--> -->

Khám sức khỏe định kỳ: Nhiều người lao động sản xuất rau, hoa còn thiệt thòi

Nhiều người lao động (NLĐ) sản xuất rau, hoa thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật…; tuy nhiên, ở nhiều nơi, NLĐ còn bị thiệt thòi, chưa được khám sức khỏe định kỳ theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015.
Khám sức khỏe miễn phí cho 1.200 người có công, đoàn viên, công nhân, viên chức lao động Chú trọng giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với lao động nữ
Tại một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất rau, hoa nhỏ lẻ, NLĐ lao động làm việc ở đây tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATVSLĐ, bệnh nghề nghiệp. Ảnh: ĐỨC THIỆM
Tại một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất rau, hoa nhỏ lẻ, NLĐ làm việc ở đây tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATVSLĐ, bệnh nghề nghiệp. Ảnh: Đức Thiệm.

Còn nhiều nơi NLĐ bị thiệt thòi

Ông Đinh Quốc Huy, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Sản xuất Bejo Việt Nam tại thôn Tân Tiến, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng cho biết, đơn vị sản xuất hạt giống rau ứng dụng công nghệ cao, NLĐ ở đây làm việc trong môi trường thoáng mát, an toàn và được khám sức khỏe định kỳ theo quy định tại Luật ATVSLĐ năm 2015, từ đó phòng tránh được bệnh nghề nghiệp.

Theo ông Huy, để có được điều này cần phát huy vai trò của Công đoàn cơ sở (CĐCS). Như ông Huy là thành viên Hội đồng ATVSLĐ, các ủy viên ban chấp hành, tổ trưởng tổ công đoàn đều là an toàn vệ sinh viên nên thuận lợi trong tham gia ý kiến, đề xuất, thương lượng kịp thời để doanh nghiệp có những chính sách đảm bảo sức khỏe cho NLĐ tốt hơn so với quy định pháp luật.

“Hằng năm, CĐCS đề xuất Công ty hợp đồng với cơ sở y tế đến tận nơi để khám sức khỏe cho 100% NLĐ. Ngoài chế độ khám theo quy định của Bộ Y tế, NLĐ còn được khám chuyên sâu như: siêu âm, nội soi, điện tâm đồ; tầm soát ung thư; khám phụ khoa; các bệnh về hô hấp, da liễu, nấm…”, ông Đinh Quốc Huy nói.

Ở nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, NLĐ được làm việc trong môi trường đảm bảo ATVSLĐ. Ảnh: ĐỨC THIỆM
Ở nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, NLĐ được làm việc trong môi trường đảm bảo ATVSLĐ. Ảnh: Đức Thiệm.

Vẫn biết khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ là quy định bắt buộc đối với người sử dụng lao động (NSDLĐ), song trong thực tế còn không ít NLĐ, nhất là NLĐ làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trang trại nhỏ, chưa có tổ chức Công đoàn và lao động tự do… chưa được hưởng quyền lợi từ quy định này.

Đơn cử như chị Nguyễn Thị Lan hiện đang làm việc trong một trang trại mini phục vụ khách du lịch tại Phường 7, thành phố Đà Lạt chia sẻ, công việc hằng ngày của chị là trồng và chăm sóc hoa. Mới nghe qua tưởng chừng công việc này rất nhẹ nhàng, nhưng khi bắt tay vào làm mới thấy không hề đơn giản. Bởi hằng ngày những NLĐ như chị thường phải thức khuya, dậy sớm để chuẩn bị trước và dọn dẹp cuối mỗi ngày, thời tiết lạnh nên hay bị đau xương, khớp.

Cùng với đó, ở công đoạn ươm cây, xử lý giá thể trồng cây, hoa phải tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, hóa chất… nguy cơ bị sướt sát tay chân, lâu ngày cũng tạo môi trường thuận lợi cho bệnh mấm da phát triển gây ngứa, mẩn da tay.

“Chúng tôi thường làm việc ở mỗi nơi trong thời gian ngắn, cũng không có hợp đồng lao động nên không được khám sức khỏe định kỳ. Khi thấy mình bị đau xương khớp hay trầy sướt, ngứa tay chân thì xin nghỉ để đi khám bệnh; cũng có ông chủ tốt bụng thì cho ít tiền thuốc men” - chị Nguyễn Thị Lan trải lòng.

Hay anh Đinh Văn Cam, một người lao động tự do ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng thì cho biết, quê anh ở Thái Bình vào vùng đất trồng rau, hoa này tìm việc làm. Ại gọi gì anh làm nấy, nhưng chủ yếu là phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cho rau, hoa cả trong nhà kính, nhà lưới và ngoài tự nhiên.

