--> -->

Khoa học công nghệ là động lực quan trọng xây dựng Thủ đô phát triển, sáng tạo

Thành phố Hà Nội đã khẳng định được vị thế trung tâm hàng đầu cả nước về khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình số 07-CTr/TU về đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 để khai thác tối đa tiềm năng, xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại.
Thủ tướng đề nghị thanh niên “5 chủ động” trong phát triển khoa học, công nghệ "Tiền mất tật mang" vì dùng kiến ba khoang chữa ngứa

Sáng 3/4, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình số 07-CTr/TU về “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025”. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 07 chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Trung tâm hàng đầu cả nước về khoa học và công nghệ

Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã khẳng định được vị thế trung tâm hàng đầu cả nước về khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, luôn đứng trong nhóm dẫn đầu về nhiều chỉ tiêu, chỉ số như: Số lượng công bố quốc tế; số lượng sáng chế đăng ký và được cấp; số lượng doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN). Hà Nội liên tục là địa phương đứng đầu cả nước trong xếp hạng Bộ Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2022 (đánh giá thử nghiệm bộ chỉ số), năm 2023 và năm 2024 (đánh giá chính thức). Xếp hạng chuyển đổi số cấp tỉnh cũng đã có bước tiến vượt bậc.

Khoa học công nghệ là động lực quan trọng xây dựng Thủ đô phát triển, sáng tạo
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Đã có 4/7 chỉ tiêu của Chương trình số 07-CTr/TU đã hoàn thành. Các chỉ tiêu Tốc độ tăng năng suất lao động; Tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên tổng sản phẩm nông nghiệp, Tỷ trọng kinh tế số tuy có khả năng không hoàn thành nhưng do yếu tố khách quan và cũng đều đạt mức cao so với bình quân của cả nước.

Bên cạnh đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, trong đó quy định các chính sách ưu đãi, cơ chế đặc thù về: Thu hút, trọng dụng người có tài năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; Phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; Phát triển các khu công nghệ cao; Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo, Đầu tư mạo hiểm có sử dụng ngân sách nhà nước.

Các quy định của Luật Thủ đô năm 2024 là hành lang pháp lý để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện nay, giúp cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo có bước đột phá và phát triển mạnh mẽ.

Tổng dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước đã bố trí cho lĩnh vực KH&CN giai đoạn 2021-2025 là 3.901,7 tỷ đồng; trong đó chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ luôn được quan tâm với số kinh phí được bố trí vào khoảng 100 tỷ đồng mỗi năm. Tỷ lệ bố trí kinh phí chi ngân sách nhà nước cho KH&CN giai đoạn này chiếm khoảng 0,65% tổng chi ngân sách địa phương, chiếm khoảng 0,11% GRDP.

Các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất chất lượng hàng hóa và dịch vụ; điển hình trong sản xuất nông nghiệp: ứng dụng công nghệ sinh học trong việc sản xuất các loại giống cây, con, kỹ thuật canh tác, phòng trừ dịch bệnh, bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản đã tạo bước đột phá nâng cao năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

Khoa học công nghệ là động lực quan trọng xây dựng Thủ đô phát triển, sáng tạo
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu tại hội nghị.

Thành phố đã thực hiện các giải pháp về chính quyền số, phát triển kinh tế số và phát triển xã hội số; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp được đẩy mạnh, chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế bước đầu có những kết quả tích cực. Đồng thời phát huy nguồn nhân lực KH&CN trên địa bàn. Thành phố đã quan tâm khai thác, phát huy tiềm lực, nhất là trí tuệ, tiềm năng “chất xám” của đội ngũ trí thức, các trường đại học và cao đẳng, viện nghiên cứu trên địa bàn để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Bên cạnh đó, Hà Nội dẫn đầu toàn quốc về số lượng doanh nghiệp khoa học và công nghệ với 180 doanh nghiệp KH&CN/ tổng số khoảng trên 820 doanh nghiệp KH&CN của cả nước (chiếm 21%). Hoạt động thẩm định, đánh giá công nghệ đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu của Thành phố về việc thẩm định, đánh giá trình độ công nghệ cho các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực cấp thiết của Thủ đô như: Xử lý nước thải, rác thải... Sở KH&CN đã thực hiện thẩm định công nghệ, cho ý kiến về công nghệ đối với 208 dự án đầu tư trên địa bàn.

