--> -->

Khi những con đường, góc phố được “khoác áo mới”

Xuất phát từ tình yêu với nơi mình sinh sống, bằng sự sáng tạo, nhiều người dân Hà Nội đang biến những bức tường, con ngõ, khu phố thành nơi sạch đẹp, nên thơ. Bằng những việc làm cụ thể, những mô hình hay trong xây dựng đô thị văn minh, bảo vệ môi trường đang phát huy hiệu quả. Nhờ thế, cuộc sống của chính họ đang vui lên mỗi ngày.
‘Khoác áo mới’ cho dải phân cách tạo điểm nhấn đô thị “Khoác áo mới” cho phố cổ Hà Nội

Phế thải sinh hoạt thành tác phẩm nghệ thuật

Nằm bên bờ đê sông Hồng, cách xa trung tâm Thủ đô khoảng 15km, làng Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) mang đến cho bất kỳ ai ghé thăm một cảm giác bình yên với không khí thoáng đãng, những con ngõ đậm nét làng Việt xưa. Làng Liên Mạc vốn là tên gọi từ xa xưa của thôn Hoàng Liên (gồm Tổ dân phố Hoàng Liên 1, Tổ dân phố Hoàng Liên 2 và Tổ dân phố Hoàng Liên 3). Đến nay, tên gọi này vẫn được người dân nơi đây lưu giữ lại khi xây dựng cổng làng.

Khi những con đường, góc phố được “khoác áo mới”
Người dân làng Liên Mạc vui mừng khi những con đường, góc phố được khoác thêm áo mới. Ảnh: K.Tiến

Gần đây, nhiều người đến làng Liên Mạc đã phải ngạc nhiên vì những bức tường cũ được tô điểm bằng nhiều bức tranh nghệ thuật sống động. Người dân ở đây đã biến đường làng, ngõ xóm thành nơi “triển lãm tranh” với những bức họa bằng vật liệu tái chế đẹp mắt.Hơn 200 mét đường làng là những bức tranh đầy tính nghệ thuật độc đáo. Những tác phẩm này được ghép lại từ những mảnh vỡ chai, lọ... tưởng chừng như vô dụng. Đặc biệt, mỗi bức tranh đều mang “thông điệp” riêng, cũng là nơi gửi gắm tình cảm, gợi nhớ kỉ niệm của người dân làng Liên Mạc như: Hình ảnh của làng xóm, ruộng đồng, hình ảnh con trâu…

Ông Nguyễn Kế Hiền - Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ dân phố Hoàng Liên 2 cho biết, để làm đẹp cho quê hương, trước đây chúng tôi đã có ý tưởng về việc làm tranh bích họa tại các con đường của Tổ dân phố. Tuy nhiên, sau đó một số người dân lại đưa ra ý kiến về việc hiện nay trên địa bàn có rất nhiều hộ gia đình sau khi xây nhà xong rác thải xây dựng rất nhiều, chi bằng tận dụng những đồ thừa này để làm nên những bức tranh nghệ thuật. “Sau đó, người dân đã chuyển hướng từ tranh bích họa thành con đường nghệ thuật từ những vật liệu bỏ đi. Người này truyền tai người kia về thông điệp bảo vệ môi trường. Từ đó, phong trào ngày càng lan tỏa đến mọi người”, ông Hiền cho biết.

Chị Nguyễn Thị Hiên (người dân trong làng Liên Mạc) là một trong số những người đầu tiên và tích cực nhất trong việc “biến vật liệu phế thải” thành con đường nghệ thuật như hiện nay. Chị chia sẻ, những ngày đầu tuyên truyền ý tưởng độc đáo này đã khiến không ít người hoài nghi về mức độ rủi ro. Tuy nhiên, điều đó đã không khiến chị nhụt chí. Thời điểm ban đầu chị cùng với một số người dân đi từng nhà, từng xóm để xin những mảnh bát đĩa, chai lọ rồi lại tuyên truyền ý tưởng của mình tới mọi người.Thời gian sau đó, đã có không ít người dân tự chở vật liệu phế thải tới nhà chị Hiên và tham gia vào việc triển khai ý tưởng này.

