--> -->

Khi Đảng gần dân - Kỳ 1: Những cán bộ “nhiều vai”

Tại Hà Nội, những năm qua, việc triển khai thực hiện chủ trương Bí thư Chi bộ đồng thời là Trưởng thôn, bản, khu phố, hoặc Bí thư Chi bộ đồng thời là Trưởng ban công tác Mặt trận, thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử” đã phát huy hiệu quả. Theo đó, đã có nhiều hiệu quả từ sự đổi mới về tư duy, thống nhất trong hành động của cả hệ thống chính trị. Đồng thời, thể hiện niềm tin của nhân dân đối với Đảng ngay từ cơ sở.
Hà Nội: Cán bộ, công chức nghỉ Tết âm lịch 7 ngày Hơn 1,4 triệu cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII) Đồng Nai: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Yêu cầu từ thực tiễn

Ở khu dân cư, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, bản, khu phố, Trưởng ban công tác Mặt trận là những người gần dân, sát dân, là cánh tay nối dài của các cấp ủy đảng, chính quyền. Những năm qua, việc những cán bộ ở cơ sở đóng “nhiều vai” đã và đang phát huy được hiệu quả, nâng cao năng lực, vai trò, tác động trực tiếp đến kết quả thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội và xây dựng khối đại đoàn kết ở địa phương.

Những năm qua, thực hiện Kế hoạch số 109-KH/TU về “Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống chính trị trên địa bàn dân cư theo Đề án số 06-ĐA/TU ngày 24/9/2013 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội” và Đề án số 09-ĐA/TU ngày 23/11/2018 về “Thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XII)”, trên địa bàn Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đã tích cực triển khai.

Khi Đảng gần dân - Kỳ 1: Những cán bộ “nhiều vai”
Ở khu dân cư, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, bản, khu phố, Trưởng ban công tác Mặt trận là những người gần dân, sát dân, là cánh tay nối dài của các cấp ủy đảng, chính quyền.

Theo Kế hoạch số 109-KH/TU, Thành ủy Hà Nội phấn đấu khắc phục tình trạng thôn, Tổ dân phố chưa có tổ chức Đảng trong năm 2019; đồng thời phấn đấu đến năm 2023, có từ 95% Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố trở lên là đảng viên và ít nhất 50% thôn, Tổ dân phố thực hiện mô hình Bí thư Chi bộ thôn, Tổ dân phố đồng thời là Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố.

Thành phố cũng đã rà soát sắp xếp các thôn, Tổ dân phố theo quy định gắn với hoàn thiện hệ thống chính trị ở địa bàn dân cư đồng bộ theo mô hình của Đề án số 06-ĐA/TU ngày 24/9/2013 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Kiện toàn, sắp xếp tổ chức Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn dân cư, tổ dân phố, thôn, xóm ở xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội”.

Thực tế cho thấy việc nhất thể hóa Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc Trưởng ban công tác Mặt trận đã giúp tinh gọn bộ máy, giảm được các chức danh bán chuyên trách ở cơ sở và công việc tập trung tại một đầu mối dễ cho việc triển khai, thực hiện. Nhờ lựa chọn được những người có năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, năng động, dám nghĩ, dám làm, tâm huyết với nhiệm vụ và có uy tín cao trong nhân dân nên đã phát huy được hiệu quả công tác.

Hiệu quả được khẳng định

Được “Dân tin, Đảng cử”, đã nhiều năm nay, bà Vũ Thị Thanh Bình đảm nhiệm vai trò là Bí thư Chi bộ Khu dân cư số 11 kiêm Tổ trưởng Tổ dân phố số 27 (phường Láng Thượng, quận Đống Đa). Để làm tròn vai trò Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng Tổ dân phố ở địa bàn dân cư có yêu cầu cao về tình hình chính trị, phát triển thương mại dịch vụ, theo bà Bình, phải thật sự là người của Đảng, của dân, là trung tâm đoàn kết.

“Những công việc ở cơ sở thì đa hình, đa dạng, không kể giờ giấc, bất cứ lúc nào việc đến là phải giải quyết. Người dân tin tưởng mình lên thì mình phải đáp lại lòng tin giải quyết thỏa đáng việc của dân. Không để xảy ra những vướng mắc giữa hàng xóm với nhau rồi giữa khu dân cư này với khu dân cư khác. Từ khi tôi làm đến nay là chưa có một vấn đề gì cấp trên phê bình. Nói chung công việc giải quyết ổn thỏa”, bà Vũ Thị Thanh Bình cho biết.

