-->

Khai mạc phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước

Sáng nay (21/7), tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội đã diễn ra chương trình khai mạc phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước, kết nối trực tuyến giữa 3 tỉnh: Hà Nội, Đồng Tháp, Quảng Nam. Dự chương trình có ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh & Xã hội (TB&XH) Hà Nội.
Cảnh báo khi tham gia “việc làm online” Nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong lĩnh vực Công nghệ thông tin - viễn thông tiếp tục tăng

Phát biểu tại phiên giao dịch việc làm, ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Giám đốc Sở Lao động TB&XH Hà Nội cho biết, tình hình kinh tế - xã hội trong những tháng đầu năm 2022 đã có những tín hiệu khởi sắc, thể hiện sức bật của các ngành kinh tế đang dần hồi phục sau Covid-19.

Ngay từ đầu năm, Thành phố tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động. Tính đến ngày 15/7/2022 toàn Thành phố đã giải quyết việc làm cho 137.326 lao động, đạt 85,8% so với kế hoạch; ước tăng 13,5 so với cùng kỳ 2021.

Khai mạc phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
Các đại biểu bấm nút khai mạc phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước, kết nối trực tuyến giữa 3 tỉnh: Hà Nội, Đồng Tháp, Quảng Nam.

Trong những năm qua đã có hơn 100.000 lượt người lao động được phái cử đi làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản theo chương trình EPS và thực tập sinh IM Japan về nước. Chương trình đã mang lại cơ hội việc làm tốt, thu nhập cao, giúp cải thiện đời sống cho người lao động góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

“Qua thời gian làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản, những người lao động này không chỉ có tay nghề cao mà còn có ưu điểm lớn là biết tiếng bản địa. Bằng kiến thức, kinh nghiệm và số vốn tích lũy được, sau khi về nước đã khởi nghiệp thành công hoặc đảm nhiệm những vị trí làm việc quan trọng trong các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, còn có nhiều lao động khác gặp khó khăn trong tìm kiếm một việc làm phù hợp để phát huy khả năng và kinh nghiệm. Do vậy việc hỗ trợ việc làm trong nước để người lao động sau khi hết thời hạn hợp đồng làm việc nói chung và ở Hàn Quốc nói riêng có thể yên tâm quay về là vô cùng quan trọng”- Phó Giám đốc Sở Lao động TB&XH Hà Nội nhấn mạnh.

Khai mạc phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
Ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Giám đốc Sở Lao động TB&XH Hà Nội phát biểu tại chương trình.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Lao động TB&XH Hà Nội, trong những năm qua, Sở Lao động TB&XH Hà Nội đã giao Trung tâm dịch vụ việc làm đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giao dịch việc làm, phỏng vấn kết nối trực tuyến online giữa các Điểm/Sàn vệ tinh trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các Sàn Giao dịch việc làm các tỉnh thành trên khắp cả nước.

Đây là cơ hội cho người lao động nói chung cũng như lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh IM Japan về nước có được cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với kinh nghiệm và trình độ tay nghề của mình, nhằm ổn định cuộc sống.

Tại chương trình, ông Đặng Huy Hồng, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi vì sự kiện đã thu hút 53 doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, gần 200 người lao động, thực tập sinh đã từng làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản về nước.

Khai mạc phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
Ông Đặng Huy Hồng, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước phát biểu tại chương trình.

Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước mong muốn thông qua phiên giao dịch việc làm các doanh nghiệp sẽ tuyển dụng được những lao động tốt đáp ứng yêu cầu công việc. Người lao động cũng tìm được công việc phù hợp. Gửi gắm tâm tư tới những lao động chuẩn bị sang Hàn Quốc làm việc, ông Hồng mong muốn người lao động sẽ chăm chỉ làm việc, trau dồi kỹ năng nghề, nâng cao trình độ tiếng Hàn, tích lũy vốn cũng như kiến thức để sau này trở về quê hương khởi nghiệp, làm giàu tại quê hương hoặc tìm được những công việc có mức thu nhập cao sau khi về nước.

