Khơi dậy nguồn lực ven sông Hồng
Hà Nội tái khởi động quy hoạch hai bên bờ sông Hồng Tìm giải pháp "tăng tốc" quy hoạch hai bên bờ sông Hồng Hà Nội trở thành "Seoul thứ hai" nếu sử dụng hiệu quả đất ven sông Hồng |
Quỹ đất ven sông Hồng là nguồn lực rất lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội. Ảnh: NC |
Trên thế giới, hầu hết các đô thị lớn đều có xu hướng bám ven sông. Kể cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng là "đất tụ sông". Riêng với Hà Nội, có lợi thế của một đô thị lịch sử nghìn năm, nằm ven sông Hồng rộng lớn. Từ năm 1954 đến nay, thành phố đã có bảy lần quy hoạch đô thị ven sông. Ngay từ năm 1954, Hà Nội đã xây dựng một số khu nhà ở khu vực Chương Dương, Phúc Xá bây giờ.
Bản quy hoạch năm 1998, thành phố đã xác định rất rõ mục tiêu phát triển thành phố ở hai bên bờ sông, đặt sông Hồng vào vị trí trung tâm của Hà Nội. Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Một lần nữa xác định "trục không gian hai bên sông Hồng là trục trung tâm quan trọng của Hà Nội". Đến năm 2012, thành phố Hà Nội cũng đã phê duyệt nhiệm vụ thiết kế phân khu sông Hồng.
Việc quy hoạch đất ven sông Hồng, bổ sung đất cho phát triển đô thị là một chiến lược đúng. Thực tế trong gần 30 năm qua, kể từ khi thành phố Hà Nội xác định định hướng phát triển thành phố ven sông, nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đồng ý góp vốn đầu tư nghiên cứu quá trình trị thủy, đề xuất các dự án phát triển hạ tầng hai bên sông Hồng.
Cụ thể vào năm 1994, một nhà đầu tư Singapore đã đề xuất một dự án đô thị hiện đại tại khu vực An Dương, nằm ở ngoài đê sông Hồng; năm 1996, có dự án Trấn sông Hồng; dự án khai thác bãi giữa để hình thành khu vui chơi, giải trí, thư giãn; dự án đô thị khoa học ở chân cầu Thăng Long... Năm 2006, Hàn Quốc cũng đã ký thỏa thuận hợp tác quy hoạch, cải tạo sông Hồng, đoạn qua Hà Nội và bắt đầu triển khai từ năm 2008 - 2020.
Dự án được chia làm bốn khu vực, tổng diện tích là 1.500ha, chi phí đầu tư dự kiến là 7,1 tỷ USD. Năm 2016 có ba doanh nghiệp tự góp kinh phí nghiên cứu quy hoạch hai bờ sông Hồng theo 2 phương án. Một là xây dựng đường và đê kết hợp đảm bảo khai thác quỹ đất phát triển đô thị, giữ an toàn nội đô (chống lũ trên báo động 3), thay thế cho tuyến đê hiện tại. Hai là quy hoạch xây dựng đường và đê kết hợp đảm bảo chống lũ báo động 2; bên cạnh đó, quy hoạch xây dựng hệ thống hồ, kênh thu nước, phục vụ tiêu thoát nước hỗ trợ tuyến đê phía trong (đê hiện tại) đảm bảo chống lũ trên báo động 3.
Tuy nhiên, chưa có dự án nào thành công bởi Hà Nội chưa tìm ra được phương án khả thi trong vấn đề trị thủy, thoát lũ. Cũng phải nói thêm rằng, việc trị thủy sông Hồng không chỉ là chuyện của riêng Hà Nội mà còn liên quan đến cả vùng và quốc gia. Theo quy định, phải có quy hoạch vùng thì các địa phương, trong đó có Hà Nội mới được xây dựng quy hoạch.
Nhưng tới nay Chính phủ chưa thông qua quy hoạch vùng thì Hà Nội chưa thể có quy hoạch riêng. Việc điều chỉnh quy hoạch các dự án cũng cần phải thống nhất đồng bộ với quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và các quy hoạch do các sở, ngành của thành phố đang triển khai. Nhưng cơ sở pháp lý để phê duyệt quy hoạch này cũng còn chưa rõ ràng nên bị kéo dài và các dự án khác cũng chưa thể thực hiện được.
Thời gian gần đây, Hà Nội liên tục có các cuộc làm việc với các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai quy hoạch xây dựng thành phố hai bên bờ sông Hồng. Theo Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, nhiệm vụ cấp thiết của Hà Nội là hoàn thiện nốt các quy hoạch phân khu, trong đó có quy hoạch hai bên bờ sông Hồng, từ đó sử dụng nguồn tài nguyên bãi ven sông rất lớn.
Nếu làm tốt, khoảng 900.000 người dân dọc hai bên bờ sông sẽ được tạo sinh kế. Tuy nhiên, muốn quy hoạch hai bên bờ sông Hồng cũng như các dòng sông khác, phải làm quy hoạch phòng chống lũ, đây lại đang là vấn đề vướng mắc bởi thẩm quyền không còn thuộc về Hà Nội.
Tại buổi làm việc giữa Thành ủy Hà Nội và Ban Cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 8/7/2020, ông Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau khi có Luật Quy hoạch, việc thực hiện Quyết định số 257/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng - Thái Bình, gặp một số khó khăn trong quá trình triển khai.
Với trách nhiệm quản lý nhà nước lĩnh vực này, ông Nguyễn Xuân Cường cam kết sẽ cử lực lượng khoa học giỏi phối hợp với Hà Nội rà soát lại quy hoạch phòng chống lũ, làm cơ sở cho thành phố xây dựng quy hoạch hai bên bờ sông Hồng. Trong đó, những vấn đề bức xúc sẽ được ưu tiên đánh giá trước để xử lý riêng, trên tinh thần là phải nhanh.
Ước mơ về thành phố ven sông hoặc các dự án phát triển đô thị hai bờ, gắn với trị thủy sông Hồng là ước mơ chính đáng mà nhiều năm qua, các cơ quan chức năng của thành phố hướng đến và trong tương lai cần hiện thực hóa ước mơ ấy. Dù nhìn vào thực tế hiện nay thì khu vực đầy tiềm năng này phát triển chưa xứng tầm, có những chỗ khá nhếch nhác.
Hà Nội sẽ còn phải đi tiếp một chặng đường dài, để sông Hồng thật sự trở thành một nguồn lực của thành phố cả về cảnh quan, sinh thái, du lịch. Hiện cũng đang có không ít doanh nghiệp có tiềm lực mạnh sẵn sàng đầu tư, để Hà Nội "bước ra" sông Hồng. Các cơ quan chức năng cần tính toán sử dụng hợp lý quỹ đất ven sông Hồng, mọi việc thực hiện phải dựa trên các yếu tố khoa học, lấy con người là trung tâm. Nếu làm thành công sẽ tạo ra trục cảnh quan, khơi dậy những giá trị về văn hóa to lớn và thành phố ven sông là điểm đến lý tưởng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết
Giao thông 22/01/2025 14:06
Phòng, chống cháy nổ khi thắp hương, đốt vàng mã dịp Tết
Phòng chống cháy nổ 22/01/2025 14:05