Sau khi gom được một lượng lớn vật liệu như gạch, ngói, bát, đĩa vỡ… chị Hiên đã cùng mọi người tạo lên những tác phẩm đầu tiên là bức tranh được ghép chữ “Làng Liên Mạc”. Nói về tác phẩm đầu tiên, chị Hiên không ngần ngại chia sẻ: “Khi chúng tôi bắt đầu làm thì cũng chưa ai có kinh nghiệm trong việc này cả. Từ những việc nhỏ nhất như thu gom phế liệu, tập kết cho đến việc cưa, mài, lau chùi…thì chúng tôi đều phải tìm hiểu trên mạng và nghĩ ra cách để triển khai. Sau khi gắn xong bức tranh đầu tiên, tuy hơi xấu xí, mấp mô nhưng nó là thành quả vất vả của nhiều người tạo nên, tôi cảm thấy rất vui”.

Ngay sau những bức tranh đầu tiên được hoàn thiện, ý tưởng độc đáo đã nhanh chóng được lan rộng và được mọi người dân trong làng Liên Mạc ủng hộ. Từ người già đến trẻ em cũng đều hăng hái tham gia, mỗi người một công đoạn. Bên cạnh đó, được sự ủng hộ của Công ty Mỹ thuật Liên Vũ phác họa những nét cơ bản cho các bức tranh trên tường, nên những lúc rỗi rãi thứ 7, chủ nhật, thậm chí buổi tối bà con cũng tranh thủ thắp điện để hoàn thiện.

Ông Nguyễn Văn Thọ (56 tuổi), người dân làng Liên Mạc chia sẻ: Thấy tường nhà mình cũng như tường quanh làng ẩm mốc, vừa mất mỹ quan, ảnh hưởng đến môi trường, mọi người đã cùng nhau bàn bạc cải tạo cho đường làng ngõ xóm thêm xanh, sạch, đẹp. Từ khi có con đường nghệ thuật này, bà con rất phấn khởi và tự hào, bởi tự mình đã tô điểm thêm nét đẹp cho quê hương. “Con đường vừa giải quyết được rác thải vừa lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường. Người dân chúng tôi mong muốn con đường này sẽ được nối dài, trải rộng mãi để tô điểm thêm cho đường làng ngõ xóm thêm sạch, đẹp”, ông Thọ bày tỏ.

Lan tỏa thông điệp từ sự chung tay của cộng đồng

Có thể thấy, việc hoàn thành con đường nghệ thuật tại Liên Mạc là minh chứng cho sự đồng lòng, chung sức của cả cộng đồng. Ngoài mục đích làm đẹp cho không gian sống, việc hình thành nên con đường còn mang ý nghĩa tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trong làng. Bí thư Chi bộ - Tổ trưởng Tổ dân phố Hoàng Liên 2 Nguyễn Kế Hiền cho biết, trong thời gian tới, địa phương cũng đã có ý tưởng sẽ cải tạo khắp các con ngõ của cả ba tổ dân phố thôn Hoàng Liên. “Dự án này hết sức ý nghĩa, phát huy trách nhiệm, ý thức của từng người dân, hộ gia đình trong việc gìn giữ cảnh quan, bảo vệ môi trường cộng đồng. Đường phố đẹp khiến người dân không nỡ để rác bừa bãi”, ông Hiền thông tin.

Ngoài ra, để giữ cho tổ dân phố tại địa bàn cư trú luôn đáp ứng các tiêu chí: Xanh - sạch - đẹp, nhiều mô hình hay, sáng tạo cũng đã được phát triển và duy trì. Thời gian qua, Liên Mạc cũng đã có sự thay đổi đáng kể trong bộ mặt đô thị. Cụ thể, việc duy trì vệ sinh môi trường, kiến tạo sân chơi xanh cũng được các cấp chính quyền và người dân nơi đây quan tâm. Người dân rất tích cực tổng vệ sinh, dọn dẹp, trang trí đường, ngõ thêm sạch, đẹp, đặc biệt là trồng và bảo vệ cây xanh. “Công tác tuyên truyền, mà chủ yếu là vận động người dân tham gia vào việc trồng và bảo vệ cây xanh, vườn hoa cũng đã phát huy được hiệu quả. Từ 1 người, rồi 2 người, rồi 3 người, đến nay, hầu hết người dân đã nhiệt tình tham gia”, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ dân phố Hoàng Liên 2 chia sẻ.

