--> -->
Dự thảo Luật Phòng không nhân dân:

Khái niệm “Tàu bay không người lái” bao quát cả những thiết bị tương lai

Qua nghiên cứu các khái niệm của một số nước và quy định tại Công ước về Hàng không dân dụng năm 1944 (sử dụng thống nhất cụm từ “Tàu bay không người lái” - Điều 8 Công ước), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý lại khái niệm “Tàu bay không người lái” bảo đảm phù hợp, đầy đủ, bao quát đối với cả những thiết bị bay khác không người lái có thể có trong tương lai như taxi bay, motor bay.
Tháo gỡ vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách Tăng cường phân cấp, ủy quyền để địa phương "đủ thẩm quyền" triển khai các dự án Giải phóng mặt bằng, tái định cư luôn là vấn đề khó của dự án đầu tư công

Chiều 30/10, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng không nhân dân.

 Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp. (Ảnh: QH)

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng không nhân dân, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Phòng không nhân dân. Dự thảo Luật Phòng không nhân dân sau khi tiếp thu, chỉnh lý có 8 chương với 55 điều, đã thể chế đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, qua quá trình thảo luận, một số ý kiến đề nghị giải thích khái niệm “Tàu bay không người lái” cho đầy đủ hơn và tham khảo kinh nghiệm quốc tế để hoàn thiện khái niệm, có tính bao quát đối với cả taxi bay, motor bay để thuận lợi trong tổ chức thực hiện.

Trên cơ sở ý kiến này, qua nghiên cứu các khái niệm của một số nước và quy định tại Công ước về Hàng không dân dụng năm 1944 (sử dụng thống nhất cụm từ “Tàu bay không người lái” - Điều 8 Công ước), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý lại khái niệm này bảo đảm phù hợp, đầy đủ, bao quát đối với cả những thiết bị bay khác không người lái có thể có trong tương lai như taxi bay, motor bay.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng không nhân dân.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng không nhân dân. (Ảnh: QH)

Đáng chú ý, về nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập tàu bay không người lái, phương tiện bay khác (Điều 26), có ý kiến đề nghị quy định chỉ Bộ Quốc phòng và Bộ Công an được cấp phép sản xuất, nhập khẩu... để bảo đảm quản lý, kể cả vùng trời và khu vực an ninh; cũng có ý kiến khác đề nghị rà soát quy định bảo đảm thống nhất với pháp luật về nhập khẩu, xuất khẩu, tạo điều kiện phát triển tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ.

Về nội dung này, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới khẳng định, quy định về nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất… trong dự thảo luật phù hợp với chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành, bảo đảm thống nhất với các luật chuyên ngành.

Theo đó, Bộ Công Thương quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay khác; nhưng đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do vậy cần phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý hoạt động kinh doanh tàu bay không người lái và phương tiện bay khác; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện quản lý về đăng ký, cấp phép bay đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay khác hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vùng trời. Đối với trường hợp xuất khẩu thì không quy định phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã rà soát, bổ sung khoản 2 quy định về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu tàu bay không người lái và phương tiện bay khác trong phạm vi quản lý.

Về cấp phép bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác (Điều 29), qua thảo luận, một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay; có ý kiến đề nghị phân định thẩm quyền của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an trong đăng ký cấp phép cho các chuyến bay của tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ; giao thẩm quyền cho địa phương để quản lý thuận lợi trên từng khu vực bầu trời.

Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Nói rõ về nội dung này, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới cho biết: Khu vực cấm bay và khu vực hạn chế bay đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ được quy định tại Quyết định số 18/2020/QĐ-TTg ngày 10/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn thực hiện Luật Hàng không dân dụng và Nghị định số 36/2008/NĐ-CP về quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ. Khoản 5 Điều 29 dự thảo luật đã giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.

Trên cơ sở ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý khoản 2 Điều này, theo đó đã bổ sung quy định Bộ Quốc phòng cấp phép bay hoặc phân cấp cho đơn vị thuộc quyền cấp phép bay đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay khác.

Bộ Quốc phòng sẽ căn cứ vào loại phương tiện, độ cao, tính chất hoạt động của tàu bay không người lái và phương tiện bay khác để phân cấp thẩm quyền cấp phép bay cho Bộ tư lệnh quân khu, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh; bổ sung Bộ Công an cấp phép bay cho các chuyến bay của tàu bay không người lái và phương tiện bay khác của Bộ Công an và phải thông báo cho Bộ Quốc phòng biết để quản lý vùng trời theo quy định.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dứa dại và những ngày xanh

Dứa dại và những ngày xanh

Không ai trồng chúng. Cũng không ai gọi tên. Càng không ai có thể nhớ nổi lần đầu tiên bắt gặp một bụi dứa dại là khi nào. Vậy mà bất chợt trong ký ức, chúng hiện lên rõ ràng như thể cả thời thơ ấu đã lặng lẽ trôi qua dưới những tán lá gai góc của loài cây chẳng ai buồn chăm bón, cũng không ai nghĩ sẽ có ngày nhớ đến.
TRỰC TUYẾN: Lễ tuyên dương 100 "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2025

TRỰC TUYẾN: Lễ tuyên dương 100 "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2025

Hòa trong không khí thi đua sôi nổi của những ngày tháng 5 lịch sử chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 - 19/5/2025) và hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025, ngày 15/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2025 nhằm tôn vinh, khen thưởng những công nhân lao động đã nỗ lực, vượt khó đạt được thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất.
Mua, bán vàng miếng SJC tại điểm trái phép sẽ bị xử phạt

