--> -->

Khởi công Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hiệu quả từ sự đồng thuận của nhân dân

Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đoạn qua địa phận Hà Nội đã khởi công đúng thời hạn theo kế hoạch đề ra. Để hoàn thành nhiệm vụ này, bên cạnh sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền cũng cần phải nhắc đến sự ủng hộ, đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn dự án đi qua, đã góp phần quan trọng giúp hoàn thành cơ bản nhiệm vụ giải phóng, bàn giao mặt bằng dự án đúng tiến độ.
Khởi công dự án Vành đai 4: Kỳ vọng thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông Huy động mọi nguồn lực, hoàn thành Dự án đường Vành đai 4 đúng tiến độ

Người dân đồng tình

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của vùng Thủ đô mà còn đối với riêng các địa phương nơi dự án đi qua. Nhân dân và chính quyền các cấp đã rất mong chờ dự án sớm được triển khai và hoàn thành đúng tiến độ. Chính vì vậy, mặc dù trời mưa lớn trong ngày diễn ra lễ khởi công nhưng đông đảo người dân tại các địa bàn có dự án đi qua đều nô nức, hứng khởi đến tham dự khởi công dự án.

Khởi công Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hiệu quả từ sự đồng thuận của nhân dân
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đoạn qua địa phận Hà Nội đã khởi công đúng tiến độ.

Chia sẻ bên lề lễ khởi công, bà Nguyễn Thị Mau (người dân xóm 1, xã Văn Bình, huyện Thường Tín) cho biết: “Gia đình tôi thuộc diện đền bù giải phóng mặt bằng để triển khai dự án Vành đai 4. Ngay từ khi Nhà nước có chủ trương thực hiện dự án, gia đình tôi đã đồng ý giao đất và đã được đền bù 100%. Chúng tôi hiểu rằng, Dự án đường Vành đai 4 đi qua xã sẽ tạo động lực để địa phương phát triển kinh tế. Có đường, hạ tầng giao thông tốt, bà con sẽ được hưởng lợi, đi lại thuận tiện và cái quan trọng nhất là thuận tiện cho việc đầu tư, xây dựng nông nghiệp xanh, sạch trong tương lai”.

Còn theo ông Phan Quang Bính (ở Quán Gánh, xã Nhị Khê) chia sẻ, gia đình ông có phần mộ nằm trong dự án phải di dời. Khi chính quyền vận động, gia đình ông đã lập tức ủng hộ chủ trương và di dời phần mộ từ cuối năm 2022. “Đây là chủ trương đúng đắn của Nhà nước giúp cho huyện phát triển giao thương nên gia đình tôi và bà con rất ủng hộ”, ông Bính cho biết.

Theo ông Nguyễn Doãn Tuấn, Bí thư Chi bộ thôn Văn Hội, xã Văn Bình, nhiều tháng qua, ngày nào cũng vậy, cứ đầu giờ sáng các đồng chí trong chi bộ lại ra hiện trường nơi bà con đang di chuyển mộ chí, hoặc cán bộ xã đang kiểm đếm để “triển khai nhiệm vụ”. Ngay từ khi có chủ trương của Chính phủ, Thành phố rồi đến huyện, ngày nào cán bộ cơ sở cũng tất bật với công việc, khi họp tại trụ sở để nghe chỉ đạo, khi xuống hiện trường cùng với cán bộ xã, huyện giúp bà con hoàn thiện hồ sơ, cập nhật thông tin công khai nên mọi việc đều được bà con nhân dân ủng hộ…

Hiệu quả từ sự đồng lòng

Sự hối hả cũng là cũng là điều dễ nhận thấy trên khắp các địa bàn huyện Hoài Đức. Công tác tuyên truyền được đa dạng hóa trong đó nêu cao vai trò của cán bộ các đoàn thể từ thôn, xóm, khu dân cư, những người có uy tín trong gia đình, dòng họ, địa phương… được kết hợp cùng các đợt thi dân vận khéo trong thực hiện triển khai dự án. Nhiều tiểu phẩm lấy thực tế người dân làm trung tâm, ủng hộ và vận động gia đình thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, đoàn thể từ huyện tới xã, thôn, khu dân cư trong công tác tuyên truyền vận động, sự đồng thuận của nhân dân trong công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao sớm mặt bằng để Nhà nước thực hiện dự án.