Về ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong giai đoạn 2019-2023, Hà Nội đã có 2712 sản phẩm OCOP được công nhận, trong đó 17 sản phẩm được xếp hạng 5 sao hoặc tiềm năng 5 sao, 1476 sản phẩm được xếp hạng 4 sao (chiếm 54%); 1219 sản phẩm được xếp hạng 3 sao (chiếm 45%). Nhiều địa phương đã thực hiện tốt việc phát triển số lượng sản phẩm OCOP như: Trên 200 sản phẩm có huyện Phú Xuyên, Đông Anh; Trên 100 sản phẩm có Chương Mỹ, Thường Tín, Thạch Thất, Ba Vì, Gia Lâm, Sóc Sơn, Quốc Oai, Thanh Trì, Hoài Đức, Thanh Oai, Mê Linh, Đan Phượng, Sơn Tây…

UBND Thành phố đã ban hành Chương trình phát triển thị trường KH&CN của Thành phố đến năm 2030, trong đó có nội dung về tổ chức các sự kiện quy mô quốc gia, quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (trình diễn công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo, Techmart, TechFest, TechDemo…).

Năm 2023, Hà Nội lần đầu tiên vào danh sách 200 thành phố có hệ sinh thái khởi nghiệp tốt nhất toàn cầu (đứng thứ 174, theo Startupblink.com). Năm 2024, theo kết quả mới công bố của tổ chức này, Hà Nội tăng 17 bậc so với năm trước, xếp hạng 157 về hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Khoa học công nghệ là động lực quan trọng xây dựng Thủ đô phát triển, sáng tạo
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong trao Bằng khen tặng các tập thể có thành tích xuất sắc.

Thành phố đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, cải tiến quy trình sản xuất; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ...

Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn - Phó trưởng Ban Chỉ đạo đã chia sẻ thêm về “ý tưởng” phát triển KHCN trong những năm tiếp theo.

Theo đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, Hà Nội đã có các thể chế để mở đường cho KHCN phát triển. Tuy nhiên hiện nay, công nghệ cao của Hà Nội còn ít, năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp rất thấp. Khoa học công nghệ chủ yếu tập trung ở làng nghề, sản phẩm OCOP, nông nghiệp… chưa phát huy hết được tìm năng của Thủ đô.

Từ bối cảnh đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn đã chỉ ra các giải pháp cho những năm tiếp theo. Trước hết là tiếp tục hoàn thiện thể chế từ Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Lợi thế hiện nay của Hà Nội là Luật Thủ đô.

Thành phố sẽ thành lập các tổ chức KHCN trung gian để phát triển các hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Thủ đô, như: Quỹ đầu tư mạo hiểm, Vườn ươm khởi nghiệp sáng tạo, Sàn giao dịch khoa học công nghệ, Trung tâm đổi mới sáng tạo… Đồng thời, xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực Fintech (công nghệ tài chính).

Về giải pháp thực hiện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố đề nghị, đầu tiên phải đổi mới về nhận thức, tư duy, cách làm KHCN để tránh đi theo cơ chế, cách làm cũ mà chưa áp dụng cơ chế mới. Đây sẽ là rào cản rất lớn đối với phát triển KHCN nếu không thay đổi.

Khoa học công nghệ là động lực quan trọng xây dựng Thủ đô phát triển, sáng tạo
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà và Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn trao Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố tặng các tập thể có thành tích xuất sắc.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố, phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo không chỉ làm thực chất, thực tế, hiệu quả với chỉ tiêu, mục tiêu, sản phẩm cụ thể, mà còn phải phát huy vai trò chủ động, trách nhiệm, kịp thời, linh hoạt của HĐND Thành phố trong ban hành và giám sát thực hiện các nghị quyết.

