Khi trẻ bị ho: Tìm rõ căn nguyên để có hướng điều trị
Làm thế nào khi trẻ bị ho ban đêm | |
Sốt xuất huyết dễ nhầm với sốt siêu vi, viêm họng | |
Viêm họng mãn – biến chứng từ trào ngược dạ dày thực quản |
Nói về nguyên nhân gây ho ở trẻ, bác sĩ Khuyên cho rằng, thường gặp là do viêm mũi họng, chiếm 75% nguyên nhân gây ho, 20% là do bệnh lý của phổi như viêm phế quản, viêm phổi, dị vật đường hô hấp, hen phế quản, 5% còn lại là ho do trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ.
Bác sĩ Khuyên đưa ra ví dụ, khi trẻ ho do viêm mũi họng, ho thường xuất hiện vào ngày thứ 3 sau sốt, ho không nhiều, bên cạnh ho còn có chảy mũi, ngạt tắc mũi. Giai đoạn đầu có đờm trắng loãng sau đó đặc dần, tiếng ho lúc đầu nông ở họng, sau đó viêm lan dần xuống phế quản - phổi, tiếng ho nặng dần, thành cơn và sốt xuất hiện trở lại.
Với những trường hợp này, thầy thuốc sẽ sử dụng kháng sinh toàn thân, chống viêm, hạ sốt, loãng đờm, nhỏ mũi, súc họng. Bệnh diễn biến trong 7 đến 10 ngày sẽ hết nếu độc tố vi khuẩn không mạnh. Với trường hợp ho do dị ứng họng: Cảm giác xuất phát từ ngay cổ, ho thành từng cơn, trước khi ho có ngứa họng. Trẻ không sốt, nếu khai thác kỹ tiền sử có thể phát hiện được tiền sử dùng thức ăn hoặc đồ uống dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá, nhộng tằm…
Trẻ ho cần tìm căn nguyên để có hướng điều trị phù hợp |
Nếu ho do nguyên nhân này, thấy thuốc kê đơn cho trẻ các thuốc chống dị ứng. Ho sẽ giảm trong 3 – 5 ngày. Ho do viêm mũi họng do vi khuẩn hoặc dị ứng đều có thể sử dụng điều trị tại chỗ là khí dung (máy khí dung loại cho tai mũi họng – hạt khí dung to). Còn với nguyên nhân ho do các bệnh lý của phế quản và phổi, bác sĩ Khuyên lý giải, trường hợp trẻ ho cảm giác xuất phát sâu ở đường hô hấp dưới, tiếng ho nặng đờm, đờm thường vàng xanh, khi ho có thể bị tức ngực, khó thở. Trong trường hợp này nên đếm nhịp thở, đặc biệt là trẻ dưới 72 tháng. Nếu nhịp thở dưới 35 - 50 lần/phút (tùy theo độ tuổi của trẻ) có thể điều trị ngoại trú bằng kháng sinh, kháng viêm, loãng đờm, khí dung và vỗ rung. Nếu tần số thở nhanh hơn 35 - 50 lần/ phút, phải cho trẻ vào bệnh viện điều trị theo phác đồ viêm phổi.
Nếu do viêm phổi phế quản thì tùy mức độ mà có thể dùng thuốc tiêm hoặc uống, giãn phế quản. Nếu có viêm mũi họng sẽ điều trị viêm mũi họng kèm theo điều trị viêm phế quản – phổi. Trường hợp này nếu sử dụng khí dung phải sử dụng máy khí dung cho bệnh lý của phổi (hạt thuốc khí dung nhỏ); ho do trào ngược dạ dày – thực quản: Trẻ thường hay ho kèm theo nôn trớ. Ho thường theo cơn, hay ho khi nằm gọi là ho ngang. Trường hợp này thầy thuốc phải dùng thuốc chống trào ngược, giảm nhu động của dạ dày thực quản như nexium, motilium M, có thể kèm kháng sinh, chống dị ứng thế hệ 1 do có thêm tác dụng an thần (dịch acid của dạ dày kích ứng niêm mạc họng). Việc điều trị tiến hành từ 2 đến 4 tuần bệnh mới hết triệu chứng. Ho có thể tái phát nếu như chế độ ăn không hợp lý, quá nhiều đạm, trẻ vừa ăn vừa nô đùa. Thực hiện ăn ít, ăn nhiều bữa, để trẻ nằm đầu cao và không cho ăn vào ban đêm...
Theo bác sĩ Khuyên, nhiều phụ huynh đưa con đến bệnh viện khám vì ho, nhưng ít phụ huynh yêu cầu bác sĩ khám để biết căn nguyên ho của con hoặc khi các bác sĩ đã chẩn đoán bệnh, cũng ít phụ huynh hỏi bác sĩ về việc với tình trạng của con có nhất thiết phải sử dụng kháng sinh không? “Câu hỏi mà tôi được nghe nhiều từ phụ huynh: Bác sĩ ơi, bác khám cho con nhà cháu để dứt ho. Hay bác sĩ ơi, cho cháu thuốc kháng sinh để con cháu đỡ ho... Hoặc bác sĩ làm gì thì làm miễn là con cháu hết ho. Nguy hiểm hơn, nhiều phụ huynh khi được hỏi, họ còn cho biết con họ đã được sử dụng kháng sinh theo đơn thuốc nhà hàng xóm cho” – bác sĩ Khuyên cho biết thêm.
Từ thực tế trên, bác sĩ Khuyên cho rằng, phụ huynh không nên tự ý điều trị kháng sinh cho con, đặc biệt là tuyệt đối không được cho con sử dụng đơn thuốc của trẻ khác. Làm như vậy rất nguy hiểm vì mỗi trẻ khi có biểu hiện ho là thể hiện một tình trạng bệnh lý khác nhau, không thể thuốc của trẻ này uống khỏi mà đem áp dụng với trẻ khác được. Hơn nữa, cơ thể mỗi trẻ khác nhau, bệnh lý khác nhau... “Trên thực tế, bệnh viện Nhi Trung ương đã cấp cứu khá nhiều trường hợp và gần đây nhất là một bé trai 2 tuổi ở Nam Định. Khi trẻ có dấu hiệu ho, gia đình được hàng xóm mách cho đơn thuốc chữa ho hiệu quả. Ngay lập tức, bố mẹ cũng xin đơn thuốc và ra hiệu thuốc mua về cho con uống, khoảng 3 ngày sau cơn ho không thuyên giảm mà trẻ còn ho nặng hơn. Thấy vậy, gia đình tiếp tục đi mua gấp đôi và tự ý tăng liều cho trẻ uống. Ngay lập tức, trẻ có hiện tượng co giật, người tím tái... Nếu gia đình không kịp thời đưa trẻ đi cấp cứu thì đã nguy hiểm đến tính mạng trẻ” – bác sĩ Khuyên cảnh báo…
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47