Khi “ý Đảng, lòng dân" đã gặp nhau
Tiết kiệm chi tiêu, nâng tầm hiệu quả đầu tư | |
Các biện pháp tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy thiếu chiều sâu | |
Dự án PPP quan trọng phải công khai, minh bạch |
Toàn cảnh phiên thảo luận |
Xác định rõ vị trí và địa vị pháp lý của UBND phường
Thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ ủng hộ việc thí điểm mô hình chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm của Hà Nội, đó là một đô thị có vai trò đặc biệt và là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, là trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật của cả nước trong bối cảnh tình hình hiện nay. Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị cần hết sức cân nhắc trong việc thực hiện thí điểm và cần phải quan tâm để việc thí điểm mô hình này vừa đảm bảo quy định của pháp luật, phù hợp với tinh thần của Hiến pháp năm 2013, đồng thời đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đề ra trong việc tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp.
Bày tỏ sự tán thành cao với nội dung Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Nghị quyết cho thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND phường nhiệm kỳ 2021-2026 tại thành phố Hà Nội, song đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) cũng đề nghị xác định rõ vị trí và địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân (UBND) phường, về vị trí địa lý, pháp lý và thẩm quyền của Chủ tịch UBND phường, về chế định trách nhiệm cá nhân và của UBND phường trong chế định trách nhiệm tập thể theo pháp luật quy định.
Cũng theo đại biểu Nguyễn Tạo, tại Điều 5 của dự thảo Nghị quyết có quy đinh: UBND phường nơi không tổ chức HĐND là cơ quan hành chính Nhà nước trực thuộc UBND quận, thị xã. “Quy định như vậy tôi có cảm nhận không rõ UBND phường là cơ quan đại diện của UBND quận, thị xã, cơ quan hành chính, cánh tay nối dài hay là một cấp hành chính dưới cấp quận, thị xã. Do không rõ về địa vị pháp lý nên rất khó xác định được việc của Chủ tịch UBND phường, của UBND phường trong các luật liên quan, các luật chuyên ngành hiện hành”, đại biểu Nguyễn Tạo trình bày. Do việc khó xác định địa vị pháp lý của UBND phường, đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng cũng đề nghị, Nghị quyết phải thiết kế quy định rõ hơn để bảo đảm cơ quan hành chính của quận, thị xã thì chủ tịch UBND phường phải chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND quận, thị xã và phải chịu sự giám sát của HĐND quận, thị xã.
Cùng chung quan điểm với đại biểu Nguyễn Tạo, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Hiển (đoàn đại biểu tỉnh Lâm Đồng) cũng cho rằng, nội dung trong đề án thí điểm không tổ chức HĐND cấp phường tại các quận, thị xã được Hà Nội thực hiện tương đối kỹ, cùng với sự kế thừa những kinh nghiệm từ việc thí điểm 10 năm trước, nên khả năng thành công của thành phố sẽ rất cao, mang lại lợi ích lớn cho công tác quản lý của mô hình mới chính quyền đô thị và giúp việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy hợp lý.
Giữ nguyên tên gọi Ủy ban nhân dân
Đồng tình với Nghị quyết về việc thí điểm không tổ chức HĐND cấp phường tại các quận, thị xã của thành phố Hà Nội, đại biểu Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) bày tỏ: Bây giờ đổi tên UBND thì phức tạp, nào là dấu, nào là chi phí, tất cả mọi cái nhưng nếu chúng ta sử dụng từ UBND thì lại hoạt động theo cơ chế tập thể lại không phù hợp. Theo Tờ trình của Chính phủ thì Chủ tịch của phường và UBND phường giống như cánh tay nối dài của quận. Đây là tổ chức đại diện của quận ở từng phường, 177 phường. Chúng ta đặt vấn đề gốc của sự việc mà chúng ta đang bàn. Như vậy, dùng từ "phường trưởng", ở xã thì gọi là "xã trưởng", có nghĩa ở đây hoàn toàn là do cấp quận chỉ định và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cấp quận trên địa bàn 177 phường. “Tôi nghĩ nó phải rõ ràng như vậy, Chủ tịch như vậy, các Phó Chủ tịch giúp việc cho Chủ tịch, không có tập thể UBND. Chúng ta phải suy nghĩ và đặt lại vấn đề” - đại biểu Lê Xuân Thân nhấn mạnh.