“Công việc của những người như tôi chủ yếu làm vào thời gian buổi trưa, thường thì từ khoảng 9 giờ đến 15 giờ. Mình cũng có ủng, găng tay và mặt nạ chống độc để phòng nhiễm bệnh nhưng không thể tránh hết được, bởi hầu như ngày nào cũng làm công việc đó.

Trái gió, trở trời thường bị ho, khó thở và mỏi xương khớp, khi ấy mới mua thuốc uống chứ có khám sức khỏe định kỳ gì đâu” - anh Đinh Văn Cam bộc bạch.

Ở nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, NLĐ được làm việc trong môi trường đảm bảo ATVSLĐ. Ảnh: ĐỨC THIỆM
Ở nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, NLĐ được làm việc trong môi trường đảm bảo ATVSLĐ. Ảnh: Đức Thiệm.

Để quy định pháp luật vào đời sống

Ông Võ Ngọc Hải, Trưởng phòng Việc làm và Giáo dục nghề nghiệp (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng) cho biết, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở địa phương này thu hút hàng trăm ngàn lao động tham gia.

Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đơn vị có uy tín, có thương hiệu sản phẩm thì chấp hành khá tốt quy định về khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ.

NLĐ Công ty CP Chế biến thực phẩm Đà Lạt tự nhiên (Đức Trọng, Lâm Đồng) được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân. Ảnh Đức Thiệm
NLĐ Công ty CP Chế biến thực phẩm Đà Lạt tự nhiên (Đức Trọng, Lâm Đồng) được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân. Ảnh Đức Thiệm.

Bên cạnh đó, tại một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, NLĐ lao động làm việc ở đây tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATVSLĐ, bệnh nghề nghiệp, nhất là các yếu tố độ ẩm, lưu thông không khí trong nhà kính; tiếp xúc với phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật… nhưng chưa được NSDLĐ tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp theo quy định.

“Cùng với công tác tuyền truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho NSDLĐ và NLĐ, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về khám sức khỏe định kỳ, bệnh nghề nghiệp cho NLĐ”, ông Võ Ngọc Hải nói.

Còn ông Phạm Văn Được, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng thì cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng vi phạm pháp luật về ATVSLĐ là do các bên không giao kết hợp đồng lao động nên không có đủ cơ sở pháp lý để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên, khi ấy thiệt thòi luôn thuộc về NLĐ.

Đồng thời, ở những nơi có CĐCS và CĐCS hoạt động hiệu quả thì công tác ATVSLĐ cũng được triển khai thực hiện nghiêm túc hơn, quyền lợi của NLĐ cũng được đảm bảo tốt hơn.

“Chúng tôi tập trung phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, chưa có tổ chức Công đoàn để phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền về đảm bảo ATVSLĐ cho NLĐ ở khu vực này”, ông Phạm Văn Được khẳng định.

Đức Thiệm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học

Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học

Khoảng 11h30 ngày 15/5, tại khu vực chùa Quán Sứ (Hà Nội), nơi đang diễn ra Đại lễ Phật đản 2025 hàng ngàn Tăng ni, Phật tử và người dân đã có cơ duyên chứng kiến một vòng hào quang sáng chói bao quanh mặt trời. Hiện tượng này đã khiến nhiều người không khỏi hiếu kỳ...
Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ đánh giá, xem xét đề xuất làm đường sắt tốc độ cao của Vinspeed

Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ đánh giá, xem xét đề xuất làm đường sắt tốc độ cao của Vinspeed

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp ngày 12/5 liên quan đến đề xuất đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam do Công ty CP Vinspeed đăng ký đầu tư.
Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Chiều 15/5, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945-19/8/2025), 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005-19/8/2025) của Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về các hoạt động kỷ niệm.
Thắp lửa thi đua trong lao động sản xuất từ phong trào “Công nhân giỏi”

Thắp lửa thi đua trong lao động sản xuất từ phong trào “Công nhân giỏi”

Trong những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Công nhân giỏi”, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất lao động, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong đội ngũ công nhân, người lao động. Phong trào không chỉ khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sáng tạo mà còn tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
“Quà tháng 5 dâng Người": Lắng đọng và giàu cảm xúc

“Quà tháng 5 dâng Người": Lắng đọng và giàu cảm xúc

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người" khắc họa hành trình cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cao cả của Bác Hồ thông qua nghệ thuật.
Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Hiểu rõ sức khỏe là “vốn quý”, góp phần quan trọng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo, đảm bảo quyền lợi cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Đặc biệt, là tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện ung thư sớm miễn phí cho người lao động.
Hội Luật gia thành phố Hà Nội góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Hội Luật gia thành phố Hà Nội góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Ngày 15/5, Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị góp ý vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Hội Luật gia các quận/huyện và Chi hội Luật gia trực thuộc Thành hội.

