Cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị GPBank bị đề nghị mức án 12 – 13 năm tù
Xét xử vụ gây thất thoát hơn 960 tỷ đồng tại ngân hàng GPBank Truy tố nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị GPBank cùng đồng phạm Bắt tạm giam lãnh đạo ngân hàng GPBANK |
Sau 4 ngày xét xử, ngày 26/3, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại GPBank chuyển sang phần tranh luận.
Theo đó, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt các bị cáo: Tạ Bá Long (sinh năm 1955, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng tín dụng cấp cao GPBank) từ 12 năm tù đến 13 năm tù; Đoàn Văn An (sinh năm 1958, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị GPBank) từ 13-14 năm tù; Phạm Quyết Thắng (sinh năm 1973, nguyên Tổng Giám đốc GPBank) và Đỗ Trung Thành (sinh năm 1970, nguyên Phó Tổng Giám đốc GPBank) cùng bị đề nghị từ 8-9 năm tù.
Các bị cáo trong vụ án GPBank bị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng bị đưa ra xét xử. |
Các bị cáo Lương Hồng Thái (sinh năm 1981, nguyên Phó Giám đốc GPBank, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) từ 6-7 năm tù; Nguyễn Toàn Thắng (sinh năm 1974, nguyên Phó Giám đốc GPBank, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) từ 5-6 năm tù; Nguyễn Văn Thành (sinh năm 1977, nguyên Phó Trưởng phòng phụ trách phòng Tái thẩm định và phê duyệt tín dụng GPBank) từ 4-5 năm tù.
3 bị cáo Nguyễn Thùy Dương (sinh năm 1980, nguyên chuyên viên Phòng Tái thẩm định và phê duyệt tín dụng GPBank), Nguyễn Thanh Tuấn (sinh năm 1977, nguyên Trưởng phòng Hỗ trợ tín dụng GPBank, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh), Lê Ngọc Thắng (sinh năm 1985, nguyên Chuyên viên quan hệ khách hàng GPBank, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) đều bị đề nghị từ 3-4 năm tù về cùng tội "Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" theo quy định tại Điều 179, khoản 3, Bộ luật Hình sự năm 1999.
Bị cáo Phùng Ngọc Khánh (sinh năm 1963, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Sài Gòn One; Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty M&C) bị Viện Kiểm sát đề nghị mức án từ 14-15 năm tù, Nguyễn Trọng Hiếu (sinh năm 1977, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần phát triển Điện lực Sài Gòn, gọi tắt là Công ty Điện lực Sài Gòn) từ 9-10 năm tù và Kim Văn Bộ (sinh năm 1973, Phó Giám đốc Công ty cổ phần phát triển Điện lực Sài Gòn) từ 4-5 năm tù về cùng tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo quy định tại Điều 174, khoản 4, điểm a, Bộ luật Hình sự năm 2015.
Cơ quan tố tụng nhận định, bị cáo Tạ Bá Long là người giữ vị trí cao nhất trong Hội đồng quản trị và Hội đồng tín dụng cấp cao GPBank. Bị cáo đã có sai phạm trong việc cho chủ trương, đồng ý cho vay trong khi bên vay không đủ điều kiện vay vốn, đồng thời chỉ đạo và cũng trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội một cách tích cực.
Bản thân bị cáo là người có trách nhiệm đánh giá tổng thể rủi ro và chất lượng tín dụng để đưa ra quyết định phê duyệt trên cơ sở hồ sơ tín dụng nhận được do cấp dưới trình duyệt. Tuy nhiên, bị cáo đã không thực hiện đúng các quy định, ký phê duyệt cho vay khi hồ sơ vay vốn của Công ty Điện lực Sài Gòn không phản ánh đúng sự thật, không đủ điều kiện vay vốn để được hưởng lợi bất chính.
Cụ thể, để có tiền chi tiêu cho cá nhân, từ tháng 8-9/2011, bị cáo Phùng Ngọc Khánh bàn bạc, thống nhất với Nguyễn Trọng Hiếu và Kim Văn Bộ lập khống hợp đồng mua bán 6 căn hộ Dự án cao ốc Sài Gòn M&C với giá hơn 477 tỷ đồng. Ngoài ra, ông Khánh còn nâng khống 255.000 cổ phần của Công ty M&C từ giá trị thực là 14 tỷ đồng lên 510 tỷ đồng để làm tài sản đảm bảo cho Công ty Điện lực Sài Gòn vay 305 tỷ đồng tại GPBank. Qua đây, các bị cáo Khánh, Hiếu, Bộ đã chiếm đoạt hơn 290 tỷ đồng của GPBank.
Hành vi phạm tội của các bị cáo này thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, tác động xấu đến việc quản lý, sử dụng vốn của GPBank. Hậu quả do hành vi phạm tội của các bị cáo không những đã gây thiệt hại tài sản có giá trị đặc biệt lớn của GPBank mà còn gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động tài chính, ngân hàng và là một phần nguyên nhân dẫn đến GPBank bị âm vốn sau này, không thể tái cơ cấu được.
Về trách nhiệm dân sự, đại diện Viện kiểm sát cũng đề nghị Hội đồng xét xử tuyên buộc các bị cáo đã chiếm đoạt tài sản của GPBank phải liên đới bồi thường cho ngân hàng này và ghi nhận 3 bị cáo Khánh, Hiếu và Bộ đã nộp hơn 15 tỷ đồng để bồi thường.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Tin nóng 02/02/2025 21:49
Kiểm tra nồng độ cồn phát hiện đối tượng mang theo ma túy
Tin nóng 02/02/2025 09:45
Triệu tập tài xế dùng băng dính che biển kiểm soát để "né" phạt nguội
Tin nóng 31/01/2025 06:23
Nói “KHÔNG” với thuốc lá điện tử tẩm ma túy
Tin nóng 29/01/2025 00:28
"Bí tiền" tiêu Tết, 2 đối tượng trộm cắp hơn 30 chiếc iPhone 14 promax mang đi bán
Tin nóng 27/01/2025 15:08
Bắt giữ ổ nhóm chuyên bán dụng cụ chơi cờ bạc bạc “bịp” cận Tết Nguyên đán
Tin nóng 27/01/2025 08:44
Bắt tạm giam "Hải lu", "Tiến đen" và băng nhóm đòi nợ thuê
Tin nóng 27/01/2025 08:40
Công an Hà Nội thu giữ gần 800 kg pháo
Tin nóng 27/01/2025 06:16
Truy tố Chủ tịch Công ty Hải Hà Petro
Tin nóng 26/01/2025 21:12
Sau 2 ngày lắp đặt camera giám sát phát hiện 45 trường hợp vi phạm giao thông
Tin nóng 25/01/2025 12:01