Mua, bán vàng miếng SJC tại điểm trái phép sẽ bị xử phạt

Đây là thông tin được Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2 đề cập trong công văn gửi các cơ quan ban ngành trên địa bàn TP.HCM tuyên truyền quy định kinh doanh và mua bán vàng, ban hành chiều tối 14/5.
Chung kết lượt đi Shopee Cup: Công an Hà Nội bị Buriram cầm hòa 2-2 đầy tiếc nuối

Chung kết lượt đi Shopee Cup: Công an Hà Nội bị Buriram cầm hòa 2-2 đầy tiếc nuối

Trận chung kết lượt đi Shopee Cup 2024/25 giữa Công an Hà Nội (CAHN) và Buriram United diễn ra tối 14/5 tại sân Hàng Đẫy đã khép lại với tỷ số hòa 2-2, trong thế trận đôi công rực lửa đúng chất một cuộc đại chiến Đông Nam Á.
Đoàn cán bộ Công đoàn và “Công nhân giỏi Thủ đô” năm 2025 vào Lăng viếng Bác

Đoàn cán bộ Công đoàn và “Công nhân giỏi Thủ đô” năm 2025 vào Lăng viếng Bác

Trong khuôn khổ Lễ tuyên dương “Công nhân giỏi Thủ đô” năm 2025, sáng 15/5, Đoàn cán bộ Công đoàn và 100 “Công nhân giỏi Thủ đô” năm 2025 do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 - 19/5/2025) và hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025.
Bologna đánh bại AC Milan, đăng quang Coppa Italia lần đầu sau hơn 50 năm

Bologna đánh bại AC Milan, đăng quang Coppa Italia lần đầu sau hơn 50 năm

Trong trận chung kết Coppa Italia diễn ra rạng sáng ngày 15/5 tại sân Olimpico, Bologna đã tạo nên cột mốc lịch sử khi đánh bại AC Milan với tỷ số tối thiểu 1-0, qua đó giành chức vô địch Coppa Italia lần đầu tiên kể từ năm 1974. Người hùng của trận đấu là Dan Ndoye, với bàn thắng duy nhất ở phút 53, giúp đội bóng xứ Emilia khép lại hành trình kỳ diệu một cách trọn vẹn.
“Những chặng đường bụi bặm” tập 25: Nguyên phanh phui bí mật, Hậu đối mặt sự thật

“Những chặng đường bụi bặm” tập 25: Nguyên phanh phui bí mật, Hậu đối mặt sự thật

Tập 25 của “Những chặng đường bụi bặm” tiếp tục đưa khán giả đi qua nhiều cung bậc cảm xúc với những diễn biến đầy kịch tính và những bí mật được hé lộ.

Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, hệ thống giáo dục phải được đổi mới sâu rộng, tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo, STEM, ngoại ngữ, kỹ năng số và công nghệ hiện đại. Giáo dục trí tuệ cần đi đôi với giáo dục văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, sức khỏe để hình thành những cá nhân toàn diện.
Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 14/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định về làm việc từ xa sẽ là một bước đi phù hợp, thích ứng với yêu cầu mới trong quản trị nhà nước hiện đại; đề nghị phân cấp rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả và kiểm soát được tiến độ chất lượng công việc.
Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp dù ở phạm vi, quy mô nào cũng là một công việc rất hệ trọng, rất thiêng liêng.
Đại biểu đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường

Đại biểu đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường

Đại biểu Mai Văn Hải đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường sáp nhập, việc bố trí công chức chuyên môn chỉ xem xét giữ lại ở các xã không phải sáp nhập.
Đề xuất công chức, viên chức được tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Đề xuất công chức, viên chức được tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Việc ban hành Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc nhằm hoàn thiện pháp luật về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Việc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc là trực tiếp đóng góp vào sứ mệnh cao cả của tổ chức này.
Đề xuất trao thêm thẩm quyền cho Thủ tướng về dự toán ngân sách Nhà nước

Đề xuất trao thêm thẩm quyền cho Thủ tướng về dự toán ngân sách Nhà nước

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 14/5, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình dự án Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) sửa đổi.
Đã có hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đã có hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh cho rằng, việc ứng dụng công nghệ số vào lấy ý kiến Nhân dân không chỉ là bước tiến mạnh mẽ trong cải cách thủ tục hành chính, mà còn thể hiện quyết tâm xây dựng một Chính phủ điện tử phục vụ Nhân dân hiệu quả, thiết thực.
Đề nghị giữ quyền chất vấn của đại biểu HĐND với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

Đề nghị giữ quyền chất vấn của đại biểu HĐND với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị giữ lại quy định quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp.
Lấy hiệu quả hoạt động tổng thể để đánh giá doanh nghiệp nhà nước

Lấy hiệu quả hoạt động tổng thể để đánh giá doanh nghiệp nhà nước

Đánh giá doanh nghiệp nhà nước dựa trên hiệu quả hoạt động tổng thể của doanh nghiệp, có tính đến thực hiện nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh, nhiệm vụ không vì mục tiêu lợi nhuận, việc thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới và tác động của yếu tố khách quan.
Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống

Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống

Doanh nghiệp rất kỳ vọng khi thực hiện được đúng Nghị quyết 68-NQ/TW, thì kinh tế tư nhân sẽ trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.
Xem thêm
Phiên bản di động