Đặc biệt là phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tận tâm, dám dấn thân của đội ngũ làm KHCN, quản lý KHCN. Đồng thời, phải tạo lập được niềm tin của khu vực tư nhân vào chính sách nhà nước, có cơ chế để doanh nghiệp dám chia sẻ rủi ro, khó khăn với nhà nước.

Cùng với đó là sự hưởng ứng, tham gia thực chất của các doanh nghiệp, các trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước trong việc đưa các chính sách vào thực tiễn.

Động lực để Hà Nội phát triển

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, trong nhiệm kỳ Đại hội XVII, Thành ủy Hà Nội đã ban hành 10 chương trình công tác, trong đó lần đầu tiên, ban hành Chương trình số 07-CTr/TU với 7 chỉ tiêu, phân công thực hiện 32 nhiệm vụ, đề án, chương trình, kế hoạch để cụ thể hóa 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy ghi nhận, biểu dương sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan, đơn vị trong triển khai Chương trình số 07-CTr/TU thời gian qua mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu về phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo từng bước được nâng lên.

Vì thế, Thành phố đạt được nhiều kết quả nổi bật, trong đó, khẳng định được vị thế trung tâm hàng đầu cả nước về KHCN, đổi mới sáng tạo. Phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số đã đóng góp tích cực vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng ngày càng hiện đại, các dịch vụ chất lượng cao ngày càng tăng.

Khoa học công nghệ là động lực quan trọng xây dựng Thủ đô phát triển, sáng tạo
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy nêu ví dụ thành công của Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội với việc triển khai ứng dụng iHanoi (Công dân Thủ đô số) và mới đây, Thành ủy Hà Nội triển khai các ứng dụng chuyển đổi số dùng chung 3 cấp trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể thành phố.

Đây là bước đi đột phá, thể hiện tinh thần tiên phong, gương mẫu của Đảng bộ thành phố Hà Nội trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TƯ và Quyết định số 204-QĐ/TƯ. Đây là lần đầu tiên, Ban Thường vụ Thành ủy ban hành danh mục các ứng dụng chuyển đổi số dùng chung 3 cấp trong các cơ quan Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố.

Thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế cũng như một số chỉ tiêu mà Chương trình số 07-CTr/TU chưa đạt được, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy nhấn mạnh vai trò chủ thể của doanh nghiệp, nhà khoa học với sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan nhà nước cùng với các cơ chế, chính sách liên quan đến KHCN và đổi mới sáng tạo.

"Hà Nội là nơi có nhiều lợi thế, các chính sách phải tạo điều kiện cho KHCN phát triển. Nhận thức về KHCN phải đồng đều, phải coi KHCN, chuyển đổi số là "cứu cánh" để rút ngắn khoảng cách phát triển ở những nơi còn hạn chế, chậm phát triển. Điều này phải phụ thuộc vào nhận thức của người đứng đầu cơ quan, đơn vị", Phó Bí thư Thường trực Thành ủy nói.

Trên cơ sở đó, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị Ban Chỉ đạo Chương trình số 07-CTr/TU cũng như các đơn vị, cá nhân liên quan tiếp tục thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra từ nay đến cuối năm 2025.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cho rằng, cần nhận thức rõ tiềm năng, lợi thế cũng như trách nhiệm của Thành phố khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TƯ, để từ đó có một quyết tâm và cách thức triển khai phù hợp hơn.

Trong bối cảnh Đảng bộ Thành phố đang chuẩn bị Đại hội lần thứ XVIII, phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá của nhiệm kỳ này và những năm tiếp theo với những chỉ tiêu cụ thể.

Khoa học công nghệ là động lực quan trọng xây dựng Thủ đô phát triển, sáng tạo
Toàn cảnh hội nghị.