Tin khác

Đẩy mạnh chăm lo người lao động, bảo đảm ATVSLĐ trong lực lượng Công an nhân dân

Đẩy mạnh chăm lo người lao động, bảo đảm ATVSLĐ trong lực lượng Công an nhân dân

Ngày 14/5, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025 trong lực lượng Công an nhân dân (CAND). Đây là hoạt động thường niên, thiết thực hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ, công nhân lao động (CNLĐ). Tới dự Lễ phát động có ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
"Điểm danh" 100 đơn vị chậm đóng tiền bảo hiểm cho người lao động

"Điểm danh" 100 đơn vị chậm đóng tiền bảo hiểm cho người lao động

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I cho biết, theo số liệu tính đến hết 30/4/2025 (lấy ngày 7/5/2025), trên địa bàn thành phố Hà Nội có 100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động, với thời gian chậm đóng từ 6-24 tháng.
Đối tượng nào được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng?

Đối tượng nào được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng?

Khoản 2 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 quy định những đối tượng sau thuộc trường hợp được nhận trợ cấp tuất hằng tháng.
Thượng tá Công an bị thương, khâu 6 mũi trong vụ cháy tại đường Phúc Diễn

Thượng tá Công an bị thương, khâu 6 mũi trong vụ cháy tại đường Phúc Diễn

Trong quá trình chỉ huy chữa cháy tại khu nhà xưởng (số 860 Phúc Diễn, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Thượng tá Nguyễn Lê Cường - Phó Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), bị mảnh kính vỡ do tác động của nhiệt lượng lớn, làm bắn vào vai trái và gây thương tích.
Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Tháng 5 là tháng tri ân, tôn vinh công nhân, người lao động đang ngày đêm cống hiến cho xã hội. Và giữa muôn vàn nghề nghiệp, có một công việc đặc biệt mà ít ai để ý, nhưng lại không thể thiếu trong nhịp sống đô thị: Công nhân vệ sinh môi trường. Hãy cùng chúng tôi theo chân những người công nhân môi trường - những “người hùng áo phản quang” - để hiểu hơn về công việc, cuộc sống và cả những trăn trở phía sau lớp bụi đường họ đi qua mỗi ngày của họ nhé!
Khởi sắc thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh

Khởi sắc thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh

Kinh tế tăng trưởng ổn định, doanh nghiệp (DN) có nhiều đơn hàng, có nhu cầu mở rộng sản xuất là những yếu tố quan trọng để thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khởi sắc, đáp ứng nhu cầu phát triển của các thành phần, ngành nghề kinh tế của Thành phố.
Phản hồi của Bộ Nội vụ về xem xét điều chỉnh lương công chức, viên chức trong năm 2025

Phản hồi của Bộ Nội vụ về xem xét điều chỉnh lương công chức, viên chức trong năm 2025

Bộ Nội vụ đã có thông tin phản hồi ý kiến của người lao động liên quan đến chế độ nâng bậc lương và kéo dài thời hạn nâng bậc lương của công chức, viên chức.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội:  Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).
Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025: Kết nối thành công cung - cầu lao động

Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025: Kết nối thành công cung - cầu lao động

Với hàng ngàn chỉ tiêu tuyển dụng để người lao động có thể dễ dàng lựa chọn vị trí việc làm phù hợp, và ngược lại với sự tham gia tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh cũng như ứng tuyển của hàng ngàn người lao động, học sinh, sinh viên… tạo cơ hội cho nhà tuyển dụng lựa chọn được những ứng viên tiềm năng, Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025 đã thực sự trở thành cầu nối để cung - cầu lao động gặp nhau.
Gắn kết trường nghề, doanh nghiệp và thị trường lao động

Gắn kết trường nghề, doanh nghiệp và thị trường lao động

Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 đã tạo cầu nối hiệu quả giữa các cơ sở GDNN với doanh nghiệp và thị trường lao động; đẩy mạnh tuyên truyền tới học sinh về định hướng nghề nghiệp, tiếp cận cơ hội học tập và việc làm phù hợp…
Xem thêm
Phiên bản di động