Khi nghệ thuật bị bóp méo thành công cụ tạo drama
Sử dụng nhạc chế: Bóp méo nghệ thuật, vi phạm bản quyền Live Stream có đang biến tướng? |
Thay vì là phương tiện nuôi dưỡng tâm hồn, ca khúc này lại chứa đựng những câu từ đầy tính đe dọa và bạo lực "có ngày tao tát cho một phát là đi vào viện răng - hàm - mặt" hay "răng môi mày lẫn lộn trộn vào với nhau".
Thành công thương mại với 23 triệu lượt xem trong 12 ngày ra mắt, phản ánh một thực tế đáng lo ngại khi giới trẻ hấp thụ những nội dung kích động hận thù mà không nhận thức được ảnh hưởng tiêu cực của chúng.
![]() |
ViruSs và Pháo, hai nhân vật trở thành tâm điểm chú ý thời gian qua. |
Sự việc càng trở nên phức tạp khi rapper Pháo và streamer ViruSs tổ chức buổi livestream "đối chất" thu hút tới 4 triệu người xem trực tiếp. Đằng sau vẻ ngoài của một câu chuyện tình cảm rạn nứt phải chăng là một chiến lược truyền thông được tính toán kỹ lưỡng.
Trao đổi với phóng viên Lao động Thủ đô, Tiến sĩ Lê Thị Việt Hà, giảng viên Bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhận định: "Trong những ngày vừa qua, cộng đồng mạng được dịp 'hóng drama' của một nhân vật được gọi là Viruss với những câu chuyện 'giải trình' tình cảm liên quan đến các cô gái. Chưa biết ai đúng, ai sai, tin giả, tin thật thế nào, nhưng nhân vật này đã kiếm được vài trăm triệu qua một phiên livestream".
Mô hình này không mới nhưng đang trở nên phổ biến đáng báo động, tạo ra tranh cãi, kích động cộng đồng mạng đối đầu, sau đó khai thác sự chú ý này để thu lợi. Những giá trị văn hóa bị đánh đổi lấy lượt view, trong khi người hâm mộ - đặc biệt là giới trẻ - vô tình trở thành "con mồi" trong canh bạc truyền thông này.
Việc tạo drama để thu hút người xem, tác hại có thể không trực tiếp đến túi tiền người tiêu dùng, nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến văn hóa và giá trị xã hội. Việc tạo ra những drama không theo thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, có thể gây ra những hình ảnh xấu trong lối sống của giới trẻ. Đặc biệt, với sức ảnh hưởng lớn của những người nổi tiếng, hành vi này có thể khiến giới trẻ xem việc tạo drama, thậm chí là nói dối để thu hút sự chú ý là điều bình thường.
Khi những hành vi thiếu chuẩn mực được "đóng gói" trong hình thức nghệ thuật và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ, chúng dần được chuẩn hóa trong nhận thức của thế hệ trẻ. Đây chính là mối nguy hiểm lâu dài mà "văn hóa drama" gây ra - một thế hệ có thể chấp nhận sự giả dối, bạo lực ngôn từ và xúc phạm cá nhân như một phần bình thường của đời sống xã hội.
Tiến sĩ Lê Thị Việt Hà cũng chỉ ra rằng "drama" vô hình trung là mảnh đất màu mỡ cho những người bán hàng online và đặc biệt là những người nổi tiếng, khi họ tận dụng chính sự nổi tiếng của mình để "tạo drama" cho người khác "hít, hóng drama", qua đó thúc đẩy công việc bán hàng, tạo thu nhập "khủng".
"Dù quảng cáo drama gì thì điều cần thiết vẫn phải là tuân thủ pháp luật, hài hòa với thuần phong mĩ tục của dân tộc, cũng như không làm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của bạn. Những ồn ào trong phiên livestream ViruSs, Pháo không chỉ gây phản cảm mà còn có dấu hiệu vi phạm Nghị định 147/2024/NĐ-CP về hoạt động livestream và xác thực tài khoản. Vụ việc này cũng đã được các cơ quan chức năng vào cuộc và sớm có câu trả lời", Tiến sĩ Lê Thị Việt Hà nói.
Sự thành công của những nội dung như "Sự nghiệp chướng" đang tạo ra một tiền lệ nguy hiểm. Khi những thông điệp tiêu cực được tôn vinh và thưởng thức rộng rãi, chúng dần trở thành chuẩn mực mới trong nhận thức của công chúng.
Hiện tượng này không chỉ đe dọa đến sự lành mạnh của không gian văn hóa mà còn phản ánh tình trạng suy thoái giá trị trong xã hội. Khi ranh giới giữa nghệ thuật và "trò lố" bị xóa nhòa, những tác phẩm đích thực mang tính nhân văn và giá trị thẩm mỹ cao sẽ ngày càng khó tìm được chỗ đứng.
Tiến sĩ Lê Thị Việt Hà kết luận: "Đã đến lúc công chúng, giới chuyên môn và các nhà quản lý văn hóa cần nhận thức rõ ràng hơn về trách nhiệm của mình trong việc định hướng và bảo vệ giá trị nghệ thuật chân chính, trả lại cho âm nhạc vai trò cao quý vốn có của nó.
Bên cạnh đó, trong kinh doanh, không thể phủ nhận lợi nhuận là mục tiêu tối cao. Tuy nhiên, yếu tố văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh cũng là điều hết sức quan trọng để phát triển doanh nghiệp, nhãn hiệu bền vững.
Dù quảng cáo drama gì thì điều cần thiết vẫn phải là tuân thủ pháp luật, hài hòa với thuần phong mĩ tục của dân tộc, cũng như không làm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của bạn. Nếu hình ảnh thương hiệu của bạn được khán giả biết đến một cách quá tiêu cực thì rất dễ khiến người mua phẫn nộ và bỏ qua sản phẩm của bạn sau này cho dù bạn là hoa hậu hay sứ giả từ thiện".
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Quận Tây Hồ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị

Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

412 trường học Hà Nội được nhận bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia

Đảng bộ LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Tin khác

“Em xinh say hi”, show âm nhạc dành cho nghệ sĩ nữ
Âm nhạc 01/04/2025 20:29

Concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiếp tục ra Bắc vào tháng 6 tới
Âm nhạc 24/03/2025 10:47

Hàng chục nghìn khán giả bùng nổ cùng “Anh Trai Say Hi", Vạn Phúc City khẳng định trung tâm mới
Âm nhạc 22/03/2025 15:42

Thăng hoa cảm xúc cùng những kiệt tác âm nhạc cổ điển và lãng mạn
Âm nhạc 21/03/2025 20:49

Điều gì đặc biệt đưa Vạn Phúc City thành điểm đến tổ chức 2 đêm Concert “Anh Trai Say Hi”?
Âm nhạc 17/03/2025 15:49

Oscar 2025: "Anora" đại thắng với 5 tượng vàng
Âm nhạc 03/03/2025 13:37

Thí sinh đoạt giải Đặc biệt Tiếng hát Hà Nội nhận thưởng “khủng”
Âm nhạc 27/02/2025 21:01

Giang Trang - Cô gái Hà Nội thản nhiên hát giữa cuộc đời với nhạc Trịnh
Âm nhạc 18/02/2025 18:35

Đức Phúc kết hợp Hoa hậu Thanh Thủy trong MV Valentine ngọt ngào
Âm nhạc 12/02/2025 09:14

40 năm chờ đợi cho một "Giấc mơ Sol"
Âm nhạc 11/01/2025 06:57