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong, để cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024, cần phát huy được trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu về KHCN để ứng dụng trong thực tiễn. Đồng thời, vận hành hiệu quả các khu công nghệ cao, trong đó có Khu công nghệ cao Hòa Lạc và sớm khởi công xây dựng Khu công nghệ cao sinh học tại quận Bắc Từ Liêm.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng đề nghị các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ. Trong đó, tập trung số hóa toàn bộ số liệu, tài liệu trước khi các đơn vị hành chính mới đi vào hoạt động dự kiến từ ngày 1/7. Hoạt động số hóa này do Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội chủ trì và hỗ trợ.

Các đơn vị liên quan nhanh chóng xây dựng được mạng lưới các chuyên gia, nhà khoa học, tổ giúp việc trong và ngoài nước để tư vấn, tham khảo kinh nghiệm phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của quốc tế cũng như trong nước để triển khai Chương trình số 07-CTr/TU hiệu quả.

Đồng thời, thay đổi cách thức trong việc giao nhiệm vụ, đặt hàng KHCN và sử dụng kết quả nghiên cứu để ứng dụng vào thực tiễn. Tích cực triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” để đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính phủ số, nền kinh tế số và công dân số, qua đó đáp ứng được yêu cầu thực tiễn chuyển đổi số hiện nay.

Nhân dịp này, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội trao tặng Bằng khen cho 10 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình số 07-CTr/TU. UBND thành phố Hà Nội trao tặng Bằng khen cho 10 tập thể và 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình số 07-CTr/TU.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

GRDP của Hà Nội ước tăng 7,63% trong 6 tháng đầu năm

GRDP của Hà Nội ước tăng 7,63% trong 6 tháng đầu năm

Theo Chi cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 ước tăng 7,63% so với cùng kỳ năm trước, vượt cả mức kịch bản tăng trưởng đề ra.
Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Ngày 4/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) và 40 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh, thành phố.
Khoảng 30.000 người dự Lễ diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9

Khoảng 30.000 người dự Lễ diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9

Với quy mô lớn, yêu cầu chính trị cao và ý nghĩa sâu sắc, Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 là sự kiện trọng đại, tri ân quá khứ, khẳng định hiện tại và tiếp thêm động lực cho hành trình phát triển tương lai của đất nước.
Chuẩn bị Triển lãm thành tựu đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh

Chuẩn bị Triển lãm thành tựu đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Tài chính đôn đốc các bộ, ngành, địa phương phải gửi báo cáo đề xuất dự toán kinh phí phục vụ Triển lãm thành tựu đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh để tổng hợp, trình báo cáo lãnh đạo Chính phủ ngày 5 - 6/7.
Mã vùng điện thoại cố định của các tỉnh, thành phố thay đổi thế nào từ 1/7?

Mã vùng điện thoại cố định của các tỉnh, thành phố thay đổi thế nào từ 1/7?

Ngày 4/7, Bộ Khoa học và Công nghệ phát hành thông cáo về việc thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất kể từ 1/7/2025.
Bộ Tư pháp công bố các quyết định về công tác tổ chức hệ thống Thi hành án dân sự

Bộ Tư pháp công bố các quyết định về công tác tổ chức hệ thống Thi hành án dân sự

Sáng 4/7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ công bố các quyết định về công tác tổ chức cán bộ hệ thống Thi hành án dân sự (THADS) và ra mắt phần mềm Biên lai điện tử THADS.
Lệ phí trước bạ xe máy giảm xuống còn 2%

Lệ phí trước bạ xe máy giảm xuống còn 2%

Trước kia, xe máy của tổ chức, cá nhân ở các thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã nơi Ủy ban nhân dân tỉnh đóng trụ sở phải nộp lệ phí trước bạ lần đầu là 5%. Tuy nhiên theo quy định mới, mức này sẽ giảm còn 2% trên phạm vi toàn quốc.