Nhờ làm tốt công tác này, nên dù là địa bàn có khối lượng công việc lớn nhất nhưng đến nay, Hoài Đức đã phê duyệt và thu hồi đất được 192,7/239,63ha. Số ngôi mộ đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ là 1.867/2.488 ngôi; đạt tỷ lệ 75%, trong đó 1.485 ngôi mộ đã di chuyển. Đối với xã Song Phương, địa phương được chọn làm địa điểm khởi công Dự án đã khẩn trương tiến hành các bước và bàn giao mặt bằng sạch tại vị trí khởi công vào ngày 15/6 với tổng diện tích đất bàn giao là 2,25ha gồm 1,74ha đất nông nghiệp của 71 hộ gia đình, cá nhân và 0,51 ha đất công do UBND xã Song Phương quản lý.

Đến thời điểm hiện tại, có thể nói, dự án sớm đi vào khởi công nhờ có sự quyết tâm và sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị các cấp, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân các địa phương. Kết quả, đến nay, sau 1 năm 9 ngày, Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đảm bảo toàn bộ các điều kiện để khởi công, đáp ứng đúng tiến độ đề ra, trước ngày 30/6/2023. Đặc biệt, công tác giải phóng mặt bằng toàn tuyến đã hoàn thành trên 80%, trong đó thành phố Hà Nội đạt trên 84%, cao hơn mức kế hoạch đề ra là 70%.

Đây là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong đó đặc biệt là cấp quận, huyện, xã, phường với tinh thần giảm đầu mối, cấp nào sát thực tế. Thành phố Hà Nội đã ủy quyền cho các quận, huyện thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện Dự án. Các quận, huyện đã tổ chức ký giao ước thi đua đẩy nhanh tiến độ theo từng ngày, thực hiện rút ngắn tối đa thời gian xử lý thủ tục hành chính của Dự án. Bên cạnh đó, cũng phải kể để sự linh hoạt của Thành phố khi tách công tác giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập. Việc làm này đã giúp triển khai bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không còn phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật chuyên ngành của công trình.

Không chỉ có sự đồng thuận của người dân mà Dự án còn có sự cam kết hoàn thành đúng tiến độ của các nhà thầu thi công. Theo ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex), đơn vị được lựa chọn thực hiện gói thầu có chiều dài lớn nhất của dự án, chiều dài khoảng 23km qua địa bàn huyện Đan Phượng và Hoài Đức, từ kinh nghiệm tham gia nhiều dự án giao thông, lãnh đạo Vinaconex nhấn mạnh sẽ huy động tối đa nguồn lực, nhân sự, tài chính, trang thiết bị, áp dụng công nghệ thi công hiện đại nhất để triển khai hoàn thành công trình trong năm 2025 để đưa vào khai thác sử dụng kịp thời nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội và Vùng Thủ đô Hà Nội.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Giữa dòng chảy không ngừng của thời gian, Hà Nội vẫn giữ cho mình vẻ đẹp riêng vừa cổ kính, trầm mặc, lại vừa sôi động, hiện đại. Nơi đây không chỉ là Thủ đô ngàn năm văn hiến, mà còn là điểm hẹn của ký ức, của văn hóa, của những trái tim yêu khám phá. Mỗi bước chân du khách đến Hà Nội là một hành trình riêng để cảm nhận và thấu hiểu vẻ đẹp của mảnh đất và con người nơi đây. Trong mắt họ, Hà Nội hiện lên như thế nào? Điều gì khiến họ yêu, ấn tượng, hoặc bất ngờ? Hãy cùng chúng tôi lắng nghe những chia sẻ chân thật, những ấn tượng và câu chuyện nhỏ đầy cảm xúc từ những du khách đã và đang trải nghiệm Hà Nội theo cách của riêng mình.
Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Sau trận mưa giông lớn trút xuống vào chiều 19/7, nhiều tuyến đường phố ở trung tâm Thủ đô ngổn ngang cây đổ, tôn bay. Công trường phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập bên hồ Gươm cũng bị ảnh hưởng. Trong ngày 20 và sáng ngày 21/7, các công nhân đã khẩn trương dọn dẹp, gia cố chắc chắn khu vực thi công để đảm bảo an toàn trước nguy cơ bão lũ.
Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc triển khai công tác phòng chống, ứng phó cơn bão số 3, bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thị trường lao động Hà Nội trong tháng 7/2025 tăng trưởng ổn định nhờ sự tăng trưởng tích cực của các nhóm ngành dịch vụ, du lịch lữ hành, đầu tư công và FDI. Dự báo một số ngành sẽ có nhu cầu nhân lực cao như dịch vụ du lịch, lữ hành, y tế - chăm sóc sức khỏe, công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại dịch vụ.
Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra mục tiêu phát triển nông thôn thông minh, bền vững. Để hiện thực hóa, cần cụ thể hóa mô hình chuyển đổi, cải cách đất đai và phát huy vai trò người dân, tạo đột phá cho Thủ đô.
Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Dưới tác động của cơn bão số 3 đang tiến gần đất liền, các địa phương ngoại thành Hà Nội đã và đang chủ động triển khai nhiều biện pháp ứng phó, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra. Với phương châm “4 tại chỗ”, chính quyền cơ sở tăng cường kiểm tra các khu vực xung yếu, sẵn sàng phương tiện, nhân lực, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng tránh thiên tai.
Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Ngày 21/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có Văn bản số 3022/SVHTT-QLDSVH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, các đơn vị quản lý di tích, danh thắng tại Hà Nội về việc phòng chống thiên tai tại các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin khác