Bà Kim Yoon Hye, Ủy viên Lao động và việc làm Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, trong số 16 quốc gia đang phái cử người lao động sang Hàn Quốc làm việc, Việt Nam là quốc gia có số lượng người lao động đưa sang làm việc đông nhất, khoảng 130.000 người. Quan hệ giao lưu nhân lực giữa Việt Nam và Hàn Quốc tới nay đã được 30 năm, trong quãng thời gian đó, nguồn nhân lực đi làm việc tại Hàn Quốc và trở lại Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng. Nguồn nhân lực này có tìm được công việc ổn định cuộc sống ở quê nhà cũng là một vấn đề quan trọng đặt ra.

Khai mạc phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
Bà Kim Yoon Hye, Ủy viên Lao động và việc làm Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam đánh giá cao chất lượng nguồn nhân lực sau khi từ Hàn Quốc trở về Việt Nam
Khai mạc phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
Ông Nishizawa Hidekazu, Trưởng Văn phòng IM Japan tại Việt Nam mong muốn các công ty sẽ tuyển dụng các thực tập sinh của IM Japan vì đây là nguồn nhân lực đã được đào tạo kinh nghiệm, kỹ năng khắt khe tại Nhật Bản.

Đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực sau khi từ Hàn Quốc trở về Việt Nam, bà Kim Yoon Hye bày tỏ: “Tôi đánh giá nguồn nhân lực trở về từ Hàn Quốc là nguồn nhân lực rất quý báu. Đại đa số lao động đều biết tiếng Hàn Quốc cũng như học hỏi được kỹ thuật bên Hàn Quốc trong quá trình lao động, làm việc. Thông qua phiên giao dịch việc làm hôm nay tôi cũng nghĩ rằng đây là một cơ hội tốt để các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc có thể tìm được nhân lực phù hợp với nhu cầu của công ty mình.”

Với vai trò là Ủy viên Lao động và việc làm Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, bà Kim Yoon Hye hứa sẽ hỗ trợ nhiều hơn nữa để các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng như người lao động tại Hàn Quốc trở về có nhiều phiên giao dịch việc làm, từ đó có nhiều cơ hội gặp gỡ nhau hơn nữa.

Ông Nishizawa Hidekazu, Trưởng Văn phòng IM Japan tại Việt Nam cho biết Chương trình IM Japan đã được triển khai từ 30 năm trước. Chương trình đào tạo của IM Japan thường kéo dài từ 3 - 5 năm, mặc dù thời gian không dài nhưng trong khoảng thời gian này, các lao động trẻ được học hỏi kinh nghiệm, kiến thức để áp dụng, phát huy tại quê nhà, xây dựng sự nghiệp sau khi về nước.

Khai mạc phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
Khai mạc phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
Các công ty tiến hành phỏng vấn trực tiếp, online tại phiên giao dịch để tìm kiếm nguồn nhân lực phù hợp.

“Tôi mong muốn các công ty tham gia phiên giao dịch việc làm hôm nay sẽ tham khảo và tuyển dụng thực tập sinh của IM Japan vì các thực tập sinh trong quá trình học tập tại Nhật Bản đã được học kiến thức, cách làm việc, cách suy nghĩ của người Nhật Bản. Chúng tôi nghĩ rằng những kiến thức, kinh nghiệm này sẽ được người lao động áp dụng hiệu quả vào các công ty, không chỉ có công ty Nhật”- ông Nishizawa Hidekazu nhấn mạnh.

Trong khuôn khổ chương trình, các đại biểu đã bấm nút khai mạc phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước, kết nối trực tuyến giữa 3 tỉnh: Hà Nội, Đồng Tháp, Quảng Nam. Ngay sau khi kết thúc chương trình khai mạc, các doanh nghiệp đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp, online với người lao động để tìm nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của công ty.

