Khai mạc Lễ hội truyền thống Nguyên Phi Ỷ Lan
![]() | Độc đáo lễ hội rước kiệu ở Mỹ Đức, 3 năm mở hội một lần |
![]() | Khai mạc lễ hội truyền thống làng Vĩnh Ninh |
![]() | Độc đáo Lễ hội nhảy lửa của người Dao |
![]() |
Khai mạc Lễ hội truyền thống và kỷ niệm 956 năm ngày Nguyên Phi Ỷ Lan đăng quang. |
Tại lễ hội đã diễn ra nhiều hoạt động tín ngưỡng truyền thống nhằm tưởng niệm Nguyên Phi Ỷ Lan - Hoàng Thái Hậu, người phụ nữ có tài kinh bang tế thế trong lịch sử dân tộc. Lễ hội truyền thống Nguyên Phi Ỷ Lan được xem là một trong những lễ hội văn hóa quan trọng của huyện Gia Lâm nói chung và xã Dương Xá nói riêng.
Nguyên phi Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yến, cũng có sách ghi tên bà là Lê Thị Yến Loan hay Lê Thị Khiết. Bà vốn là một thôn nữ, làm ruộng, trồng dâu, nuôi tằm. Năm 1063, qua một lần về viếng thăm chùa Dâu ở Thuận Thành, vua Lý Thánh Tông có cảm tình với Thị Yến và đón vào cung, phong là Nguyên Phi Ỷ Lan.
Bà cũng là người góp phần cai quản việc nước, thu phục nhân tâm, tạo điều kiện giúp vua đánh thắng giặc Chiêm Thành năm 1069. Năm 1072, vua Lý Thánh Tông qua đời, Càn Đức lên ngôi vua mới có 7 tuổi (vua Lý Nhân Tông), bà buông rèm điều khiển việc nước, cùng Lý Đạo Thành, Lý Thường Kiệt tổ chức đánh thắng giặc Tống xâm lược vào năm 1076. Bà còn chăm lo sản xuất nông nghiệp, mở mang học hành.
Hiện có rất nhiều nơi thờ Nguyên phi Ỷ Lan, nhưng đền và chùa chính thờ Nguyên Phi Ỷ Lan được xây dựng ở Dương Xá, ngay chính trên quê hương bà. Qua nhiều lần trung tu, lần lớn nhất là vào năm 1612, nhưng đến nay vẫn giữ được vẻ nguyên sơ của nó với nét kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa nhà Lý, vừa mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc lại vừa mang giá trị nghệ thuật cao, thực sự là một công trình nghệ thuật độc đáo, quí hiếm của dân tộc.
Với hệ thống truyền thuyết về Nguyên Phi Ỷ Lan cùng những di vật cổ của thời Lý đã đưa khu di tích đền và chùa thờ Nguyên Phi Ỷ Lan ở Dương Xá, huyện Gia Lâm trở thành trung tâm văn hóa nổi bật và quan trọng trong hệ thống di tích, tưởng niệm Nguyên phi Ỷ Lan. Nơi đây không chỉ thờ phụng một danh nhân lịch sử văn hóa nổi tiếng của cả nước mà còn là điểm di tích rất đáng trân trọng của dân tộc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Kazakhstan

Cựu sinh viên kiện Đại học Kinh tế Quốc dân vì "học xong 30 năm mới được cấp bằng"

Lãnh đạo quận Tây Hồ thăm, tặng quà người có công

Công đoàn Công ty Cổ phần FECON: Đồng hành cùng người lao động trong Tháng Công nhân 2025

Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Cần bổ sung hành vi bị cấm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Xe buýt cần thay đổi thế nào để tăng sức hấp dẫn?
Tin khác

Lãnh đạo quận Tây Hồ thăm, tặng quà người có công
Nhịp sống Thủ đô 06/05/2025 21:57

Dự án Đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên phấn đấu khởi công vào ngày 19/5
Nhịp sống Thủ đô 06/05/2025 19:19

Giải phóng mặt bằng phải là nhiệm vụ “trọng điểm của trọng điểm”
Nhịp sống Thủ đô 04/05/2025 20:37

Tạo đột phá trong phát triển văn hóa, con người Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 04/05/2025 10:41

50 năm thống nhất đất nước qua lăng kính nghệ thuật
Nhịp sống Thủ đô 30/04/2025 20:43

Thủ đô rộn ràng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và Quốc tế Lao động
Nhịp sống Thủ đô 30/04/2025 20:41

Đông nghẹt người tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam dịp lễ 30/4
Nhịp sống Thủ đô 30/04/2025 20:40

Hà Nội ngợp Cờ đỏ trong ngày đại lễ 30/4 lịch sử
Nhịp sống Thủ đô 30/04/2025 14:29

Công an thành phố Hà Nội dâng dương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ trong ngày đại lễ 30/4
Nhịp sống Thủ đô 30/04/2025 10:31

Bảo đảm an ninh trật tự đón người dân vào Lăng viếng Bác
Nhịp sống Thủ đô 30/04/2025 10:30