Không chỉ ở Liên Mạc, mà rất nhiều địa phương khác ở Hà Nội, việc xây dựng đô thị văn minh cũng đã huy động được sức mạnh tập thể. Ví dụ, tại ngõ Ao Dài, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, những bức tranh bích họa đầy màu sắc đã được sáng tạo để thay thế màu tường cũ kĩ, đơn điệu, nhằm làm đẹp phố phường. Hay tại ngõ 342 đường Khương Đình (quận Thanh Xuân), sau khi bị ảnh hưởng từ vụ cháy tại Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông cách đây gần 2 năm, những bức tường nơi đây đã trở thành nơi... dán tờ rơi quảng cáo, tập trung rác thải. Thế nhưng gần đây, bức tường dài 86m, cao 2,7m ấy đã mang một diện mạo mới bởi ý tưởng sáng tạo của các đoàn viên, thanh niên và người dân trong phường.

Có thể thấy, việc người dân đồng thuận để cùng nhau trang hoàng ngõ, xóm, xây dựng văn minh đô thị ở nhiều nơi là minh chứng rõ nét cho hiệu quả của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đang hiện hữu ở Hà Nội. Nhờ sự đồng lòng của người dân, Thủ đô đang dần trở nên sáng, đẹp, văn minh hơn. /.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát triển kinh tế bằng đồng vốn nghĩa tình

Phát triển kinh tế bằng đồng vốn nghĩa tình

Với thủ tục vay đơn giản, lãi suất thấp, giải ngân nhanh chóng, thời gian qua, những đồng vốn nghĩa tình từ Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) đã thực sự trở thành điểm tựa tin cậy, mang lại cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ Thủ đô.
Xã Suối Hai cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414:  Mở đường để đưa du lịch sinh thái cất cánh

Xã Suối Hai cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414: Mở đường để đưa du lịch sinh thái cất cánh

Xã Suối Hai cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414, thêm cơ hội phát triển du lịch
Phường Tây Mỗ: Thăm, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu

Phường Tây Mỗ: Thăm, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Tây Mỗ đã tổ chức các đoàn công tác đi thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn.
Nghệ An di dời hàng chục hộ dân khỏi vùng sạt lở

Nghệ An di dời hàng chục hộ dân khỏi vùng sạt lở

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở miền núi Nghệ An đứng trước nguy cơ sạt lở, chính quyền địa phương phải di dời người dân đến nơi an toàn.
Lãnh đạo phường Xuân Đỉnh thăm và tặng quà người có công, gia đình chính sách

Lãnh đạo phường Xuân Đỉnh thăm và tặng quà người có công, gia đình chính sách

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/71947 - 27/7/2025), ngày 21/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Xuân Đỉnh tổ chức các đoàn lãnh đạo đi thăm, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp xúc cử tri tại 3 phường Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Yên Hòa

Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp xúc cử tri tại 3 phường Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Yên Hòa

Ngày 22/7, tổ đại biểu số 6, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã có buổi tiếp xúc cử tri các phường Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Yên Hòa sau Kỳ họp thường lệ giữa năm 2025.
Mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025 - 2027

Mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025 - 2027

Theo Nghị quyết số 89/2025/UBTVQH15, mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội bình quân giai đoạn 2025 - 2027 tối đa 1,28% dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm xã hội) được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội.