Tại phiên giao dịch việc làm đã có 53 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng. Trong đó, tại sàn giao dịch việc làm Hà Nội có 37 đơn vị; sàn giao dịch việc làm Quảng Nam: 07 đơn vị; sàn giao dịch việc làm Đồng Tháp: 09 đơn vị. Tổng số nhu cầu tuyển dụng trong phiên giao dịch việc làm là 10.910 vị trí.
Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyết tâm của đội bóng 5 lần tham dự Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô

Quyết tâm của đội bóng 5 lần tham dự Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô

Tham dự Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Công ty TNHH Hanwha Aero Engines được Công đoàn và Ban lãnh đạo Công ty tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhằm tiếp thêm động lực để các cầu thủ luyện tập, thi đấu với quyết tâm đạt được thành tích cao nhất tại giải đấu.
Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hiện đang tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh ở độ tuổi 35 - 46 với biểu hiện sốt cao, ho, phát ban, thậm chí suy hô hấp cấp (ARDS) phải can thiệp VV ECMO (hệ thống oxy hóa máu qua màng ngoài cơ) do bệnh sởi.
Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm”

Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm”

Ngày 17/4, phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh việc Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm, vì mất an toàn thực phẩm làm ảnh hưởng đến uy tín của Thủ đô, sức khỏe của nhân dân, cũng như chất lượng đô thị nói chung.
Giá xăng giảm gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 17/4

Giá xăng giảm gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 17/4

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều ngày 17/4, giá xăng được điều chỉnh giảm mạnh ở mức từ 351 - 384 đồng/lít tuỳ loại. Trong khi đó, giá dầu cũng được điều chỉnh giảm từ 58 - 229 đồng/lít/kg.
Tại nạn lao động tại Bình Dương khiến 3 người chết

Tại nạn lao động tại Bình Dương khiến 3 người chết

Đến chiều ngày 17/4, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương vẫn đang phong tỏa hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 3 người chết xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến về Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động

Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến về Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động

Ngày mai (18/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.

Tin khác

Tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người tham gia

Tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người tham gia

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu hằng tháng. Quy định này nhằm tạo cơ hội cho những người bắt đầu tham gia BHXH muộn hoặc tham gia không liên tục có cơ hội tích lũy đủ 15 năm đóng (thay vì 20 năm như quy định tại Luật BHXH 2014) để được hưởng lương hưu hằng tháng.
Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), để được hưởng lương hưu thì người lao động cần đáp ứng điều kiện về tuổi nghỉ hưu cũng như số năm đóng BHXH.
Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến cho dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), dự kiến được trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới đây. Tổng hợp từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ Nội vụ đã đưa ra nhiều gợi mở cho việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức của Việt Nam, trong đó có vấn đề tuổi nghỉ hưu.
Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được soạn thảo để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp sắp tới. Quá trình xây dựng dự án Luật, Bộ Nội vụ đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đưa ra nhiều khuyến nghị, gợi mở quan trọng về tuyển dụng, đào tạo, đánh giá công chức... cho Việt Nam.
Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Bộ Tư pháp vừa tổ chức thẩm định dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, với nhiều đề xuất quan trọng, chuẩn bị được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 9 sắp tới.
Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Theo Cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên từ 15 - 24 tuổi quý 1/2025 là 7,93%, so với quý trước và cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này có giảm nhưng không đáng kể.
AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

Ngày 13/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp - việc làm (AJC Open Day - Job Fair 2025) với chủ đề "Phá thạch khai hoa". Sự kiện là cơ hội để học sinh THPT tìm hiểu về các chuyên ngành đào tạo tại Học viện, đồng thời giúp sinh viên tiếp cận với các nhà tuyển dụng uy tín.
Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chi tiết về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau.
Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc

Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) thông tin, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã công bố Kế hoạch thực hiện thị thực chuyên biệt khu vực năm 2025, nhằm thu hút lao động nước ngoài đến làm việc tại các vùng có dân số giảm.
3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

Thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 54.131 người lao động, đạt 32,03% kế hoạch năm.
Xem thêm
Phiên bản di động