Hỗ trợ dân tại các bến đò chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”

Hỗ trợ dân tại các bến đò chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, các đội Cảnh sát đường thủy thuộc Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lực lượng kiểm tra, rà soát các khu vực bến đò, điểm neo đậu phương tiện, hộ dân sinh sống trên mặt nước, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân triển khai các biện pháp phòng, chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”.
Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Trước ảnh hưởng của bão số 3, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.
Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và nhiều đô thị lớn sẽ khó được cải thiện nếu không mạnh dạn chuyển đổi phương tiện giao thông. Trong đó, việc thay thế xe máy sử dụng xăng bằng xe điện được xem là giải pháp khả thi, giúp giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao chất lượng môi trường sống.
Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

Cục Hàng không Việt Nam vừa có công điện gửi tới các đơn vị liên quan trong ngành hàng không, yêu cầu khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 3 (bão Wipha).
Chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" ứng phó bão số 3

Chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" ứng phó bão số 3

Sáng 21/7, Đảng ủy phường Đống Đa đã họp khẩn để bàn các biện pháp ứng phó cơn bão số 3 Wipha. Hội nghị đã nhấn mạnh tinh thần chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" và công tác tuyên truyền rộng rãi để đảm bảo an toàn tối đa cho người dân trước diễn biến phức tạp của thiên tai.
Hà Nội sắp mưa rất to kèm giông lốc do ảnh hưởng của bão số 3

Hà Nội sắp mưa rất to kèm giông lốc do ảnh hưởng của bão số 3

Phòng Dự báo khí tượng thủy văn (Đài Khí tượng thủy văn Bắc Bộ) vừa đưa ra cảnh báo đáng chú ý về nguy cơ mưa lớn tại Hà Nội khi bão số 3 đổ bộ.
Hiểu đúng cấp độ bão để chủ động ứng phó an toàn

Hiểu đúng cấp độ bão để chủ động ứng phó an toàn

Thiên tai bão lũ luôn là mối lo ngại thường trực, đặc biệt khi biến đổi khí hậu ngày càng khiến các cơn bão trở nên khó lường. Tuy nhiên nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về các cấp độ gió bão, từ áp thấp nhiệt đới đến những siêu bão có sức tàn phá khủng khiếp. Hiểu rõ tác động của từng cấp bão sẽ giúp bạn chủ động hơn trong công tác phòng ngừa và bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình.
Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, tuyên truyền khẩn cấp ứng phó bão số 3 trên sông Hồng

Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, tuyên truyền khẩn cấp ứng phó bão số 3 trên sông Hồng

Chiều 20/7, các lực lượng liên ngành tại Hà Nội đã đồng loạt ra quân kiểm tra, khảo sát thực tế và tuyên truyền khẩn cấp các biện pháp phòng chống bão số 3 (Wipha) trên tuyến sông Hồng. Hoạt động này nhằm chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của bão, kịp thời khắc phục các tồn tại và nâng cao ý thức cho người dân, doanh nghiệp, đảm bảo an toàn giao thông thủy và hạn chế tối đa thiệt hại.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/7: Mưa lớn kèm giông lốc do ảnh hưởng bão số 3

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/7: Mưa lớn kèm giông lốc do ảnh hưởng bão số 3

Dự báo ngày 21/7, khu vực Hà Nội ngày có mưa to đến rất to và giông, đêm có mưa, mưa vừa và giông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Xem thêm
Phiên bản di động