Tin khác

Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Giữa dòng chảy không ngừng của thời gian, Hà Nội vẫn giữ cho mình vẻ đẹp riêng vừa cổ kính, trầm mặc, lại vừa sôi động, hiện đại. Nơi đây không chỉ là Thủ đô ngàn năm văn hiến, mà còn là điểm hẹn của ký ức, của văn hóa, của những trái tim yêu khám phá. Mỗi bước chân du khách đến Hà Nội là một hành trình riêng để cảm nhận và thấu hiểu vẻ đẹp của mảnh đất và con người nơi đây. Trong mắt họ, Hà Nội hiện lên như thế nào? Điều gì khiến họ yêu, ấn tượng, hoặc bất ngờ? Hãy cùng chúng tôi lắng nghe những chia sẻ chân thật, những ấn tượng và câu chuyện nhỏ đầy cảm xúc từ những du khách đã và đang trải nghiệm Hà Nội theo cách của riêng mình.
Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới

Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới

Xã Thanh Trì mới ra đời, mang trong mình sứ mệnh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính phía Nam Thủ đô Hà Nội. Hình thành từ sự hợp nhất nhiều đơn vị hành chính, Thanh Trì không chỉ rộng lớn về diện tích mà còn giàu về truyền thống, đa dạng về bản sắc và tràn đầy tiềm năng phát triển.
Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Đến thời điểm hiện tại, công trình đập dâng tại Cầu Quang, 1 trong 3 đập dâng trên sông Tô Lịch đã hoàn thành cơ bản phần xây lắp với thiết kế ấn tượng.
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạc ồn ào của đô thị, như nét chấm phá trầm mặc giữa bức tranh rực rỡ sắc màu hiện đại.
Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Mỗi khi mùa sen nở, bên những hồ nước Tây Hồ phẳng lặng, lại thấp thoáng hình bóng những người nghệ nhân lặng lẽ gom từng hạt hương sắc của mùa hạ. Không máy móc, không dây chuyền, chỉ có đôi bàn tay khéo léo, khứu giác tinh tế và những bí quyết được giữ gìn qua nhiều thế hệ. Trà sen Tây Hồ vì thế trở thành một lát cắt tinh tế trong bức tranh văn hóa Hà Nội ngàn năm.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Có những con người, dù cuộc sống mang đến bao nhiêu thử thách, bão giông, vẫn kiên cường bước tiếp, dùng ngòi bút như ánh đuốc soi đường, thắp lên hy vọng giữa những ngày đen tối nhất. Nguyễn Văn Học chính là một trong số đó - người viết không chỉ bằng lý trí mà còn bằng cả trái tim rung động trước những cảnh đời khốn khổ, trước những mảng xanh ngỡ như mỏng manh, dễ vỡ.
Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội đã triển khai hiệu quả mô hình di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn gắn với thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, qua đó góp phần tạo sự văn minh trong ứng xử đối với người quản lý di tích cũng như người dân, du khách.
Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phong trào thi đua yêu nước có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động cách mạng. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện các Chỉ thị về thi đua yêu nước của Đảng, phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng của thành phố Hà Nội nhiều năm qua đã có nhiều đổi mới.
Giữ hồn di sản cho muôn đời sau

Giữ hồn di sản cho muôn đời sau

Kinh thành Thăng Long xưa, nay là Thủ đô Hà Nội, vốn là mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ, kết tinh những tinh hoa văn hóa trong suốt chặng đường dựng nước, giữ nước của dân tộc. Ngàn năm qua, biết bao mồ hôi, xương máu của ông cha đã đổ xuống nơi đây, chốn định đô muôn đời mang trong mình biết bao di sản đô thị vô giá mà hôm nay chúng ta thừa hưởng. Giờ đây, mảnh đất này lại là nhân chứng trong bước chuyển mình của dân tộc, gánh vác trách nhiệm “giàu có, hiện đại” nhưng vẫn phải cân bằng với khối “tài nguyên văn hóa - lịch sử” sâu và nặng.
Tái thiết Hà Nội từ những “tài nguyên ngủ quên”

Tái thiết Hà Nội từ những “tài nguyên ngủ quên”

Giữa nhịp phát triển hiện đại của Thủ đô, vẫn còn đó hàng nghìn di tích, công trình cũ và cơ sở công nghiệp chưa được khai thác đúng mức, những “nguyên liệu thô” mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa. Nếu được quy hoạch và sử dụng hợp lý, đây sẽ là nền tảng quý giá cho quá trình tái thiết đô thị gắn với bảo tồn và sáng tạo.
Xem thêm
Phiên bản di động