Liên quan đến việc có nên hay không đổi tên gọi UBND phường, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Hiển (đoàn đại biểu Lâm Đồng) cho rằng, việc đổi tên của UBND cấp phường là không cần thiết. Bởi theo đại biểu Hiển, khi không còn tổ chức HĐND, đúng với tính chất thì nên gọi là ủy ban hành chính nhưng nếu thay đổi tên gọi sẽ kéo theo nhiều vấn đề, đặc biệt cần xem xét đến hiệu quả kinh tế - xã hội. “Việc thay đổi tên một cơ quan hành chính liên quan nhiều đến giấy tờ của công dân, doanh nghiệp, phát sinh nhiều chi phí không cần thiết. Do đó, tôi đồng tình với nội dung giải trình của Bộ Nội vụ là giữ nguyên tên gọi như hiện tại sẽ hợp lý hơn và không ảnh hưởng nhiều đến khía cạnh khác”, đại biểu Hiển nói.
Đại biểu cho rằng, việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND cấp phường Hà Nội cũng đã thực hiện từ năm 2009-2015, tuy nhiên sau khi tổng kết đã quay lại mô hình có tổ chức HĐND tại tất cả các đơn vị hành chính (bao gồm cả các huyện, quận, phường trước đây thực hiện thí điểm). “So với đề án đã thực hiện trước, lần này Hà Nội thực hiện tương đối kỹ, cùng với sự kế thừa những kinh nghiệm từ thí điểm 10 năm trước nên khả năng thành công của thành phố sẽ rất cao, mang lại lợi ích lớn cho công tác quản lý của mô hình mới chính quyền đô thị và giúp việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy hợp lý”, đại biểu Hiển nhận định. Về tên gọi của UBND phường, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội Bùi Huyền Mai (Hà Nội) cũng đồng tình không nên thay đổi tên gọi của UBND phường, để không làm ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày khác của người dân và cơ quan chức năng. Đồng thời, khi triển khai thực hiện Nghị quyết, cần quy định rõ 7 nhóm nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của HĐND cấp phường.
Hà Nội đã chủ động và sẵn sàng cho đổi mới
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội- Hoàng Trung Hải phát biểu tại hội trường (ảnh QH) |
Cùng với những ý kiến tán thành, góp ý về việc thí điểm không tổ chức HĐND phường tại các quận, thị xã thuộc thành phố Hà Nội. Trong phiên thảo luận, một số đại biểu Quốc hội cũng tỏ ra băn khoăn khi Hà Nội thực hiện thí điểm vấn đề này. Đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn đại biểu tỉnh Cà Mau) nêu băn khoăn, việc không tổ chức HĐND ở cấp phường ở thành phố Hà Nội có thể không phù hợp với các điều 110, 111 và 114 Hiến pháp năm 2013 về chính quyền địa phương về nội dung chính quyền phải có cả HĐND và UBND. Theo đại biểu Lê Thanh Vân, nếu không tổ chức HĐND thì phường chỉ có "nửa chính quyền", như vậy thì không thể gọi là chính quyền.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết thêm, khi xây dựng Đề án này, ngay từ đầu thành phố đã rất quan tâm đến việc thực hiện thí điểm có bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và đã tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo cũng như lấy ý kiến của các nhà luật học, các nhà quản lý. Qua đó cho thấy đề án là đề án thí điểm và không vi hiến. Đây cũng là nội dung được khẳng định trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật.Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, việc thực hiện thí điểm là nhu cầu thực sự của các địa phương, không phải chỉ riêng Hà Nội với mong muốn thí điểm các mô hình quản lý theo hướng hiệu lực, hiệu quả hơn, đáp ứng được nhu cầu của người dân tốt hơn. |
Bên cạnh sự băn khoăn của đại biểu Lê Thanh Vân, đại biểu Phùng Văn Hùng (đoàn đại biểu tỉnh Cao Bằng) cho rằng, tổ chức cấp chính quyền phường hiện nay không thực sự phát huy được hiệu quả cao, thậm chí còn tạo nên một bộ máy cồng kềnh, làm chậm quá trình tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm lãng phí nguồn lực.
Vì thế, việc thí điểm không tổ chức HĐND tại các phường thuộc quận, thị xã của thành phố Hà Nội là phù hợp với Hiến pháp và pháp luật hiện hành, tất cả các quyền của nhân dân được bảo đảm đầy đủ.“Cá nhân tôi rất tin tưởng vào sự thành công của chủ trương này vì đây là chủ trương lớn của Đảng, đồng thời đây là ý nguyện của người dân Hà Nội. Hà Nội đã chủ động và sẵn sàng cho đổi mới, không có lý do gì mà Quốc hội không ủng hộ khi “ý Đảng, lòng dân” đã gặp nhau”-đại biểu Phùng Văn Hùng nêu quan điểm.