Khi Đảng gần dân - Kỳ 1: Những cán bộ “nhiều vai”
Để làm tròn vai trò Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng Tổ dân phố ở địa bàn dân cư có yêu cầu cao về tình hình chính trị, phát triển thương mại dịch vụ, theo bà Bình, phải thật sự là người của Đảng, của dân, là trung tâm đoàn kết.

Trong đó, bà Bình đặc biệt quan tâm tới triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Bà tập trung tuyên truyền, vận động bà con khu dân cư giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện tuyến đường xanh - sạch, tạo nếp sống văn minh, không gian sạch đẹp.

Từ nhiều năm nay, vào mỗi sáng thứ bảy hằng tuần, bà Vũ Thị Thanh Bình thường cùng các cán bộ khu dân cư tới từng gia đình vận động nhân dân quét dọn ngõ, phố, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. “Mưa dầm thấm lâu”, đến nay, phong trào vệ sinh môi trường đã lan tỏa sâu rộng, trở thành nền nếp trong khu dân cư, ngày càng nhiều người dân tự giác dọn vệ sinh hằng ngày quanh nhà, quanh ngõ, phố nơi mình sinh sống.

Trước thực tế một số hộ kinh doanh hàng ăn đun nấu bằng bếp than tổ ong, gây ô nhiễm môi trường, nhiều năm trước, bà Bình tích cực tuyên truyền, vận động, chỉ rõ tác hại của việc sử dụng loại bếp này. Đến nay, việc đun nấu bằng bếp than tổ ong tại địa bàn cơ bản chấm dứt.

Hưởng ứng phong trào xây dựng nếp sống văn minh, bà Bình cùng các đoàn thể của khu dân cư đã vận động nhân dân đóng góp xây dựng, sửa sang lại Nhà văn hóa. Nhiều năm trước, Khu dân cư 11 đã có Nhà văn hóa song xuống cấp, không thuận tiện cho hoạt động của người dân, các đoàn thể...

Nhận thấy việc cải tạo, sửa chữa Nhà văn hóa là nhu cầu bức thiết của nhân dân, bà Bình đã bàn với cấp ủy, cán bộ khu dân cư, thống nhất chủ trương, sau đó vận động các cơ quan, đơn vị, cá nhân trên địa bàn đóng góp được hơn 200 triệu đồng để cải tạo, nâng cấp và mua sắm thiết bị cho Nhà văn hóa. Sau một thời gian sửa chữa, giữa năm 2017, Nhà văn hóa Khu dân cư 11 với diện tích gần 100m2 đã hoàn thành, hệ thống trang thiết bị cũng được đầu tư, giúp người dân có nơi sinh hoạt ổn định, tạo sự đoàn kết, gắn bó.

Khi Đảng gần dân - Kỳ 1: Những cán bộ “nhiều vai”
Việc xây dựng nếp sống văn minh, vệ sinh môi trường sạch, đẹp luôn được người dân Khu dân cư 11 phường Láng Thượng chú trọng.

Tương tự, tại Tổ dân phố số 7 (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ), những năm qua, ông Quách Ngọc Phong làm Bí thư Chi bộ, sau này, thực hiện Đề án 06 của Thành ủy Hà Nội về việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn dân cư, tổ dân phố, thôn, xóm ở xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội, ông kiêm thêm chức danh Trưởng ban công tác Mặt trận của Tổ dân phố.

Bám sát sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường, ông Phong đã tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân nêu cao tinh thần trách nhiệm để thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương. Ban công tác Mặt trận với 9 thành viên tích cực cùng các ban, ngành tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện các phong trào, cuộc vận động do Mặt trận các cấp phát động.

