Khi bị tai nạn giao thông phải xử lý thế nào cho đúng luật
Hà Nội đặt mục tiêu giảm tai nạn và ùn tắc giao thông Nhân viên xe buýt giúp người bị tai nạn giao thông Tai nạn giao thông tại Đồng Nai giảm sâu sau hơn một tháng thực hiện Nghị định 168 |
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 ngày 27/6/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 có 9 chương, 89 điều.
Đáng chú ý, tại Chương VII (Giải quyết tai nạn giao thông đường bộ) gồm 6 điều, từ Điều 80 đến Điều 85, quy định về trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ; Phát hiện, tiếp nhận, xử lý tin báo tai nạn giao thông đường bộ; Cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ; Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ; Thống kê tai nạn giao thông đường bộ; Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ.
Trong đó, Luật quy định về trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông, người liên quan và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ. Việc phát hiện, tiếp nhận, xử lý tin báo tai nạn giao thông đường bộ; cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ; nguyên tắc và trình tự điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ.
![]() |
Khi xảy ra tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn có trách nhiệm dừng ngay phương tiện, cảnh báo nguy hiểm, giữ nguyên hiện trường, trợ giúp người bị nạn và báo tin cho cơ quan chức năng. |
Quy định cụ thể về thống kê tai nạn giao thông đường bộ và Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, được hình thành ở trung ương để huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ.
Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ được chi cho các hoạt động: Hỗ trợ nạn nhân, gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông đường bộ gây ra; tổ chức, cá nhân giúp đỡ, cứu chữa, đưa người bị tai nạn giao thông đường bộ đi cấp cứu; hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân tham gia tuyên truyền giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ mà không được Nhà nước bảo đảm kinh phí.
Cụ thể, căn cứ Điều 80 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ như sau: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm dừng ngay phương tiện, cảnh báo nguy hiểm, giữ nguyên hiện trường, trợ giúp người bị nạn và báo tin cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
Ở lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ cho đến khi người của cơ quan Công an đến, trừ trường hợp phải đi cấp cứu, đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc xét thấy bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe nhưng phải đến trình báo ngay cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất; Cung cấp thông tin xác định danh tính về bản thân, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ và thông tin liên quan của vụ tai nạn giao thông đường bộ cho cơ quan có thẩm quyền.
Người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm: Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn; Báo tin ngay cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất; Tham gia bảo vệ hiện trường; Tham gia bảo vệ tài sản của người bị nạn; Cung cấp thông tin liên quan về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Luật cũng quy định rõ, chỉ được sử dụng phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ để đưa nạn nhân đi cấp cứu trong trường hợp không có phương tiện nào khác nhưng phải xác định vị trí phương tiện, vị trí nạn nhân tại hiện trường, không được làm thay đổi, mất dấu vết liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ. Trường hợp có người chết phải giữ nguyên hiện trường và che đậy thi thể.
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm chở người bị thương đi cấp cứu. Xe ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao không bắt buộc thực hiện quy định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Bão Wipha tăng lên cấp 12 giật cấp 15, cách Quảng Ninh 630 km

Cảnh báo dông lốc khu vực phía Nam thành phố Hà Nội chiều tối ngày 20/7

Thị trường du lịch dịp 2/9: Nhiều tour “cháy” sớm, giá cả ổn định

Giăng “bẫy” việc làm, mặt tối của thị trường lao động số

Xu hướng mới định hình thị trường bất động sản

Hà Tĩnh, Nghệ An nhanh chóng cứu hộ các tàu thuyền bị chìm

Nghệ An kêu gọi tàu cá khẩn trương vào bờ tránh bão số 3
Tin khác

Chưa quyết định hỗ trợ 3 triệu đồng để chuyển đổi xe máy xăng sang xe máy điện ở Hà Nội
Giao thông 19/07/2025 17:01

Hà Nội chỉ đạo khẩn trương triển khai các dự án đường sắt đô thị khởi công năm 2025
Giao thông 19/07/2025 16:57

Ráp nối, điều chỉnh quy hoạch của TP.HCM hợp nhất
Giao thông 19/07/2025 16:56

Sợ trượt, rất nhiều thí sinh xin lùi lịch thi giấy phép lái xe
Giao thông 19/07/2025 14:17

TP.HCM: Khẩn trương giải quyết hồ sơ sát hạch lái xe cho người dân
Giao thông 19/07/2025 12:54

Hà Nội lấy ý kiến cộng đồng về phương án tuyến đường sắt đô thị số 5
Giao thông 18/07/2025 20:21

Tiến độ khởi công 2 tuyến metro của Hà Nội trong năm 2025
Giao thông 18/07/2025 20:21

Các tỉnh Bắc Trung Bộ sẽ xây hơn 100 khu tái định cư phục vụ đường sắt tốc độ cao
Giao thông 18/07/2025 18:51

Hà Nội: Cán bộ, công chức, viên chức phải nêu gương chấp hành pháp luật về giao thông
Giao thông 18/07/2025 18:20

Hà Nội đối mặt “bài toán xe cũ”: 70% xe máy đang lưu hành đã xuống cấp
Giao thông 18/07/2025 18:20