Cùng chung quan điểm với đại biểu tỉnh Cao Bằng, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình Nguyễn Ngọc Phương cho biết, việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND tại các phường thuộc quận, thị xã tại Thủ đô Hà Nội, là việc làm thể chế hóa kịp thời Kết luận của Bộ Chính trị, về đánh giá chính quyền đô thị Hà Nội và đây là một điểm cũng rất táo bạo, đổi mới để thực hiện Nghị quyết 18 của Quốc hội trong vấn đề tinh giản biên chế và sắp xếp lại tổ chức bộ máy.
“Việc thí điểm này đáp ứng với yêu cầu phát triển về trình độ đô thị hóa, hội nhập quốc tế ở tại Thủ đô Hà Nội. Yêu cầu trực tiếp đổi mới, cải cách bộ máy, tổ chức tinh gọn, giảm cấp trung gian, giảm thủ tục hành chính để phục vụ người dân, doanh nghiệp được tốt và hiệu lực hơn, hiệu quả hơn. Giảm được đầu mối thì dứt khoát là giảm bớt được tất cả các thủ tục cho người dân, doanh nghiệp, như vậy sẽ tạo chủ động cho Chính phủ và chính quyền thành phố Hà Nội trong việc chuẩn bị nhân sự và tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp cũng như tiến tới bầu cử HĐND các cấp ở thành phố Hà Nội”- đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nhấn mạnh.
Liên quan đến những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm là về cơ sở pháp lý, cơ sở chính trị để thông qua Nghị quyết, phát biểu trước Quốc hội, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc chia sẻ, yêu cầu xây dựng Đề án thí điểm bắt nguồn từ thực tiễn của Hà Nội. Bộ máy chính quyền của Thành phố Hà Nội hiện nay đang thực hiện theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương có 3 cấp đầy đủ là thành phố, quận, huyện, thị xã, phường và thị trấn. Trong khi đặc điểm khu vực đô thị là dân cư sống rất tập trung, mật độ dân cư cao nên hoàn toàn có thể giảm bớt một cấp chính quyền để giảm tầng nấc làm gọn nhẹ hệ thống hành chính và giúp cho các quyết định điều hành của UBND, Chủ tịch UBND thành phố, quận, huyện, thị xã đối với cơ quan hành chính cấp dưới nhanh hơn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn Thủ đô. Bên cạnh đó, những thách thức ngày càng tăng về đô thị hóa, hội nhập quốc tế, sự gia tăng dân số, áp lực về hạ tầng cơ sở, giao thông, môi trường, an ninh, trật tự đối với Thủ đô đòi hỏi có một cơ chế, chính sách hợp lý, cũng như mô hình quản lý phù hợp với đặc điểm của Thủ đô Hà Nội.
Đồng thời, với việc thực hiện đổi mới các cơ quan chuyên môn của thành phố và quận, thị xã, phù hợp với tính chất đô thị, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền giữa thành phố Hà Nội với các cơ quan chuyên môn và UBND quận, thị xã là phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong giai đoạn tới, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân Thủ đô là hết sức cần thiết và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của Hà Nội. Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội cũng cho biết, Đề án đã được thành phố chuẩn bị công phu, có tiếp thu, rút kinh nghiệm từ việc thực hiện Nghị quyết số 26 Quốc hội khóa XII năm 2008 của Quốc hội và có xây dựng lộ trình, từng bước thận trọng. Thành phố Hà Nội đã nghiên cứu kỹ lưỡng mọi tác động của đề án khi được triển khai thực hiện; rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của HĐND phường để đảm bảo khi thực hiện đề án quyền làm chủ của người dân không bị hạn chế. Đồng thời, rà soát lại phân cấp giữa trung ương với thành phố, giữa thành phố với quận, huyện, xã, phường, để tạo sự chủ động nhanh nhất trong điều hành hành chính của các cấp chính quyền.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Sự kiện 24/01/2025 10:16
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ
Sự kiện 21/01/2025 21:48
Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Sự kiện 21/01/2025 15:18
Hà Nội đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Sự kiện 21/01/2025 12:10
Hoàn thành nhiều công việc mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô
Sự kiện 21/01/2025 10:54
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ
Sự kiện 21/01/2025 09:20
Báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền định hướng lớn của Đảng về "kỷ nguyên mới"*
Sự kiện 20/01/2025 22:13