-->

Khó phát triển thuê bao trả sau vì sợ… nợ xấu?

Do thuê bao trả sau là dùng dịch vụ trước và trả tiền sau nên có nguy cơ bị khách hàng "bùng tiền"...
kho phat trien thue bao tra sau vi so no xau Sau 1/3, thuê bao trả trước chỉ được khuyến mại tối đa 20%
kho phat trien thue bao tra sau vi so no xau Vinaphone miễn phí các cuộc gọi nội mạng cho thuê bao trả sau

Phía sau câu chuyện khó phát triển thuê bao trả sau không hẳn nằm ở rào cản thủ tục, phí thuê bao hàng tháng hay các chính sách khuyến mại… Có những vấn đề "thầm lặng" đối với thuê bao trả sau mà nhà mạng chưa nói tới.

kho phat trien thue bao tra sau vi so no xau
Số thuê bao trả trước tính đến tháng 2/2018 đang là 115,4 triệu, chiếm tới 96,5% tổng số thuê bao điện thoại di động cả nước.

Thống kê của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), tính đến hết tháng 2/2018, cả nước có 119,5 triệu thuê bao phát sinh cước, trong đó, thuê bao 2G trả trước là 71 triệu, thuê bao 3G trả trước là 44,4 triệu. Như vậy, số thuê bao trả trước đang là 115,4 triệu, chiếm tới 96,5% tổng số thuê bao điện thoại di động cả nước.

Số thuê bao trả sau, còn lại, chỉ vẻn vẹn 4,1 triệu, chiếm khoảng 3,4%.

Ồn ã trả trước, đìu hiu trả sau

Với số thuê bao trả sau như trên, tính ra, trong tổng số 5 nhà mạng đang hoạt động hiện nay, trung bình mỗi mạng chỉ có chưa đầy 1 triệu thuê bao. Trên thực tế, số lượng thuê bao trả sau này chủ yếu tập trung ở ba nhà mạng lớn là VinaPhone, Viettel và MobiFone.

Tính theo chiều dài lịch sử của ngành viễn thông di động, 25 năm, thì, một ngày các nhà mạng tạo ra 449,3 số thuê bao trả sau. Trong khi đó, số thuê bao di động trả trước là 12.646,6 thuê bao/ngày, bằng 28 lần so với trả sau. Ở những thời điểm tổng số thuê bao di động cao hơn (những năm 2010, 2011), khi con số lên tới trên dưới 170 triệu thuê bao thì số lượng thuê bao trả trước được phát triển mỗi ngày cũng như tỷ lệ của thuê bao này so với trả sau còn cao hơn rất nhiều.

Sự phát triển thuê bao ồ ạt trong suốt thời gian dài từ 2007 – 2014, đặc biệt có những thời điểm như 2010-2011, tổng số thuê bao di động còn vượt khá xa so với tổng dân số (trung bình mỗi người dân có trên 2 số thuê bao điện thoại), là do mục tiêu phổ cập người dùng điện thoại, do vậy các chính sách điều chỉnh, quản lý vẫn chưa chặt chẽ. Nhờ đó các nhà mạng đua nhau phát triển thuê bao mới để mở rộng, chiếm lĩnh thị phần.

Tuy nhiên, trong cơn lốc phát triển thuê bao điện thoại di động thì chủ yếu là thuê bao trả trước, ồn ã với các chương trình khuyến mại, các SIM có tài khoản khủng, còn thuê bao trả sau chỉ đìu hìu, lặng lẽ.

Thực tế, thuê bao trả sau trung thành, ổn định và tạo ra doanh thu (ARPU) cho nhà mạng nhiều hơn, trung bình từ 200 – 300 nghìn đồng/tháng, trong khi đó thuê bao trả trước ARPU chỉ khoảng 50 nghìn đồng, thậm chí chỉ 20-30 nghìn đồng/tháng và đây là cội nguồn của SIM rác, tuy vậy, các mạng vẫn ít quan tâm và không có nhiều chính sách thu hút và phát triển thuê bao trả sau.

Đại diện một nhà mạng (đề nghị không nêu tên) chia sẻ, thực tế không phải nhà mạng không muốn phát triển thuê bao trả sau nhưng trước sức ép về thị phần nên đã đua nhau phát triển thuê bao trả trước, nếu mình đứng ngoài cuộc sẽ bị mất thị phần và bị tụt lại phía ngay. Vị này cũng không giấu giếm, cho biết, các nhà mạng chạy đua phát triển thuê bao như những năm trước đây thực chất là chạy đua phát triển SIM rác, mà đã SIM rác thì chỉ có thể phát triển trả trước, không thể phát triển trả sau được.

Ngại rủi ro từ thuê bao trả sau!

Trong hoạt động kinh doanh, thu được tiền trước bao giờ cũng lợi và hiệu quả hơn là thu sau. Bỏ ngoài yếu tố này, lý do viện dẫn của việc cản trở phát triển thuê bao trả sau lâu nay là do mất phí thuê bao hàng tháng (trung bình là 49 nghìn đồng), thủ tục đăng ký hòa mạng thuê bao phức tạp, và đặc biệt là thuê bao trả sau cũng không có nhiều các chính sách khuyến mại nhiều và lớn như trả trước.