Tin khác

Hà Nội đồng loạt công bố và trao quyết định của Thành phố về công tác cán bộ cho các xã, phường mới

Hà Nội đồng loạt công bố và trao quyết định của Thành phố về công tác cán bộ cho các xã, phường mới

Chiều nay (30/6), thành phố Hà Nội tổ chức công bố và trao quyết định của Thành phố về công tác cán bộ cho các xã, phường mới theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Danh sách Bí thư, Chủ tịch 126 xã, phường của Hà Nội

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 126 xã, phường của Hà Nội

Sáng nay (30/6), thành phố Hà Nội tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các quyết định của Thành phố về việc triển khai tổ chức đơn vị hành chính cấp xã. Lễ công bố được truyền hình trực tiếp tại điểm cầu Thành phố ở Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô và tổ chức trực tuyến tại 126 điểm cầu các xã, phường.
MTTQVN TP.Hà Nội: Đảm bảo hoạt động thông suốt, hiệu quả khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

MTTQVN TP.Hà Nội: Đảm bảo hoạt động thông suốt, hiệu quả khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 1/7/2025, Hà Nội cùng cả nước chính thức triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp, đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng trong công tác quản lý và điều hành. Trong bối cảnh đó, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã và đang nỗ lực các công tác chuẩn bị tốt nhất nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt và hiệu quả của mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Hà Nội: Ưu tiên đầu tư công nghệ cho công việc, phục vụ người dân

Hà Nội: Ưu tiên đầu tư công nghệ cho công việc, phục vụ người dân

Đến thời điểm này, 126 xã, phường của thành phố Hà Nội đã rõ về tổ chức bộ máy, con người, cơ sở vật chất, trụ sở làm việc. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, trong đầu tư hạ tầng cho các địa phương, ưu tiên số 1 là cho công nghệ phục vụ công việc, phục vụ người dân cũng như đầu tư cho y tế, giáo dục; không bàn về việc xây trụ sở mới ít nhất là trong 3 năm tới.
Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Cải tạo môi trường và đốt rác phát điện

Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Cải tạo môi trường và đốt rác phát điện

Sáng 27/6, tại Kỳ họp thứ 24, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội nhất trí tán thành biểu quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Cải tạo môi trường và đốt rác phát điện Hà Nội.
Khẩn trương ban hành kế hoạch, triển khai hiệu quả Nghị quyết của HĐND Thành phố

Khẩn trương ban hành kế hoạch, triển khai hiệu quả Nghị quyết của HĐND Thành phố

Sau một buổi sáng làm việc tập trung, khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 24 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp. Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị sau kỳ họp, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố, các sở ban, ngành, địa phương đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp thông suốt, liên tục, không gián đoạn.
HĐND Thành phố thông qua Nghị quyết phân cấp quản lý lĩnh vực kinh tế - xã hội

HĐND Thành phố thông qua Nghị quyết phân cấp quản lý lĩnh vực kinh tế - xã hội

Sáng 27/6, tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội khi áp dụng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
HĐND Thành phố quyết định nhiều nội dung để kịp thời vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp

HĐND Thành phố quyết định nhiều nội dung để kịp thời vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Sáng nay (27/6), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tổ chức kỳ họp thứ 24 - kỳ họp chuyên đề. Phát biểu khai mạc kỳ họp, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định đây là kỳ họp đặc biệt, thời khắc rất có ý nghĩa, khi mà chỉ còn ít ngày nữa, thành phố Hà Nội và cả nước chuyển sang mô hình chính quyền địa phương 2 cấp - từ ngày 1/7/2025.
Sáng nay, khai mạc kỳ họp thứ 24 Hội đồng nhân dân Thành phố khóa XVI

Sáng nay, khai mạc kỳ họp thứ 24 Hội đồng nhân dân Thành phố khóa XVI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2025, sáng nay (27/6), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 24, để xem xét, quyết nghị các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến thực hiện chính quyền 2 cấp.
Hà Nội: Vận hành thử bộ máy Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam hai cấp

Hà Nội: Vận hành thử bộ máy Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam hai cấp

Chiều 26/6, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố (mới) đã tổ chức họp vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương hai cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động