng Phúc đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân thiết thực, thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền đối với người có công, lan tỏa hình ảnh chính quyền gần dân, vì dân.
Liverpool thất bại 2-4 trước AC Milan: Báo động đỏ cho hàng thủ dưới thời Arne Slot

Liverpool thất bại 2-4 trước AC Milan: Báo động đỏ cho hàng thủ dưới thời Arne Slot

Trận giao hữu giữa Liverpool và AC Milan tại châu Á khép lại với kết quả đáng thất vọng cho đội bóng đến từ nước Anh. Mặc dù sở hữu thời lượng kiểm soát bóng vượt trội và tạo ra nhiều tình huống tấn công nguy hiểm, “Lữ đoàn đỏ” lại bộc lộ hàng loạt điểm yếu nơi hàng phòng ngự, để rồi phải nhận thất bại 2-4 trước một AC Milan chơi phản công cực kỳ hiệu quả.
Việt Nam giành ngôi Á quân Giải cầu mây thế giới 2025: Cột mốc lịch sử đáng tự hào

Việt Nam giành ngôi Á quân Giải cầu mây thế giới 2025: Cột mốc lịch sử đáng tự hào

Đội tuyển cầu mây nữ Việt Nam đã chính thức khép lại hành trình ấn tượng tại Giải vô địch cầu mây thế giới 2025 với vị trí Á quân. Dù để thua chủ nhà Thái Lan 0-2 trong trận chung kết nội dung đồng đội nữ, đây vẫn là cột mốc lịch sử mang tính đột phá của thể thao Việt Nam trên đấu trường thế giới.
Vai trò mới nâng tầm sứ mệnh

Vai trò mới nâng tầm sứ mệnh

Với hơn 8,6 triệu đoàn viên, mạng lưới trải rộng khắp các ngành nghề, vùng miền, về với Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Công đoàn có một vị thế đặc biệt: Vừa gần dân, sát dân, hiểu dân, vừa có năng lực tập hợp, định hướng, giám sát và kiến tạo. Đó là vị thế của một tổ chức đại diện cho hàng triệu người lao động - những người đang trực tiếp góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tin khác

Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ trong bối cảnh thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp, xã Thượng Phúc đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân thiết thực, thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền đối với người có công, lan tỏa hình ảnh chính quyền gần dân, vì dân.
Hà Nội: Vun bồi truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Vun bồi truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Hà Nội: Đồng loạt thắp nến tri ân các anh hùng, liệt sĩ tại các nghĩa trang, đài tưởng niệm

Hà Nội: Đồng loạt thắp nến tri ân các anh hùng, liệt sĩ tại các nghĩa trang, đài tưởng niệm

Thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, tối nay (26/7), tại 269 nghĩa trang, khu tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ trên địa bàn thành phố Hà Nội đã trang trọng diễn ra Lễ thắp nến tri ân.
Xã Hòa Phú: Gặp mặt người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Xã Hòa Phú: Gặp mặt người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), xã Hòa Phú vừa tổ chức Hội nghị gặp mặt người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu trên địa bàn xã.
Sức lan tỏa mạnh mẽ từ cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc

Sức lan tỏa mạnh mẽ từ cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2025 đã khẳng định những giá trị tốt đẹp của văn hóa đọc trong cộng đồng. Cuộc thi đã khơi dậy niềm đam mê đọc sách, lan tỏa trí thức, tình yêu đọc sách trong mọi tầng lớp, đặc biệt là các bạn trẻ Thủ đô, thúc đẩy phong trào đọc sách, góp phần phát triển văn hóa đọc và xây dựng một xã hội học tập.
Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Ngày 27/7 hằng năm, Ngày Thương binh - Liệt sĩ là dịp thiêng liêng để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và những người đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.
Chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng tại xã Phúc Thọ

Chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng tại xã Phúc Thọ

Thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Phúc Thọ đã tổ chức chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng.
Xã Phú Nghĩa: Gặp mặt tri ân người có công, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Xã Phú Nghĩa: Gặp mặt tri ân người có công, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Nhằm tri ân công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng, nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 25/7, xã Phú Nghĩa tổ chức Hội nghị gặp mặt, tặng quà người có công và thân nhân liệt sĩ tiêu biểu trên địa bàn xã.
Phường Khương Đình phát động thi đua chuyển đổi số

Phường Khương Đình phát động thi đua chuyển đổi số

Ngày 25/7, phường Khương Đình đã triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” và phát động thi đua chuyển đổi số trên địa bàn phường.
Xã Thượng Phúc tổ chức gặp mặt tri ân người có công với cách mạng

Xã Thượng Phúc tổ chức gặp mặt tri ân người có công với cách mạng

Ngày 25/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Thượng Phúc đã tổ chức gặp mặt tri ân người có công, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Xem thêm
Phiên bản di động