Tổ dân phố số 7 phường Phú Thượng có 300 hộ gia đình, 1.200 nhân khẩu. Địa bàn không có hộ nghèo, cận nghèo, không có tệ nạn xã hội, bà con sống đoàn kết tình cảm là điều kiện thuận lợi cho Ban công tác Mặt trận trong việc tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thấm nhuần phương châm: “Người cán bộ Mặt trận phải óc nghĩ, tai nghe, mắt trông, chân đi, miệng nói tay làm”, ông Phong luôn có mặt ở từng ngõ phố để nắm tình hình nhân dân. Sâu sát với bà con nên Tổ dân phố số 7 đã thành công khi tuyên truyền, vận động nhân dân đóng các loại quỹ được trên 50 triệu đồng; đóng góp gần 30 triệu đồng cho tổ dân phố mua âm ly loa đài, 19 triệu đồng tôn tạo sân chơi, mua 3 máy thể thao ngoài trời, làm 6 cổng chào văn hóa tại các ngõ; xây dựng thành công 3 tuyến ngõ văn minh đô thị, làm tốt công tác vệ sinh môi trường, giữ gìn an ninh, trật tự.

Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Tổ dân phố số 7 có 99,9% hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, 100% đám tang thực hiện hỏa táng... Ban công tác Mặt trận khu dân cư cùng tổ hòa giải đã hòa giải thành công nhiều vụ việc, kết hợp với tổ dân vận vận động bà con tham gia các mô hình dân vận khéo, giải quyết nhiều vấn đề bức xúc trong nhân dân.

(Còn nữa)

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm

Hà Nội thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm

Phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp là nhiệm vụ được thành phố Hà Nội luôn coi trọng. Chính vì thế, thời gian qua, Thành phố đã, đang và sẽ tiếp tục chú trọng thực hiện nhiều giải pháp như: Đẩy mạnh kết nối cung cầu lao động, tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm, tăng cường cho vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, quan tâm xuất khẩu lao động… để thúc đẩy tạo việc làm hiệu quả.
Mạnh tay xử lý xe 3 gác, 4 bánh tự chế tại TP.HCM

Mạnh tay xử lý xe 3 gác, 4 bánh tự chế tại TP.HCM

Tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thời gian qua, các phương tiện xe 3 gác, 4 bánh tự chế vẫn vô tư lưu thông bất kể ngày đêm, trên hầu khắp các tuyến đường, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT) rất cao.
Thủ tướng: Quảng Trị cần phát huy khác biệt “không nơi nào có được”, vươn lên mạnh mẽ hơn

Thủ tướng: Quảng Trị cần phát huy khác biệt “không nơi nào có được”, vươn lên mạnh mẽ hơn

Ngày 27/7, trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị về kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết các kiến nghị, đề xuất, tạo điều kiện, động lực cho Quảng Trị phát triển bứt phá.
Tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La

Tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 123/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ trong thời gian tới.
Mỹ Linh, Văn Mai Hương và dàn sao hội tụ trong đêm nhạc tri ân Công an Hà Nội

Mỹ Linh, Văn Mai Hương và dàn sao hội tụ trong đêm nhạc tri ân Công an Hà Nội

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Công an Thủ đô viết tiếp bản hùng ca" sẽ là điểm nhấn kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân, 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Với sự góp mặt của Mỹ Linh, Văn Mai Hương cùng nhiều nghệ sĩ gạo cội như NSND Thái Bảo, NSND Việt Thắng và các tài năng trẻ, chương trình hứa hẹn mang đến một không gian nghệ thuật bùng nổ, tri ân sâu sắc những cống hiến thầm lặng của lực lượng Công an Hà Nội.
Canh giấc ngủ cho các anh trong lòng đất mẹ

Canh giấc ngủ cho các anh trong lòng đất mẹ

Giữa miền đất lặng im, nơi cỏ non mơn mởn phủ kín những hàng bia mộ xếp thẳng tắp, có những con người vẫn ngày ngày lặng lẽ bước qua từng phần mộ, nhổ từng nhành cỏ dại, thắp nén hương thơm và dõi theo từng đổi thay của đất trời. Họ không chỉ làm công việc quản trang đơn thuần, họ đang canh giấc ngủ cho các anh, những người đã ngã xuống cho hòa bình, đang yên nghỉ trong lòng đất mẹ. Không tiếng khua chiêng, chẳng ánh đèn sân khấu, công việc của họ âm thầm nhưng thấm đẫm nghĩa tình, như một sự tiếp nối của tình đồng đội, như một lời hứa lặng im với những người đã không trở về.
Bộ đội cụ Hồ chung tay xây dựng Thủ đô

Bộ đội cụ Hồ chung tay xây dựng Thủ đô

Dẫu đã rời xa chiến trường, những cựu chiến binh Hà Nội vẫn không ngơi nghỉ hành trình cống hiến. Trở về với đời thường, họ tiếp tục phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, gương mẫu tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự và lan tỏa lối sống văn minh. Chính họ, những “chiến sĩ thời bình” đang góp phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững và hiện đại của Thủ đô hôm nay.

