Khoảng 70% doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn đã điều chỉnh tiền lương tối thiểu
Tăng cường giám sát thực hiện lương tối thiểu vùng năm 2020 | |
Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn | |
Lương tối thiểu vùng sẽ tăng từ 150.000-240.000 đồng/người/tháng |
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho hay, thực hiện Nghị định số 90/2019/NĐ-CP, các cấp công đoàn đã chủ động đề xuất, tham gia với người sử dụng lao động khẩn trương triển khai, có phương án điều chỉnh lương tối thiểu theo quy định. Theo thông tin nhanh của các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương cho thấy: Hầu hết công đoàn cơ sở đã tích cực phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng.
Qua nắm bắt của tổ chức Công đoàn, khoảng 70% doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn đã điều chỉnh tiền lương tối thiểu |
Trong quá trình tham gia xây dựng phương án, đã chú trọng để doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc ban đêm, làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện việc chi trả lương cho người lao động theo mức tăng lương tối thiểu vùng theo Nghị định mới. Mức tăng từ 150.000 - 240.000 đồng/tháng, (tương đương từ 5,1 - 5,7%) theo mức tăng của Nghị định số 90/2019/NĐ-CP, nhiều nơi có mức tăng cao hơn, có nơi tăng đến 3,5 triệu đồng/tháng.
Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến 15/1, đã có khoảng 70% doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn tiến hành xong việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng cho hay, một số doanh nghiệp tuy chưa điều chỉnh mức lương tối thiểu của doanh nghiệp theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP nhưng lương thực trả cho người lao động đã cao hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Nghị định. Nhiều doanh nghiệp cho biết, sẽ tiếp tục điều chỉnh lương sau Tết Nguyên đán.
Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, từ ngày 1/1/2020, mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sẽ tăng thêm từ 150.000-240.000 đồng/người/tháng.
Cụ thể: Từ 1/1/2020, người lao động làm việc thuộc doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng 4.420.000 đồng/tháng (mức hiện tại là 4.180.000 đồng/tháng).
Người lao động làm việc thuộc doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng II tăng lên 3.920.000 đồng/tháng (mức hiện tại là 3.710.000 đồng/tháng).
Người lao động làm việc thuộc doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng III tăng lên 3.430.000 đồng/tháng (mức hiện tại là 3.250.000 đồng/tháng).
Người lao động làm việc thuộc doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng IV tăng lên 3.070.000 đồng/tháng (mức hiện tại là 2.920.000 đồng/tháng).
Nghị định cũng nêu rõ việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định.
Nghị định của Chính phủ cũng quy định khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Đời sống 02/02/2025 22:04
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Việc làm 02/02/2025 21:10
Nhân viên xe buýt giúp người bị tai nạn giao thông
Gương sáng 02/02/2025 15:45
Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2025
Chính sách 01/02/2025 21:23
Gần 9.000 lao động Bình Dương làm việc xuyên Tết
Lao động 31/01/2025 18:45
Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có chuyển biến tích cực
Việc làm 31/01/2025 18:42
Tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao đưa Thủ đô phát triển nhanh, bền vững
Quản trị lao động 30/01/2025 12:45
Giải bài toán nguồn nhân lực
Việc làm 30/01/2025 09:16
Tiền thưởng Tết Âm lịch năm 2025 của người lao động tăng 13%
Lợi quyền lao động 29/01/2025 00:09
Những “chiến binh thầm lặng” giữ phố phường sạch đẹp đón Tết
Gương sáng 28/01/2025 18:11