Nhưng bản chất không hẳn vậy. Theo chia sẻ từ đại diện một số nhà mạng thì chi phí để phát triển thuê bao trả sau rất cao, hơn nhiều so với trả trả trước. Ví dụ bỏ ra 1 tỷ để phát triển thuê bao trả sau (quảng cáo, truyền thông, bán hàng…) thì tổng doanh thu sau 1 tháng chỉ khoảng 200 triệu và sau 5 tháng thì "rụng dần" và kết quả là doanh thu không đủ bù đắp chi phí. Trong khi đó, cũng khoản tiền này, nếu "đổ" vào trả trước thì tháng đầu tiền đã có thể thu về 500 triệu, tháng tiếp theo khoảng 300 triệu và coi như đã hòa vốn mục tiêu.

"Bỏ một đồng tiền khuyến mại thì thuê bao trả sau phản hồi ít hơn, đăng ký ít hơn, nhưng cũng đồng tiền đó, thuê bao trả trước lại rất dễ (mức độ phản hồi), đăng ký nhiều, nên dần dần nó bị xu thế lái sang thuê bao trả trước", đại diện nhiều mạng cùng quan điểm.

Lý do thứ hai, quan trọng hơn, là… nợ xấu. Theo lãnh đạo một nhà mạng lớn, do thuê bao trả sau là dùng dịch vụ trước và trả tiền sau nên có nguy cơ bị khách hàng "bùng tiền". Trường hợp này, nếu nhà mạng đi đòi hoặc đi kiện khách hàng thì sẽ tạo ra một dư luận rất xấu trong xã hội. Nhưng nếu không đòi thì "từ một vài đốm nhỏ sẽ lan ra thành ngọn lửa lớn", nhiều người biết thế làm theo, có thể nhân lên, bùng phát và ảnh hưởng trên quy mô diện rộng.

"Phát triển được thuê bao trả sau nhà mạng không phải đã yên tâm mà vấn đề phải thu được cước của khách hàng nữa. Nếu không thu được cước thì nhà mạng coi như... sập tiệm", vị lãnh đạo trên nói. Ông cho biết, các nhà mạng thông thường sẽ duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 2%, còn khi đã vượt lên từ 3-5% là có vấn đề và khó có thể kiểm soát được. Con số nợ xấu trên, tuy không lớn, vì các nhà mạng còn khuyến mại lên tới 50% giá trị thẻ nạp, nhưng theo vị lãnh đạo này, nó kéo theo hàng loạt hệ lụy về sổ sách, giấy tờ, kế toán…

Ông cũng thẳng thắn chia sẻ rằng, cũng bởi lo ngại lợ xấu mà các nhà mạng đã phải "đẻ ra một mớ các thủ tục" và chặt chẽ với rất nhiều ràng buộc trong hợp đồng đối với thuê bao trả sau để tránh nguy cơ bị khách hàng không trả tiền, chứ không mạng nào muốn gây khó cho khách hàng về thủ tục cả.

Gần đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện những chính sách bước đầu nhằm thúc đẩy phát triển thuê bao trả sau. Ví dụ như chính sách khuyến mại chỉ 20% với thuê bao trả trước và 50% với trả sau (Thông tư 47, có hiệu lực từ 1/3/2018). Sau một thời gian, số thuê bao trả sau phát triển mới là hơn 130 nghìn. Con số này tất nhiên là vô cùng nhỏ và chưa nói lên điều gì bởi theo đại diện một nhà mạng, không làm gì thì số thuê bao trả sau của các nhà mạng cũng phát triển được gần bằng con số này.

Nên điều quan trọng nhất với việc phát triển thuê bao trả sau thực chất là nhà mạng có muốn hay không. Việc thúc đẩy phát triển thuê bao trả sau phải là sự hài hòa giữa các chính sách quản lý, thúc đẩy và vấn đề kiểm soát được rủi ro và hiệu quả trong quản lý dòng tiền, trong hoạt động kinh doanh của nhà mạng như đã phân tích ở trên.

Theo Thủy Diệu/ vneconomy.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

(LĐTĐ) Từ 15h hôm nay (23/1), giá xăng được liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giảm từ 78 - 158 đồng/lít (tùy từng loại).
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá dầu thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tuần giữa bối cảnh bất ổn về thuế quan của Donald Trump. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%, giá dầu Brent ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%. Trong nước được dự báo có thể tăng phiên thứ 4 liên tiếp?.
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,18%, đạt mức 108,25.
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 3 tháng và giao dịch ngay dưới mức đỉnh kỷ lục khi đồng USD giảm sâu.
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít

Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Theo dự báo của các chuyên gia và một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nếu nhà điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu, thì giá xăng có thể giảm trong khoảng từ 80 - 180 đồng/lít, trong khi giá dầu dự báo có khả năng tiếp tục tăng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), giá dầu thế giới giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần trở lại đây. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 76,09 USD/thùng, giảm 2,3%; giá dầu Brent ở mốc 79,42 USD/thùng, giảm 0,89%.
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc

Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 5 đồng, hiện ở mức 24.336 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 1,41%, xuống mức 107,94.
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), thị trường vàng trở nên sôi động với mức tăng "dựng đứng" của giá vàng. Nhiều nhà đầu tư nắm giữ vàng từ trước đó là người được hưởng lợi lớn khi vàng tiếp tục chạm đỉnh cao mới.
Xem thêm
Phiên bản di động