Khai mạc đàm phán TPP tại TP. HCM
Các bên tham gia đàm phàn kỳ vọng cuộc họp lần này sẽ có tiến triển khi Mỹ - Nhật tiến gần hơn đến việc giải quyết các vấn đề song phương. Theo Japan Times, sau phiên họp này, các bộ trưởng sẽ tới Singapore tiếp tục bàn thảo trong hai ngày 19 và 20/5 để giải quyết các vấn đề từ thuế nhập khẩu, quyền sở hữu trí tuệ đến cải tổ doanh nghiệp nhà nước.
Các thành viên TPP đã không thể đạt thỏa thuận chung trong kỳ họp gần nhất hồi tháng 2 tại Singapore, do bất đồng của Mỹ và Nhật Bản về khả năng gia nhập thị trường của nhóm hàng nông nghiệp, ôtô. Đây là vấn đề lớn nhất giữa hai nước.
![]() |
Việt Nam sẽ đàm phán quyết liệt với Mỹ về mở cửa thị trường dệt may và gia dày. Ảnh: Thanh niên. |
Các quốc gia còn lại đều giữ thái độ quan sát và chờ đợi. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết cuộc đàm phán có thể có tiến triển sau khi Tokyo và Washington vượt qua bất đồng tháng trước. Thủ tướng Nhật Bản – Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ - Barrack Obama cho biết sau cuộc gặp gỡ tháng 4 tại Tokyo, họ đã “tìm ra lối đi” cho các vấn đề song phương, đánh dấu “dấu mốc quan trọng” trong TPP.
Thông tin các nước tham gia vào việc đàm phán Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã bắt đầu vòng đàm phán mới nhất tại TP HCM trước đó hoàn toàn được giữ kín. Nội dung cuộc họp và các nước tham gia đàm phán cũng không được tiết lộ cho báo giới.
Bộ Công Thương cho biết hiện Việt Nam đã đàm phán 19 phiên chính thức, nhiều phiên giữa kỳ, 4 phiên cấp Bộ trưởng. Hiện còn gần 20 lĩnh vực vẫn trong vòng đàm phán như mở cửa thị trường hàng hóa, quy tắc ứng xử, sở hữu trí tuệ, môi trường, thương mại điện tử...
TPP dự báo sẽ hình thành mô hình mới về hợp tác kinh tế khu vực, tạo thuận lợi tối đa cho thương mại và đầu tư. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh với các nền kinh tế phát triển trong TPP cũng đặt ra nhiều thách thức rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho rằng, đây vừa là động lực, vừa là sức ép để các doanh nghiệp, các ngành và nền kinh tế Việt Nam tự điều chỉnh để hoàn thiện mình. TPP sẽ giúp doanh nghiệp định hình lại chiến lược trong hoạt động sản xuất-kinh doanh trong bối cảnh đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định sẽ đàm phán quyết liệt với Mỹ về mở cửa thị trường dệt may và da giày. Theo Bộ trưởng Hoàng, khi Việt Nam mới tham gia TPP, các nước khác lo ngại Việt Nam sẽ là cản trở lớn nhất, vì "có nền kinh tế yếu kém và còn nhiều vấn đề”. Nhưng hiện nay, Việt Nam đã trở thành quốc gia có vị trí trung bình trong 12 nước TPP.
Nguồn VnE
Nên xem

Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Cả nước hiện còn hơn 8,6 triệu đoàn viên công đoàn

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Hỗ trợ dân tại các bến đò chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng
Tin khác

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng
Tài chính 21/07/2025 16:35

Hà Nội dự trữ gần 123 tỷ đồng hàng hóa để ứng phó thiên tai, bão lũ
Tiêu dùng 21/07/2025 13:01

Chứng khoán Việt sôi động chinh phục đỉnh mới
Tài chính 21/07/2025 08:38

Giá xăng dầu hôm nay (21/7): Giá dầu thế giới quay đầu tăng nhẹ
Thị trường 21/07/2025 08:18

Tỷ giá USD hôm nay (21/7): Giá USD “chợ đen” giảm nhẹ
Thị trường 21/07/2025 07:49

Giá vàng hôm nay (21/7): Vẫn duy trì ở mức cao
Thị trường 21/07/2025 07:48

Giá vàng tuần tới tăng hay giảm?
Thị trường 20/07/2025 20:57

Từ năm 2026, những trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?
Tài chính 20/07/2025 20:53

Giá xăng sẽ tiếp tục giảm trong tuần tới?
Thị trường 20/07/2025 16:34

Thị trường du lịch dịp 2/9: Nhiều tour “cháy” sớm, giá cả ổn định
Thị trường 20/07/2025 15:23