Tin khác

Canh giấc ngủ cho các anh trong lòng đất mẹ

Canh giấc ngủ cho các anh trong lòng đất mẹ

Giữa miền đất lặng im, nơi cỏ non mơn mởn phủ kín những hàng bia mộ xếp thẳng tắp, có những con người vẫn ngày ngày lặng lẽ bước qua từng phần mộ, nhổ từng nhành cỏ dại, thắp nén hương thơm và dõi theo từng đổi thay của đất trời. Họ không chỉ làm công việc quản trang đơn thuần, họ đang canh giấc ngủ cho các anh, những người đã ngã xuống cho hòa bình, đang yên nghỉ trong lòng đất mẹ. Không tiếng khua chiêng, chẳng ánh đèn sân khấu, công việc của họ âm thầm nhưng thấm đẫm nghĩa tình, như một sự tiếp nối của tình đồng đội, như một lời hứa lặng im với những người đã không trở về.
Bộ đội cụ Hồ chung tay xây dựng Thủ đô

Bộ đội cụ Hồ chung tay xây dựng Thủ đô

Dẫu đã rời xa chiến trường, những cựu chiến binh Hà Nội vẫn không ngơi nghỉ hành trình cống hiến. Trở về với đời thường, họ tiếp tục phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, gương mẫu tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự và lan tỏa lối sống văn minh. Chính họ, những “chiến sĩ thời bình” đang góp phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững và hiện đại của Thủ đô hôm nay.
Công an xã Phú Xuyên cấp Căn cước công dân tại nhà cho người có công

Công an xã Phú Xuyên cấp Căn cước công dân tại nhà cho người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Công an xã Phú Xuyên đã tổ chức hoạt động cấp Căn cước công dân lưu động cho Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Chải (sinh năm 1930) và các cựu chiến binh đang sinh sống trên địa bàn xã. Đây là hoạt động thiết thực, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân sâu sắc những người đã hy sinh, cống hiến vì độc lập, tự do của dân tộc.
Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ trong bối cảnh thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp, xã Thượng Phúc đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân thiết thực, thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền đối với người có công, lan tỏa hình ảnh chính quyền gần dân, vì dân.
Hà Nội: Vun bồi truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Vun bồi truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Hà Nội: Đồng loạt thắp nến tri ân các anh hùng, liệt sĩ tại các nghĩa trang, đài tưởng niệm

Hà Nội: Đồng loạt thắp nến tri ân các anh hùng, liệt sĩ tại các nghĩa trang, đài tưởng niệm

Thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, tối nay (26/7), tại 269 nghĩa trang, khu tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ trên địa bàn thành phố Hà Nội đã trang trọng diễn ra Lễ thắp nến tri ân.
Xã Hòa Phú: Gặp mặt người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Xã Hòa Phú: Gặp mặt người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), xã Hòa Phú vừa tổ chức Hội nghị gặp mặt người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu trên địa bàn xã.
Sức lan tỏa mạnh mẽ từ cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc

Sức lan tỏa mạnh mẽ từ cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2025 đã khẳng định những giá trị tốt đẹp của văn hóa đọc trong cộng đồng. Cuộc thi đã khơi dậy niềm đam mê đọc sách, lan tỏa trí thức, tình yêu đọc sách trong mọi tầng lớp, đặc biệt là các bạn trẻ Thủ đô, thúc đẩy phong trào đọc sách, góp phần phát triển văn hóa đọc và xây dựng một xã hội học tập.
Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Ngày 27/7 hằng năm, Ngày Thương binh - Liệt sĩ là dịp thiêng liêng để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và những người đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.
Chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng tại xã Phúc Thọ

Chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng tại xã Phúc Thọ

Thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Phúc Thọ đã tổ chức chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng.
Xem thêm
Phiên bản di động